Phạm Chân DũngBến Bình đông.Con kênh đoạn nầy tên Tàu Hủ, là kênh đào.
Taybien TranHãng rượu Bình Tây
Album này chỉ có 9 hình xưa thời pháp mà thôi , nhưng mổi hình đều có điểm riêng của nó để dân Sài Gòn Xưa nhớ nó .
Nguồn FB của Ròm ==> https://www.facebook.com/namrom64/media_set?set=a.473536786173663.1073741922.100005520367350&type=3
Phạm Chân DũngBùng binh Cây Liểu xưa, giao lộ Lê Lợi- Nguyễn Huệ.
Lua CulanNơi đây từ Pháp đã gọi là Bồn Kèn, do sáng chủ nhật có Quân Nhạc trình diễn.
Phạm Chân DũngSau đó trồng mấy cây liễu mà hết còn thổi kèn.
Taybien TranTrường Đại học Sư phạm ( thời Pháp )
Taybien TranBệnh viện Đồn Đất ( Grall )
Lua Culanđây là BV Lục Quân Pháp mà dân quen miệng gọi là nhà thương GRALL.
Taybien TranNgân hàng Đông Dương
Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồng) từ thời Đông Dương (Chambre de commerce ) . Những chú thích cho hình xưa mời đọc còm để biết thêm , đó là những gì mà các anh chị nhân chứng sống của thời VNCH còn nhớ được .
Mời xem loạt hình xưa mà Ròm gom về thêm có liên quan với hình Chambre de commerce .
https://www.facebook.com/ permalink.php?story_fbid=22 19962248143868&id=17829017 38516590
Taybien TranKênh Sai gòn , thời Pháp còn gọi là Kênh Trung hoa
Phạm Chân DũngCầu Vĩnh Hội là chiếc cầu lớn đầu tiên được bắc ngang rạch Bến Nghé (xây dựng năm 1882), nối liền Bến Chương Dương với bến Vân Đồn (trên hình là cầu phía xa). Lúc này chưa có cầu quay Khánh Hội, lần lượt các bản đồ thành phố Sài Gòn các năm 1893, 1895, 1896 và 1898 cho thấy điều đó. Cầu do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes (công ty Đầu Ngựa) bỏ tiền mướn công ty xây dựng Levallois Perret (công ty Eiffel cũ) thi công, dài 128m, rộng 5,2m, lề bộ hành rộng 0,5m, xây bằng thép kiên cố. Hình dáng vòng cung của chiếc cầu giống cầu vồng (Arc-en-Ciel) nên người dân gọi tên là cầu Mống hay cầu mống Vĩnh Hội. Trước 1975, bờ rạch Bến Nghé ở dưới gầm cầu Mống phía bến Chương Dương là một nơi ấm cúng, thơ mộng cho những cặp tình nhân trẻ. Cầu Mống là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Sài Gòn, là cầu sắt thiết kế kiểu Pháp nên đậm nét phương Tây. Thành cầu uốn cong, có những khoảng trống, sơn đen, nối Q.1 và Q.4 (đất Khánh Hội xưa). Chân cầu phía Q.1 nằm chếch công viên Diên Hồng đối diện đường Công Lý. Ngay sau công viên Diên Hồng là Hội trường Diên Hồng, tức trụ sở Thượng nghị viện VNCH. Chân cầu phía Q.4 trên bến Vân Đồn nay thuộc P.12.
Phạm Chân DũngCầu Khánh Hội xuất hiện lần đầu tiên trên bản đồ năm 1900 là cầu quay mà cũng là cầu đường sắt dùng chung với đường bộ. Không biết cầu hết quay được năm nào, cũng có thể ngừng quay do về sau đã có kinh Tẻ và ổn định chức năng dành cho đường sắt. Có tài liệu nói cầu được xây dựng có thể do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes (công ty Đầu Ngựa) bỏ tiền mướn công ty xây dựng Levallois Perret (cty Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894 nên người Pháp cũng gọi tên cầu là “Pont des Messageries Maritimes” giống như cầu Vĩnh Hội. Ca dao Sài Gòn xưa từng lấy cầu nầy để làm hình tượng thề nguyền đôi lứa (chứng tỏ cầu quay được khá lâu năm):
:
Chừng nào cầu quây nọ thôi quây
Thì qua với bậu mới dứt dây cương thường
Cũng xưa như chính vùng đất Khánh Hội mà nó mang tên, cầu Khánh Hội là một phần thực thể gắn bó lâu đời với đời sống người dân Sài Gòn. Người lớn tuổi ở đây vẫn quen gọi cây cầu bằng tên gọi có khác đi đôi chút: cầu quay Khánh Hội, cho dù cây cầu quay cũ đã biến mất từ hơn nửa thế kỉ trước. Đó là một cây cầu sắt khá đẹp, thuộc thế hệ cầu sắt sớm nhất ở thành phố và tồn tại mãi cho đến khi kết thúc thời Pháp thuộc. Cầu quay Khánh Hội được thiết kế có thể tự tách rời ra rồi xoay dọc theo con rạch, giúp thuyền bè qua lại dễ dàng để giải tỏa áp lực giao thông thủy trên dòng Bến Nghé, vì đây là nơi tập trung thương thuyền từ khắp Nam kỳ Lục tỉnh về buôn bán với chợ Bến Thành và Chợ Lớn. Cầu có thể linh hoạt mở ra được, nên có thiết kế thấp hơn hẳn so với các cầu còn lại trên dòng Bến Nghé. Sau năm 1954, cầu quay Khánh Hội mới bị phá bỏ và xây mới bằng bê-tông. Người dân đôi khi vẫn gọi cây cầu bê-tông nầy là cầu Trình Minh Thế vì cầu ở đầu đường mang tên nầy. Cầu bê tông này tồn tại đến đầu thế kỉ 21 rồi mới bị phá bỏ và xây mới lại hoàn toàn trên nền cầu cũ, cao hơn nhiều so với tất cả các cầu xưa từng tồn tại ở vị trí này trước đây.
Phạm Chân DũngCầu Calmette bằng bê tông cốt sắt đã được xây cất bắc qua rạch Bến Nghé trong khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960 (có thể là cùng một thời điểm xây cất cầu Khánh Hội bê tông cốt sắt cố định, để thay thế chiếc cầu quay Khánh Hội khi xưa), hướng đi từ đường Calmette thuộc Q.1 sang đường Đoàn văn Bơ thuộc địa phận Q.4. Chân cầu phía bến Chương Dương là nơi bán đồ cũ, còn phía bên kia Vĩnh Hội, gần cầu có nhà máy sản xuất thuốc lá Bastos, một trong những thương hiệu nổi tiếng trước thập niên 70. Cầu Calmette cũ được tháo dỡ vào năm 2006 để xây dựng cầu mới. Tiền thân của nó là một chiếc cầu sắt cao cẳng lót ván cây dành cho loại xe thô sơ và người đi bộ từ bờ kinh đầu đường Bourdais để sang bên kia bờ kinh như một số hình ảnh xưa còn lại cho thấy.
Taybien TranNhà máy xay lúa Bình Đông Chợ Lớn
Phạm Chân DũngPhía sau là Hãng rượu Bình tây.
Lua CulanGiửa hình là con kênh Tàu-Hủ, phía dưới đúng là nhà máy xay Bình Đông, đối diện bên kia kênh (phía trên hình)mới là nhà máy rượu Bình Tây.
Phạm Chân DũngNhà máy rượu nằm phía sau một nhà máy xay lúa nhỏ hơn sử dụng trấu của nhà máy nầy đốt lò. Trong nhà máy còn dấu tích của đường rầy cở nhỏ để đẩy các wagon trong khuôn viên hai nhà máy.
Phạm Chân DũngCầu Máy Rượu (Passerelle May Ruơu) ở ngay phía trước hãng ruợu Bình Tây, còn gọi là cầu Hãng Rượu, có sau năm 1925. Cầu nầy là loại cầu sắt tiền chế lắp ráp dã chiến, 2 bên có mang cá, xe cộ muốn qua phải theo hai mang cá tả hữu leo lên.
Phạm Chân Dũnggần đó còn có cầu Bình Tây (Passerelle Bình Tây) có lẽ là cầu đầu tiên được bắt qua kinh Tàu Hủ, ít ra là trong vùng Chợ Lớn. Tiền thân cổ xưa nhất của cầu Bình Tây được biết đến nay là một cây cầu bằng gỗ (1888) có hai cổng đón người đi qua cầu với mái che trên cổng chỉ mang tính trang trí theo kiểu dáng Trung Hoa, lan can cầu cũng bằng gỗ. Cây cầu xưa không biết do mạnh thường quân nào hay cư dân quanh vùng hiệp lực dựng nên, hoặc do chính quyền Pháp xây cất. Những người từng biết cây cầu này ngày nay cũng không còn nữa. Chỉ biết với vài thông tin: cây cầu xưa nằm đúng tại vị trí cầu Bình Tây bộ hành cao cẳng bằng sắt sau này ở đầu đường Bình Tây trong quận 6 (còn gọi là cầu Bót Bình Tây), nối liền đường Bình Tây với đường Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quận 8, và ở phía trước chợ Bình Tây đầu tiên nằm trên bến Lê Quang Liêm nơi góc đường Bình Tây, tức góc đại lộ Đông-Tây (Võ văn Kiệt)-Bình Tây bây giờ.
Lưu ý là: bến Lê Quang Liêm đã giải tỏa sâu vào trong khoảng 40m để làm đại lộ Đông-Tây tức đường Võ văn Kiệt, do vậy góc Bến Lê Quang Liêm-Bình Tây khi trước và góc Võ văn Kiệt-Bình Tây ngày nay tuy gần nhau nhưng không phải là cùng một chỗ. Một điều nữa: chợ Bình Tây đầu tiên không liên quan gì đến Chợ Lớn Mới do Quách Đàm xây dựng năm 1930 tức chợ Bình Tây bây giờ vì cái tên Bình Tây đến năm 1956 mới được đặt chính thức cho Chợ Lớn Mới.
Năm 1923, tại vị trí Chợ Lớn Mới vẫn còn là một cái ao lớn. Gần chợ Bình Tây đầu tiên năm xưa còn có một chợ chuyên bán gà vịt nên còn gọi là chợ gà Bình Tây ở góc đường Bình Tây-Gia Phú ngày nay, rất dễ nhầm lẫn vì khá gần nhau mà cũng cùng tên là Bình Tây. Chợ Bình Tây đầu tiên dẹp bỏ từ khi nào thì không biết, nhưng phía sau vị trí đó là nhà dây thép Bình Tây (Bưu điện Bình Tây), sau 1975 là Công Đoàn Q.6. Bên hông chợ xưa có 1 con đường ngắn và nhỏ, trước 1975 là đường Vĩnh Hưng lúc nào cũng có rào chắn không cho lưu thông giống như là khu vực quân sự, ngày nay chính là con hẻm nhỏ bên cạnh trường Mầm non Rạng Đông tọa lạc ở ngay góc đường Võ văn Kiệt-Bình Tây. Khi xưa, gần cây cầu sắt cao cẳng Bình Tây có hãng Bột mì (nằm trên bến Bình Đông) có tên là Sakybomi (viết tắt từ Sài Gòn Kỹ nghệ Bột mì, in trên bao đựng bột xưa bằng vải trắng) cung cấp cho tiệm bánh và lò bánh mì trên khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, bây giờ vẫn còn với tên mới là Công ty Bột mì Bình Đông.
Phạm Chân DũngCầu Chữ U (Passerelle Chu U) xây cất trong khoảng 1893-1895, cách Công ty Bột mì một khoảng chừng 200m, nên còn gọi là cầu Bột, bắc ngang kinh Tàu Hủ, cầu sắt nhưng sàn cầu bằng “ván đóng đinh, gập ghình khó qua”, dành cho người đi bộ và xe hai bánh, đã bị phá hủy từ năm 2009. Khi xưa, đi xuống thêm chút nữa có công ty chế biến lông vịt. Qua khỏi cầu chử U bên phía bến Lê Quang Liêm (sau 1975 đổi thành Trần văn Kiểu, nay là đại lộ Võ văn Kiệt) hướng về gần rạch Lò Gốm có nhà máy rượu Bình Tây sản xuất rượu đế lớn nhất Việt Nam. Công ty được xây dựng năm 1900 và đưa vào sản xuất năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập đoàn SFDIC (Société Francaise des Distilleries de l’Indochine) Pháp. Từ ngày 9.5.2005, chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Rượu Bình Tây, thuộc Tổng công ty SABECO.
Phạm Chân DũngCoi như từ phía SG vào Chợ Lớn, cầu Bình Tây trước rồi tới cầu chữ U, cái cuối cùng là cầu Máy Rượu. Lưu ỵ́ là lúc xưa có tới hai cầu Bình Tây, một bắc trên kinh Tàu Hủ và một bắc trên kinh Hàng Bàng.
Phạm Chân DũngCầu Bình Tiên mới là cây cầu lớn dự định xây cầu từ năm 2006 để thay thế cho cầu Chữ U đã bị dỡ bỏ từ năm 2009. Chiều dài cầu 926m, băng qua đại lộ Đông-Tây, kinh Tàu Hủ, P.14-Q.8, kinh Đôi, kết nối với P.6-Q.8 hình thành cầu đường Bình Tiên song song quốc lộ 50, góp phần giải phóng lưu lượng giao thông cho cầu Nhị Thiên Đường và cầu Chà Và. Năm 2011, đã từng dự định khởi công vào ngày 9.2 nhưng rồi lại bị hoãn. Chính quyền hứa với dân từ năm này sang năm khác trong khi giao thông đi về Q.8 trong giờ cao điểm hàng ngày là cơn ác mộng. Kể từ năm 2010, Cienco 1 được chon làm chủ đầu tư tuyến đường này theo hình thức BT, nhưng đến nay đã hơn 4 năm trôi qua êm đềm, dự án trên nhiều lần công bố khởi công rồi cũng lặng lẽ tan biến như bọt nước, chẳng có một động tịnh đáng kể. Hiện chỉ thấy 2 khu đất trống ở 2 bên bờ Q.6 & Q.8 của kinh Tàu Hủ chờ sẳn dự kiến là nơi tọa lạc của hai đầu cầu. Cũng không thấy triển khai cầu sắt tạm cho xe hai bánh trong khi vẫn có mấy cây cầu sắt còn tốt để chỏng trơ trang trí bên P.15. Nhưng, cây cầu Thủ Thiêm 2 không mấy bức thiết vẫn được ưu tiên hơn. Cư dân vùng ven nơi quận 8 đang mong chờ cây cầu nầy từng ngày trong bức xúc.
Kim Larssonkể chuyện xưa hay quá, mình chĩ nhớ lúc đó nhà ở cổng sau cuả hảng rươu, đi bộ ra cỗng trước, đi qua cái cầu , đi dọc theo một cion đường đến trường tiểu học gì đó quên tên rồi, lúc đó7, 8 tuổi .....Chĩ ở đó đc hai năm thôi nhưng rất nhiểu kỷ niệm vì lúc đó cỗng sau có khu đất trống được dùng làm rạp cinê màn trời chiếu phim tài liệu cho người Bắc di cư vào Nam xem, rồi có gánh hát bội cũng đến che rạp trình diễn.....nên chiều tối nào cũng tràn ngập dân chúng vui đáo để. Cách đây hai năm có ghé thăm thì vắng tanh, chợ biuá dẹp hết, chẵng hiểu sao?
Phạm Chân DũngKhu vực đó nhiều chuyện để kể hay nói lại lắm. Nhưng ở đây thì bất tiện vì dài dòng. Nhiều chuyện rất hấp dẫn như chuyện về cầu Nhị Thiên Đường chẳng hạn. Hồn vía của SG nằm trong những hiểu biết về địa danh mà đáng tiếc người ta quy hoạch phá hủy nó đi.
Taybien TranKim Larsson ngày xưa mỗi tối thứ bảy Phòng Thông Tin có xe chiếu phim lưu động đến những tựu điểm ngoài trời , chiếu phim Thời sự hoặc Phim Tố Cộng để cho dân chúng xem.
Phạm Chân DũngCầu Malabares (Pont des Malabares, Pont de Cholon) được xây dựng năm 1884, ở cuối đường Mạc Cửu, gần phía sau chợ Trung Tâm, chợ cũ của Chợ Lớn, bắc ngang kinh Tàu Hủ nối liền Chợ Lớn với khu vực Xóm Củi, cách cầu Chà Và sau này khoảng 50m. Cũng có thể nói cầu Malabares là cây cầu Chà Và cũ, do vậy mà cầu Chà Và chỉ mới xây dựng từ năm 1931 nhưng được người ta xem như đã có hơn trăm năm tuổi.
Lưu ý thú vị : “Malabares” là cách gọi của người Pháp để chỉ những người Ấn theo đạo Hindou quê hương ở vùng bờ biển Malabare (Pondichéry, một nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ), giống như người Việt gọi người Ấn là “Chà Và” (một cách gọi nhầm lẫn với người đảo Java Nam Dương tức Indonésia ngày nay). Họ thường là tiểu thương bán vải lụa Bombay ở khu vực đầu cầu Chà Và phía Chợ Lớn và có một nhóm gọi chung là Chettys (người Việt hay gọi là “Chệt” hay “Chà Chét Ty”) là chủ các tiệm cầm đồ hay cho vay lấy lãi, khác với người Ấn đạo Sikh hay Hồi từ Pondichéry đến thường có vi trí cao trong thương trường và trong cơ quan cảnh sát. Vì thường thấy họ làm nghề lái xe ngựa cửa kiếng công cộng ở Sài Gòn nên người Việt gọi loại xe ngựa này là xe Malabar. Họ chăm sóc ngựa rất tài, có phương pháp độc đáo để dỗ ngựa, thường dùng bàn tay vỗ nhẹ vào ngựa làm như cho ngựa tin rằng họ rất ganh tị là ngựa có bộ da mà họ muốn. Họ cũng hay chăn nuôi bò, để lấy sữa bán (người xấu miệng nói sữa bò là nước cốt dừa trộn với nước lã). Ở Sài Gòn, trong những thập niên đầu thế kỷ 20, còn nhiều bò ăn cỏ ở một số lề đường công viên gần trung tâm thành phố do người Ấn nuôi. Người Malabar còn có một nghề đặc biệt nữa là đổi tiền. Một đồng Đông Dương (piastre) theo giá chính phủ đổi là 5,55 francs, nhưng họ đổi được giá cao hơn là 5,65 francs và đôi khi đổi lên đến 6 francs. Chủ yếu là đổi cho người Hoa ở Chợ Lớn vì người Hoa thường cần một số lượng lớn tiền Đông Dương để có thể thu mua gạo nhiều từ các tỉnh. Họ còn hay làm nghề gác dan (gác cổng, bảo vệ) và cũng thường được tuyển dụng làm cảnh sát cấp thấp (lính mã tà - matas). Cộng đồng người Malabars là cộng đồng cần lao và rất cần kiệm, tiền kiếm được thường cất giấu và không ăn xài xuất ra nữa. Thể lực của họ rất tốt, dáng cao khỏe và thon, thường đeo đồ trang trí bằng vàng thật ở cổ, cổ tay, cổ chân, với họ đồ trang trí giả hay khác vàng là bị cấm. Về sau, người Việt cũng gọi “lây” qua người Hoa là “chú Chệt”, còn người Ấn nói chung vẫn là người Chà Và.
Cầu cũ thì gọi là Malabar, cầu mới thì gọi là Chà Và, thật là ngộ nghĩnh. Đầu cầu bên Xóm Củi dẫn vào đường Cần Giuộc. Cầu nầy có kiểu dáng tựa như cầu Mống Vĩnh Hội, không cần nói cũng biết công ty nào đã lãnh phần xây cất. Cũng có lẽ đã bị tháo dỡ ngay sau khi có cầu Chà Và vào đầu thập niên 1930.
Còn nhiều mời xem thêm bên FB https://www.facebook.com/photo.php?fbid=473536879506987&set=a.473536786173663.1073741922.100005520367350&type=3&theater
Taybien TranKhách sạn Majestic
Phạm Chân DũngDo Tài sản của gia đình chú Hỏa xây dựng.
Taybien TranHãng rượu Bình Tây
Album này chỉ có 9 hình xưa thời pháp mà thôi , nhưng mổi hình đều có điểm riêng của nó để dân Sài Gòn Xưa nhớ nó .
Nguồn FB của Ròm ==> https://www.facebook.com/namrom64/media_set?set=a.473536786173663.1073741922.100005520367350&type=3
Phạm Chân DũngBùng binh Cây Liểu xưa, giao lộ Lê Lợi- Nguyễn Huệ.
Lua CulanNơi đây từ Pháp đã gọi là Bồn Kèn, do sáng chủ nhật có Quân Nhạc trình diễn.
Phạm Chân DũngSau đó trồng mấy cây liễu mà hết còn thổi kèn.
Taybien TranTrường Đại học Sư phạm ( thời Pháp )
Taybien TranBệnh viện Đồn Đất ( Grall )
Lua Culanđây là BV Lục Quân Pháp mà dân quen miệng gọi là nhà thương GRALL.
Taybien TranNgân hàng Đông Dương
Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồng) từ thời Đông Dương (Chambre de commerce ) . Những chú thích cho hình xưa mời đọc còm để biết thêm , đó là những gì mà các anh chị nhân chứng sống của thời VNCH còn nhớ được .
Mời xem loạt hình xưa mà Ròm gom về thêm có liên quan với hình Chambre de commerce .
https://www.facebook.com/
Taybien TranKênh Sai gòn , thời Pháp còn gọi là Kênh Trung hoa
Phạm Chân DũngCầu Vĩnh Hội là chiếc cầu lớn đầu tiên được bắc ngang rạch Bến Nghé (xây dựng năm 1882), nối liền Bến Chương Dương với bến Vân Đồn (trên hình là cầu phía xa). Lúc này chưa có cầu quay Khánh Hội, lần lượt các bản đồ thành phố Sài Gòn các năm 1893, 1895, 1896 và 1898 cho thấy điều đó. Cầu do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes (công ty Đầu Ngựa) bỏ tiền mướn công ty xây dựng Levallois Perret (công ty Eiffel cũ) thi công, dài 128m, rộng 5,2m, lề bộ hành rộng 0,5m, xây bằng thép kiên cố. Hình dáng vòng cung của chiếc cầu giống cầu vồng (Arc-en-Ciel) nên người dân gọi tên là cầu Mống hay cầu mống Vĩnh Hội. Trước 1975, bờ rạch Bến Nghé ở dưới gầm cầu Mống phía bến Chương Dương là một nơi ấm cúng, thơ mộng cho những cặp tình nhân trẻ. Cầu Mống là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Sài Gòn, là cầu sắt thiết kế kiểu Pháp nên đậm nét phương Tây. Thành cầu uốn cong, có những khoảng trống, sơn đen, nối Q.1 và Q.4 (đất Khánh Hội xưa). Chân cầu phía Q.1 nằm chếch công viên Diên Hồng đối diện đường Công Lý. Ngay sau công viên Diên Hồng là Hội trường Diên Hồng, tức trụ sở Thượng nghị viện VNCH. Chân cầu phía Q.4 trên bến Vân Đồn nay thuộc P.12.
Phạm Chân DũngCầu Khánh Hội xuất hiện lần đầu tiên trên bản đồ năm 1900 là cầu quay mà cũng là cầu đường sắt dùng chung với đường bộ. Không biết cầu hết quay được năm nào, cũng có thể ngừng quay do về sau đã có kinh Tẻ và ổn định chức năng dành cho đường sắt. Có tài liệu nói cầu được xây dựng có thể do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes (công ty Đầu Ngựa) bỏ tiền mướn công ty xây dựng Levallois Perret (cty Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894 nên người Pháp cũng gọi tên cầu là “Pont des Messageries Maritimes” giống như cầu Vĩnh Hội. Ca dao Sài Gòn xưa từng lấy cầu nầy để làm hình tượng thề nguyền đôi lứa (chứng tỏ cầu quay được khá lâu năm):
:
Chừng nào cầu quây nọ thôi quây
Thì qua với bậu mới dứt dây cương thường
Cũng xưa như chính vùng đất Khánh Hội mà nó mang tên, cầu Khánh Hội là một phần thực thể gắn bó lâu đời với đời sống người dân Sài Gòn. Người lớn tuổi ở đây vẫn quen gọi cây cầu bằng tên gọi có khác đi đôi chút: cầu quay Khánh Hội, cho dù cây cầu quay cũ đã biến mất từ hơn nửa thế kỉ trước. Đó là một cây cầu sắt khá đẹp, thuộc thế hệ cầu sắt sớm nhất ở thành phố và tồn tại mãi cho đến khi kết thúc thời Pháp thuộc. Cầu quay Khánh Hội được thiết kế có thể tự tách rời ra rồi xoay dọc theo con rạch, giúp thuyền bè qua lại dễ dàng để giải tỏa áp lực giao thông thủy trên dòng Bến Nghé, vì đây là nơi tập trung thương thuyền từ khắp Nam kỳ Lục tỉnh về buôn bán với chợ Bến Thành và Chợ Lớn. Cầu có thể linh hoạt mở ra được, nên có thiết kế thấp hơn hẳn so với các cầu còn lại trên dòng Bến Nghé. Sau năm 1954, cầu quay Khánh Hội mới bị phá bỏ và xây mới bằng bê-tông. Người dân đôi khi vẫn gọi cây cầu bê-tông nầy là cầu Trình Minh Thế vì cầu ở đầu đường mang tên nầy. Cầu bê tông này tồn tại đến đầu thế kỉ 21 rồi mới bị phá bỏ và xây mới lại hoàn toàn trên nền cầu cũ, cao hơn nhiều so với tất cả các cầu xưa từng tồn tại ở vị trí này trước đây.
Phạm Chân DũngCầu Calmette bằng bê tông cốt sắt đã được xây cất bắc qua rạch Bến Nghé trong khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960 (có thể là cùng một thời điểm xây cất cầu Khánh Hội bê tông cốt sắt cố định, để thay thế chiếc cầu quay Khánh Hội khi xưa), hướng đi từ đường Calmette thuộc Q.1 sang đường Đoàn văn Bơ thuộc địa phận Q.4. Chân cầu phía bến Chương Dương là nơi bán đồ cũ, còn phía bên kia Vĩnh Hội, gần cầu có nhà máy sản xuất thuốc lá Bastos, một trong những thương hiệu nổi tiếng trước thập niên 70. Cầu Calmette cũ được tháo dỡ vào năm 2006 để xây dựng cầu mới. Tiền thân của nó là một chiếc cầu sắt cao cẳng lót ván cây dành cho loại xe thô sơ và người đi bộ từ bờ kinh đầu đường Bourdais để sang bên kia bờ kinh như một số hình ảnh xưa còn lại cho thấy.
Taybien TranNhà máy xay lúa Bình Đông Chợ Lớn
Phạm Chân DũngPhía sau là Hãng rượu Bình tây.
Lua CulanGiửa hình là con kênh Tàu-Hủ, phía dưới đúng là nhà máy xay Bình Đông, đối diện bên kia kênh (phía trên hình)mới là nhà máy rượu Bình Tây.
Phạm Chân DũngNhà máy rượu nằm phía sau một nhà máy xay lúa nhỏ hơn sử dụng trấu của nhà máy nầy đốt lò. Trong nhà máy còn dấu tích của đường rầy cở nhỏ để đẩy các wagon trong khuôn viên hai nhà máy.
Phạm Chân DũngCầu Máy Rượu (Passerelle May Ruơu) ở ngay phía trước hãng ruợu Bình Tây, còn gọi là cầu Hãng Rượu, có sau năm 1925. Cầu nầy là loại cầu sắt tiền chế lắp ráp dã chiến, 2 bên có mang cá, xe cộ muốn qua phải theo hai mang cá tả hữu leo lên.
Phạm Chân Dũnggần đó còn có cầu Bình Tây (Passerelle Bình Tây) có lẽ là cầu đầu tiên được bắt qua kinh Tàu Hủ, ít ra là trong vùng Chợ Lớn. Tiền thân cổ xưa nhất của cầu Bình Tây được biết đến nay là một cây cầu bằng gỗ (1888) có hai cổng đón người đi qua cầu với mái che trên cổng chỉ mang tính trang trí theo kiểu dáng Trung Hoa, lan can cầu cũng bằng gỗ. Cây cầu xưa không biết do mạnh thường quân nào hay cư dân quanh vùng hiệp lực dựng nên, hoặc do chính quyền Pháp xây cất. Những người từng biết cây cầu này ngày nay cũng không còn nữa. Chỉ biết với vài thông tin: cây cầu xưa nằm đúng tại vị trí cầu Bình Tây bộ hành cao cẳng bằng sắt sau này ở đầu đường Bình Tây trong quận 6 (còn gọi là cầu Bót Bình Tây), nối liền đường Bình Tây với đường Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quận 8, và ở phía trước chợ Bình Tây đầu tiên nằm trên bến Lê Quang Liêm nơi góc đường Bình Tây, tức góc đại lộ Đông-Tây (Võ văn Kiệt)-Bình Tây bây giờ.
Lưu ý là: bến Lê Quang Liêm đã giải tỏa sâu vào trong khoảng 40m để làm đại lộ Đông-Tây tức đường Võ văn Kiệt, do vậy góc Bến Lê Quang Liêm-Bình Tây khi trước và góc Võ văn Kiệt-Bình Tây ngày nay tuy gần nhau nhưng không phải là cùng một chỗ. Một điều nữa: chợ Bình Tây đầu tiên không liên quan gì đến Chợ Lớn Mới do Quách Đàm xây dựng năm 1930 tức chợ Bình Tây bây giờ vì cái tên Bình Tây đến năm 1956 mới được đặt chính thức cho Chợ Lớn Mới.
Năm 1923, tại vị trí Chợ Lớn Mới vẫn còn là một cái ao lớn. Gần chợ Bình Tây đầu tiên năm xưa còn có một chợ chuyên bán gà vịt nên còn gọi là chợ gà Bình Tây ở góc đường Bình Tây-Gia Phú ngày nay, rất dễ nhầm lẫn vì khá gần nhau mà cũng cùng tên là Bình Tây. Chợ Bình Tây đầu tiên dẹp bỏ từ khi nào thì không biết, nhưng phía sau vị trí đó là nhà dây thép Bình Tây (Bưu điện Bình Tây), sau 1975 là Công Đoàn Q.6. Bên hông chợ xưa có 1 con đường ngắn và nhỏ, trước 1975 là đường Vĩnh Hưng lúc nào cũng có rào chắn không cho lưu thông giống như là khu vực quân sự, ngày nay chính là con hẻm nhỏ bên cạnh trường Mầm non Rạng Đông tọa lạc ở ngay góc đường Võ văn Kiệt-Bình Tây. Khi xưa, gần cây cầu sắt cao cẳng Bình Tây có hãng Bột mì (nằm trên bến Bình Đông) có tên là Sakybomi (viết tắt từ Sài Gòn Kỹ nghệ Bột mì, in trên bao đựng bột xưa bằng vải trắng) cung cấp cho tiệm bánh và lò bánh mì trên khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, bây giờ vẫn còn với tên mới là Công ty Bột mì Bình Đông.
Phạm Chân DũngCầu Chữ U (Passerelle Chu U) xây cất trong khoảng 1893-1895, cách Công ty Bột mì một khoảng chừng 200m, nên còn gọi là cầu Bột, bắc ngang kinh Tàu Hủ, cầu sắt nhưng sàn cầu bằng “ván đóng đinh, gập ghình khó qua”, dành cho người đi bộ và xe hai bánh, đã bị phá hủy từ năm 2009. Khi xưa, đi xuống thêm chút nữa có công ty chế biến lông vịt. Qua khỏi cầu chử U bên phía bến Lê Quang Liêm (sau 1975 đổi thành Trần văn Kiểu, nay là đại lộ Võ văn Kiệt) hướng về gần rạch Lò Gốm có nhà máy rượu Bình Tây sản xuất rượu đế lớn nhất Việt Nam. Công ty được xây dựng năm 1900 và đưa vào sản xuất năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập đoàn SFDIC (Société Francaise des Distilleries de l’Indochine) Pháp. Từ ngày 9.5.2005, chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Rượu Bình Tây, thuộc Tổng công ty SABECO.
Phạm Chân DũngCoi như từ phía SG vào Chợ Lớn, cầu Bình Tây trước rồi tới cầu chữ U, cái cuối cùng là cầu Máy Rượu. Lưu ỵ́ là lúc xưa có tới hai cầu Bình Tây, một bắc trên kinh Tàu Hủ và một bắc trên kinh Hàng Bàng.
Phạm Chân DũngCầu Bình Tiên mới là cây cầu lớn dự định xây cầu từ năm 2006 để thay thế cho cầu Chữ U đã bị dỡ bỏ từ năm 2009. Chiều dài cầu 926m, băng qua đại lộ Đông-Tây, kinh Tàu Hủ, P.14-Q.8, kinh Đôi, kết nối với P.6-Q.8 hình thành cầu đường Bình Tiên song song quốc lộ 50, góp phần giải phóng lưu lượng giao thông cho cầu Nhị Thiên Đường và cầu Chà Và. Năm 2011, đã từng dự định khởi công vào ngày 9.2 nhưng rồi lại bị hoãn. Chính quyền hứa với dân từ năm này sang năm khác trong khi giao thông đi về Q.8 trong giờ cao điểm hàng ngày là cơn ác mộng. Kể từ năm 2010, Cienco 1 được chon làm chủ đầu tư tuyến đường này theo hình thức BT, nhưng đến nay đã hơn 4 năm trôi qua êm đềm, dự án trên nhiều lần công bố khởi công rồi cũng lặng lẽ tan biến như bọt nước, chẳng có một động tịnh đáng kể. Hiện chỉ thấy 2 khu đất trống ở 2 bên bờ Q.6 & Q.8 của kinh Tàu Hủ chờ sẳn dự kiến là nơi tọa lạc của hai đầu cầu. Cũng không thấy triển khai cầu sắt tạm cho xe hai bánh trong khi vẫn có mấy cây cầu sắt còn tốt để chỏng trơ trang trí bên P.15. Nhưng, cây cầu Thủ Thiêm 2 không mấy bức thiết vẫn được ưu tiên hơn. Cư dân vùng ven nơi quận 8 đang mong chờ cây cầu nầy từng ngày trong bức xúc.
Kim Larssonkể chuyện xưa hay quá, mình chĩ nhớ lúc đó nhà ở cổng sau cuả hảng rươu, đi bộ ra cỗng trước, đi qua cái cầu , đi dọc theo một cion đường đến trường tiểu học gì đó quên tên rồi, lúc đó7, 8 tuổi .....Chĩ ở đó đc hai năm thôi nhưng rất nhiểu kỷ niệm vì lúc đó cỗng sau có khu đất trống được dùng làm rạp cinê màn trời chiếu phim tài liệu cho người Bắc di cư vào Nam xem, rồi có gánh hát bội cũng đến che rạp trình diễn.....nên chiều tối nào cũng tràn ngập dân chúng vui đáo để. Cách đây hai năm có ghé thăm thì vắng tanh, chợ biuá dẹp hết, chẵng hiểu sao?
Phạm Chân DũngKhu vực đó nhiều chuyện để kể hay nói lại lắm. Nhưng ở đây thì bất tiện vì dài dòng. Nhiều chuyện rất hấp dẫn như chuyện về cầu Nhị Thiên Đường chẳng hạn. Hồn vía của SG nằm trong những hiểu biết về địa danh mà đáng tiếc người ta quy hoạch phá hủy nó đi.
Taybien TranKim Larsson ngày xưa mỗi tối thứ bảy Phòng Thông Tin có xe chiếu phim lưu động đến những tựu điểm ngoài trời , chiếu phim Thời sự hoặc Phim Tố Cộng để cho dân chúng xem.
Phạm Chân DũngCầu Malabares (Pont des Malabares, Pont de Cholon) được xây dựng năm 1884, ở cuối đường Mạc Cửu, gần phía sau chợ Trung Tâm, chợ cũ của Chợ Lớn, bắc ngang kinh Tàu Hủ nối liền Chợ Lớn với khu vực Xóm Củi, cách cầu Chà Và sau này khoảng 50m. Cũng có thể nói cầu Malabares là cây cầu Chà Và cũ, do vậy mà cầu Chà Và chỉ mới xây dựng từ năm 1931 nhưng được người ta xem như đã có hơn trăm năm tuổi.
Lưu ý thú vị : “Malabares” là cách gọi của người Pháp để chỉ những người Ấn theo đạo Hindou quê hương ở vùng bờ biển Malabare (Pondichéry, một nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ), giống như người Việt gọi người Ấn là “Chà Và” (một cách gọi nhầm lẫn với người đảo Java Nam Dương tức Indonésia ngày nay). Họ thường là tiểu thương bán vải lụa Bombay ở khu vực đầu cầu Chà Và phía Chợ Lớn và có một nhóm gọi chung là Chettys (người Việt hay gọi là “Chệt” hay “Chà Chét Ty”) là chủ các tiệm cầm đồ hay cho vay lấy lãi, khác với người Ấn đạo Sikh hay Hồi từ Pondichéry đến thường có vi trí cao trong thương trường và trong cơ quan cảnh sát. Vì thường thấy họ làm nghề lái xe ngựa cửa kiếng công cộng ở Sài Gòn nên người Việt gọi loại xe ngựa này là xe Malabar. Họ chăm sóc ngựa rất tài, có phương pháp độc đáo để dỗ ngựa, thường dùng bàn tay vỗ nhẹ vào ngựa làm như cho ngựa tin rằng họ rất ganh tị là ngựa có bộ da mà họ muốn. Họ cũng hay chăn nuôi bò, để lấy sữa bán (người xấu miệng nói sữa bò là nước cốt dừa trộn với nước lã). Ở Sài Gòn, trong những thập niên đầu thế kỷ 20, còn nhiều bò ăn cỏ ở một số lề đường công viên gần trung tâm thành phố do người Ấn nuôi. Người Malabar còn có một nghề đặc biệt nữa là đổi tiền. Một đồng Đông Dương (piastre) theo giá chính phủ đổi là 5,55 francs, nhưng họ đổi được giá cao hơn là 5,65 francs và đôi khi đổi lên đến 6 francs. Chủ yếu là đổi cho người Hoa ở Chợ Lớn vì người Hoa thường cần một số lượng lớn tiền Đông Dương để có thể thu mua gạo nhiều từ các tỉnh. Họ còn hay làm nghề gác dan (gác cổng, bảo vệ) và cũng thường được tuyển dụng làm cảnh sát cấp thấp (lính mã tà - matas). Cộng đồng người Malabars là cộng đồng cần lao và rất cần kiệm, tiền kiếm được thường cất giấu và không ăn xài xuất ra nữa. Thể lực của họ rất tốt, dáng cao khỏe và thon, thường đeo đồ trang trí bằng vàng thật ở cổ, cổ tay, cổ chân, với họ đồ trang trí giả hay khác vàng là bị cấm. Về sau, người Việt cũng gọi “lây” qua người Hoa là “chú Chệt”, còn người Ấn nói chung vẫn là người Chà Và.
Cầu cũ thì gọi là Malabar, cầu mới thì gọi là Chà Và, thật là ngộ nghĩnh. Đầu cầu bên Xóm Củi dẫn vào đường Cần Giuộc. Cầu nầy có kiểu dáng tựa như cầu Mống Vĩnh Hội, không cần nói cũng biết công ty nào đã lãnh phần xây cất. Cũng có lẽ đã bị tháo dỡ ngay sau khi có cầu Chà Và vào đầu thập niên 1930.
Còn nhiều mời xem thêm bên FB https://www.facebook.com/photo.php?fbid=473536879506987&set=a.473536786173663.1073741922.100005520367350&type=3&theater
Taybien TranKhách sạn Majestic
Phạm Chân DũngDo Tài sản của gia đình chú Hỏa xây dựng.