Quantcast
Channel: Nam Ròm
Viewing all 121 articles
Browse latest View live

Phim xưa Tổng Y Viện Cộng Hòa trước 75

$
0
0
Tổng Y Viện Cộng Hòa Sài Gòn trước 75 .



Mời xem thêm hình ảnh xưa ===> http://namrom64.blogspot.de/2013/06/hinh-xua-tong-y-vien-cong-hoa-bv-da.html

*******************************************


 


Tổng Y Viện Cộng Hòa của những ngày cuối 30-4-1975

Y tế Việt Nam Cộng hòa là hệ thống cung cấp dịch vụ y khoa công cộng của Việt Nam Cộng hòa. Cơ cấu này tồn tại trong thời gian 20 năm, từ năm 1955 đến 1975.

Tập tin:SaigonPasteurInstitute.jpg
Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn, nơi bào chế vắc-xin chích ngừa bệnh đậu mùa cho Việt Nam Cộng hòa

Bộ Y tế

Bộ Y tế có tổng trưởng đứng đầu. Bộ trực tiếp điều hành một số bệnh viện công như Bệnh viện Từ Dũ, Bình dân, Nhi đồng, Vì dân, Hùng Vương[1] ở Chợ Lớn nhưng vào cuối thập niên 1960 thì nhiều cơ sở chuyển sang quy chế tự trị.
Bộ Y tế còn có cơ sở điều trị khác như Trung tâm bài trừ ma túy ở Ngã ba Tam Hiệp, Biên Hòa.[2]

[sửa]Y tế dân sự

Dịch vụ y tế bắt đầu ở cấp . Mỗi xã có một ủy viên y tế và một nữ hộ sinh, thường gọi là "cô đỡ" trông coi và giúp đỡ sản phụ ở thôn quê. Ủy viên y tế làm việc dưới sự giám sát của Hội đồng xã.[3]
Ở cấp quận thì có Chi y tế dưới sự điều hành của cán sự y tế. Mỗi tỉnh thì có một bệnh viện thuộc Ty y tế. Trưởng ty y tế là một bác sĩ phụ trách chương trình y tế trong tỉnh. Giám đốc bệnh viện cũng là một bác sĩ y khoa. Bệnh nhân nhập viện vào các bệnh viện công cộng không phải trả tiền. Những bệnh viện công cộng lớn gồm có Bệnh viện Chợ RẫyVì DânBệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, và Bệnh viện Từ Dũ.
Tổng số bệnh viện dân sự toàn quốc vào năm 1965 là 101 cơ sở với 25.000 giường. Riêng thủ đô Sài Gòn có 11 bệnh viện công cộng cung cấp gần 5.000 giường.[4] Tính vào năm 1970 thì trên toàn quốc có hơn 570.000 ca nhập viện.[5]
Một số chuyên khoa có bệnh viện riêng như Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn (220 giường). Khoa tâm thần có ba cơ sở chính: Bệnh viện Chợ Quán ở Sài Gòn, Bệnh viện Huế, và Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài ở Biên Hòa.[4]
Nằm ngoài hệ thống của chính phủ là các phòng mạchdưỡng đường và bệnh viện tư nhân (bốn bệnh viện ở Sài Gòn với hơn 800 giường). Vào giữa thập niên 1960 Việt Nam Cộng hòa có khoảng 800 bác sĩ y khoa.[4] Bệnh viện tư lớn phải kể Bệnh viện Grall và Bệnh viện Saint Paul ở Sài Gòn, Bệnh viện Sùng Chính[6] (200 giường) ở Chợ Lớn.[7]

[sửa]Quân y

Ngoài hệ thống bệnh viện cho thường dân, vì tình hình chiến cuộc, Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống quân y viện và hệ thống tản thương. Trụ sở chính cũng là cơ sở lớn nhất là Tổng Y viện Cộng hòa ở Sài Gòn với 1.800 giường[8] trong khi ở những địa phương khác như Nha TrangQuy Nhơn cũng có bệnh viện. Tổng số bệnh viện quân y là 19 cơ sở với 9.000 giường.[4]
Ngoài cơ sở điều trị là một số trung tâm hồi lực cho những thương binh. Ở Thủ Đức có nguyên một làng cho thương phế binh định cư.[9]Con số thương binh bị cụt tay chân là khoảng 35.000 người và 31.000 người mù mắt.[10]

Cơ sở đào tạo

Ngoài hai trường đại học y khoa ở Sài Gòn và Huế đào tạo hơn 250 bác sĩ y khoa hằng năm, Việt Nam Cộng hòa có 11 trường y tá, mỗi năm cho tốt nghiệp gần 600 y tá vào thập niên 1970. Trong khi đó Trường Đại học Dược khoa Sài Gòn cung cấp 542 dược sĩ năm 1970.[11]

[Hoạt động

Chương trình y tế công cộng ở miền Nam Việt Nam gồm những dịch vụ bài lao, chống cùi, trừ muỗi để ngừa bệnh sốt rét.
Đối với sản phụ và nhi đồng thì có chương trình "Bảo trợ mẫu nhi" và chiến dịch chích ngừa các bệnh truyền nhiễm như bạch hầuuốn ván,ho gà cho các trẻ nhỏ. Viện Pasteur Sài GònNha Trang và Đà Lạt cung cấp vắc-xin bào chế ở quốc nội cho các đợt chích ngừa bệnh đậu mùa.[4]
Chính phủ còn điều hành 16 trung tâm kế hoạch gia đình hầu giúp nữ bệnh nhân tự kiểm soát sinh đẻ.[12]

http://namrom64.blogspot.de/2012/08/hinh-anh-xua-tong-y-vien-cong-hoa-co.html

Phim xưa Hà Nội trước 54

$
0
0
Có Sài Gòn trước 75 thì cũng có Hà Nội trước 54 đó nha .....
Mời xem đường phố Hà Nội trước 1954 .... trước khi csVN xuất hiện .

 

...và có Sài Gòn sau 75 thì cũng có Hà Nội 1975 ....sau khi cướp được miền Nam .
Những đoạn phim vào hời điểm 75 hổng có gì để xem ....chỉ làm buồn thêm mà thôi .... Nhưng thời điểm này có thể xem ngoài Bắc - Hà Nôi ngay thời 75 như thế nào
Hà Nội .....4 chục năm trước .
https://youtu.be/WYnz3grTaJA

 

____________
Đường phố Hà Nội thời Pháp thuộc - trước 1954
1. Rue soeur Antoine - phố Hàng Bột
2. Rue d'Autigeon (Đặng Tất)
3. Avenue Beauchamp là tên cũ phố Nguyễn Chế Nghĩa, từ dưới dốc Hàng Đào đến nhà Khai Trí Tiến Đức.
4. Avenue Général Bichot, tên cũ phố Cửa Đông
5. Avenue Brière de I'Isle, tên cũ của đường Hùng Vương


6. Rue Antoine Bonnet nay là phố Nguyễn Gia Thiều
7. Bonifacy tên cũ phố Châu Long đoạn phía bắc
8. Boulevard Gia Long (Đại Lộ Gia Long) nay gọi là Phố Bà Triệu
_d Bobillot , tên cũ phố Lê Thánh Tông thời Pháp thuộc.
10. Boulevard Carnot nay là phố Phan Đình Phùng
11. Rue Boissière phố Nguyễn Xí bây giờ
12. Rue Barona tên cũ phố Liên Trì (đoạn phía bắc)
13. Rue Général Beylié là tên cũ phố Hàng Chuối
14. Rue Bourrin, tên cũ phố Yên Ninh
15. Rue Capitaine Bruisseau, tên cũ phố Tống Duy Tân
16. Boulevard Carreau nay là phố Lý Thường Kiệt
17. Rue Berthe de Vilers là tên cũ phố Đinh Công Tráng
18. Rue Borgnis Desbordes giờ là phố Tràng Thi
19. Rue Bourret, tên cũ phố Ngõ Trạm
20. Rue Bovet tên cũ phố Yết Kiêu bây giờ
21. Rue Bernard de Beau tên cũ phố Nguyễn Chế Nghĩa
22. Rue des Cantonnais giờ là Phố Hàng Ngang
23. Cité Bảo Hưng là tên cũ ngõ Lê Văn Hưu I
24. Rue Cambanère tên cũ phố Hàng Bút
25. Phố Duvigneau nay là Bùi Thị Xuân
26. Rue Docteur Calmette sau này là phố Yersin
27. Rue Graffeuil - Phố Bích Câu thuộc đất hai thôn cũ Yên Trạch và Cát Linh
28. Rue Londe - năm 1964 đổi tên là Ngõ Hàng Bông nay gọi là Phố Cấm Chỉ
29. Place Neyret (Quảng trường Neyret) nay gọi là Vườn hoa Cửa Nam trước kia còn gọi là Bách Việt
30. Paris - Tên vườn hoa cạnh Nhà Hát lớn đặt trong thời tạm chiếm 1947-1954
31. Rue Paul Bert nay là phố Tràng Tiền thời Pháp đi từ Quảng trường Nhà Hát Lớn đến hết phố Hàng Khay.
32. Ruelle Père Lecornu (Phố Đức Cha Lecornu): giờ gọi là Ấu Triệu
33. Rue Hillaret giờ gọi là Ngõ Nguyễn Hữu Huân
34. Rue Maréchal Pétain (Thống chế Petain của nền CH thứ 3) giờ là Phố Nguyễn Hữu Huân
35. Impasse Verdun nay là ngõ Phan Huy Chú.
36. Rond point Puginier (bùng binh Puginier) - nay là Quảng trường Ba Đình
37. Rue Résident Morel (khu Morel) năm 1946 gọi là phố Mạc Đĩnh Chi nay gọi là Bà Huyện Thanh Quan
38. Rue Paul Balny là tên cũ phố Trần Nguyên Hãn
39. Rue Pottier trước có tên là Báo Khánh ở phía tây Hồ Gươm
40. Square Gambetta (ngã tư Trần Thánh Tông và Trần Hưng Đạo).
41. Rue Julien Blanc: phố phủ Doãn ngày nay
42. Route Blockhaus Nord (đường Lô Cốt Bắc) phố Phó Đức Chính ngày nay
43. Rue Paul Bert - Vườn hoa và phố ( chưa biết là ở đâu ở HN???)
44. Rue du Pont en bois - Phố Cầu Gỗ
45. Rue Riquier tức Nguyễn Du bây giờ
*****************************************************
Mời xem thêm một số phim xưa cũng như hình ảnh Ròm post bên FB
https://www.facebook.com/video.php?v=356161121244564

Trước 54 ngoài Bắc như vậy sao dân Bắc lại bỏ chạy vào miền Nam ....
https://www.facebook.com/video.php?v=1847174458755984&theater&set=vl.440079859482950

 .... và phải tạo một cuộc sống mới ....
https://www.facebook.com/video.php?v=1811454672327963&theater&set=vl.341384639402339


Cuc-Hoa LeHọ đã biết cộng sản là gì .
 ....2 thập niên sau ,họ lại phải bỏ chạy và luôn cả dân miền Nam ....
1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước, Tiếng Hát Khánh Ly
Vài đoạn phim nền lịch sử của thời 54 và 75 chen lẩn vào bài này .
 ....còn hổng chạy hay chạy hổng kịp thì nghe La Thoại Tân hát nè ....
https://www.facebook.com/video.php?v=1910883512385078&theater&set=vl.321785884688793

...hay là những ai chạy hổng kịp ,sau 75 phải "vượt biên" nghe Hùng Cường kể chuyện ...
Phần 1
https://www.facebook.com/video.php?v=229935703867107

...nghe tiếp phần 2
https://www.facebook.com/video.php?v=229948470532497&fref=nf

Di cư 1954 và biến cố 1975
https://youtu.be/a_VIVRQYKek

Hà Nội sau 75 ....vào cái thời bao cấp ,vài hình ảnh


 Hà Nội thời 78 ....hình như một chiếc Honda của Sài Gòn xưa (?) bị cướp đem ra ngoài Bắc thì phải .
https://www.youtube.com/watch?v=N1_REO3Kgm8

Tìm hình ảnh phim xưa của Hà Nội vào khoảng thời gian sau 75 tới 80 sao mà hiếm quá ..... chỉ muốn xem những gì Hà Nội có trong thời gian đó sau khi cướp được miền Nam thôi mà
Hình này chụp ra từ clip của thời 89 lận ...thấy 2 chiếc Honda ....hổng biết là mua ,lấy ,xin ,hay cướp của miền Nam đem ra Bắc ?
https://www.youtube.com/watch?v=mU1gOUOTXaI

 Những chiếc xế mà tụi nó cởi từ Bắc vô Nam là như vầy nè

 bộ đội bắc cộng thời 75 sau khi cướp được miền Nam cởi những chiếc Honda
Dang NguyenNhớ hôì sau 75 ,có anh Tập Kết về ở trong Xóm ,Mua(?) xe Honda ,chuyên chạy #1 ,xe lột Dzênh . Lúc tập chạy ,khg biết làm sao ngừng ,kêu giăng dây cản lại cho té ...Hết biết


   _____________________________________
Ngước nhìn qua xứ người ...như Đại Hàn có Nam và Bắc Hàn ...... nhìn lại xứ Đức vào cái thời trước khi bức tường Berlin xập có thằng Đông Đức và Tây Đức .
===> kết quả của sự thống nhất quốc gia như Đức và Việt Nam như thế nào ..... còn lại Đại Hàn ,nếu giả sử thống nhất .... nên để cho thằng Bắc Hàn hay thằng Nam Hàn thống nhất quốc gia vậy há ?



Hình xưa những gánh hàng rong bên lề đường Sài Gòn của một thời .

$
0
0
Tay trắng tay đen chè đậu đen nước đường cát trắng .....
Nhớ món chè đậu đen đập nước đá bỏ vô ....hổng biết nay còn có ai ăn kiểu này không há ?
Nhận hổng rỏ hổng ra được hai hình hàng rong xưa bán món gì .

( https://www.facebook.com/namrom64/posts/352536118273731?ref=notif&notif_t=like )
 Lua CulanH2 : bán sương sâm, thời này sương sáo chỉ có người tàu bán xe đẩy.

 Thêm vài hình lề đường xưa ,để đoán thử coi mấy Dì mấy Chú ,... bán món gì đây há
hihi


Ta LienBà đội khăn bán sương sa hột lựu , có thấu nước cốt dừa phía sau kìa .
 
Tuyết LêHình đầu tiên ở trên cái thau có cục nước đá , người bán cầm cái muổng dẹp hớt hớt cho vô ly ..đó là món bông cỏ hột lựu ..có ai còn nhớ món này không ?
Hột bông cỏ vò ra vô thau nước , để 1 giờ sau , bông cỏ đặc lại , khi bán thì hớt hớt từng muổng cho vô ly , cho thêm hột lựu , nước cốt dừa sống ( vắt bằng nước nóng ) thêm nước đường , và sau cùng là xịt chút dầu chuối ...món này bây giờ không còn thấy nữa
Lua Culannghe chị TL diễn tả, nhớ lại cảm giác hồi nhỏ,nhất là dầu chuối..hì hì..nhưng tui lại nhớ là thau bông cỏ vì là dể bể nên không có ai để cục nước đá trên thau hết, nước đá đập bỏ vô sau..hì..hì ..thôi gì là gì nhưng cái nào cũng thích hết.
Tuyết LêCục nước đá được kê lên cái khung cây gác lên thau bông cỏ cho hơi lạnh tỏa xuống đó anh Lua Culan ..không phải để trên bông cỏ..
Bông cỏ bán chậm sẽ bị tan chảy , nhờ hơi lạnh nước đá làm chậm sự tan chảy ..TL biết rành vì hồi xưa má TL bán món này ...
Lua CulanMà cũng lạ, bán như vậy mà cũng vệ sinh, ăn có bị đau bụng đâu. Còn bây giờ đóng gói đàng hoàng mà cũng sợ tào tháo rượt.
Tuyết LêNước cốt dừa sống phải vắt bằng nước sôi để nguội bớt , như vậy mới lâu thiu và ăn không đau bụng ..
Lua CulanCó chút thắc mắc hỏi chị Tuyết Lê, hột bông cỏ là bông gì vậy chị, hồi nào tới giờ tui cứ tưởng là xin-xa họ nấu loảng ra thôi, hay là loại rong biển như nấu sương-sáo vậy.
Tuyết LêHột bông cỏ nhỏ như hột mè nhưng hơi dài , khi vò phải cho vô cái túi vải ..một trái chuối sứ và chút xíu thạch cao phi cũng cho vô túi vải vò riêng trong thau nhỏ khác , túi bông cỏ vò trong thau lớn , khi vò bông cỏ ra nhiều chất sệt hòa trong thau nước ..vò bông cỏ ra hết chất sệt thì hòa tan thau nước chuối ( đã vò trước ) , làm đúng liều lượng thì sau 1 giờ thau bông cỏ đặc lại như sương sa ..sai liều lượng thì mang đổ đi vì nó không đặc và không thể sửa lại được ....món này khó làm nên ít người bán lắm anh Lua Culan ....
 ....
Còn nhiều comment nói về  món bông cỏ hột lựu mời xem bên FB ==> https://www.facebook.com/namrom64/posts/352536118273731?pnref=story
 
Thường thì xe sinh tố có bán những món gì nè ?
 Xe sinh tố có những món giải khát nào thấy rồi đó nha ..... chỉ cần nhắc tên gọi cho đúng thôi ...... thèng ròm nhớ món sinh tố rau má nè 
 H 4,5 :thường là rau má, mãng cầu xiêm xay..

 Cóc phải tách ra như vậy nè mới đúng điệu đó nha

Thoai Nguyenbánh tráng kẹo, mà hết rồi.
 Hình như là soài tương và chén mắm ruốc ớt
 Hí hí ...món gì cũng có
Dung Huynh  có 1 gánh sương sa chén để từng mâm 1 gánh là bánh canh thì phải

 Thèm món xôi gà mà chỉ biết chống nạnh nhìn chảy nước miếng thôi huhu hehehe
 Bán món gì mà coi tướng gánh đẹp quá vậy hehehe 
 gánh bán sương sa (rau câu)
 Bà bác này bán món gì có nắp to đậy thau kỷ vậy ?

 Mấy chị ngồi chồm hỗm bên cái nồi to đùng cạnh cột đèn xưa ...
H 13: chỉ là bún riêu, trước 75 không có canh bún.
 Chuối chiên đêy .......
 Thấy được khoai lang ,cái quặng và thùng dầu xưa ....
 Công nhận tròn vo à nha chị ....híhíhí mà thím bán hàng rong cầm tờ (tiền) bao nhiêu vậy há ?
 Ăn bận đẹp như vậy mà ngồi ghế con ăn quà vặt há chị ....hehehe 
 H17: Bì bún, gỏi cuốn.
 Đôi guốc vòng tay (vàng?) củ sắn soài .....hehehe
 Mía và ...giống cái gào mên quá vậy ...
H19: mía ghim, ổi xẽ ngâm cam thảo.
 Thấy gói như vậy là biết chè ....mà nhận hổng ra là chè gì hihi
 H20: màu vàng chắc là chè bắp hay táo xọn thôi.
 Cũng là mía ....mà nắng gắt quá há ....

Dung Huynh  có gánh bánh mì thịt và xíu mại
 Mai-Agnetha PhamChú Nam Ròm , hình 3 là xe cháo huyết , thấy có giò cháo quảy 
 H3: xe cháo huyết (xe đẩy màu da trời không mui che)



Hình xưa những chiếc Xích Lô Đạp của một thời ...

$
0
0
 Một vị họa sĩ già đã ví những chiếc xe xích lô già như những giọt lệ buồn chầm chậm lăn trên đường phố Sài Gòn. .... e rằng “giọt lệ buồn” ấy cũng đã đến hồi cạn kiệt cho những kiếp người-ngựa nản chân bon!
Xem thêm bài viết về xich lô thời nay bên Blogspot
http://namrom64a.blogspot.com/2015/03/xich-lo-sai-gon-thoi-mat-van.html

Mời xem thêm comment kể chuyện về xich lô ....bên FB của Ròm
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=359037854290224&set=a.105509452976400.1073741830.100005520367350&type=1













Xích lô Sài Gòn thời 'mạt vận'

**

Wednesday, March 18, 2015



SÀI GÒN (NV) - Xích lô Sài Gòn đã thực sự bị khai tử, hay mới chỉ trong cơn... hấp hối? Ðể có cái nhìn toàn cảnh, cần lật lại những trang hồ sơ về “thông tư, ” “nghị định” mà nhà cầm quyền đã ra liên tiếp, nhằm quyết liệt khai tử nghề xích lô ra khỏi đường phố Sài Gòn.


Xích lô đón khách đêm ở chợ Bến Thành. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Ðầu tiên, vào năm 1996, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn ra quyết định hoàn toàn cấm xích lô đạp trên 34 tuyến đường tại trung tâm Sài Gòn, thuộc quận 1.

Tới 2002, có 60 tuyến đường cấm xích lô đạp và 148 tuyến đường hạn chế lưu thông.

Tới cuối 2007, “nghị định chính phủ” quyết định “xóa sổ” xích lô vào đầu năm 2008.

Ngày 31 tháng 12 năm 2007, tại một cuộc họp khẩn cấp của thành phố, ông Lê Hiếu Ðằng (lúc đó là phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc) đã kiến nghị với chính quyền dời ngày “hành quyết” xích lô lại. Lý do vì ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người dân nghèo.

Vào thời điểm trên, theo thống kê chưa đầy đủ thì Sài Gòn có khoảng 60 ngàn chiếc xích lô đạp, và ba gác đạp.

Từ 2010 tới 2013 siết chặt những quy định về hành nghề xích lô đạp.

Xích lô phải được cấp giấy của ngành GTVT, và phải được phường sở tại cấp phép cho chở hàng hóa.

Ða số xích lô tại Sài Gòn do các “lò” sản xuất, không giấy tờ. Người hành nghề xích lô thì đa phần là dân nhập cư, hoặc dân đi kinh tế mới về.

Tình trạng xe không giấy, người không giấy, với những quy định ngặt nghèo trên dẫn tới tình trạng đa số xích lô ở Sài Gòn trở thành đồ... ve chai.


Xe xích lô chở khách ngoại quốc trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Một số ít xe còn lưu thông thì bị quy định giờ giấc nghiêm ngặt. Sáng cấm lưu thông từ 5 giờ tới 13 giờ. Chiều cấm lưu thông từ 16 giờ tới 22 giờ.

Nhưng khi đã “túng” thì con người ta phải “tính.” Nhiều người vẫn hành nghề xích lô “lậu” ở Sài Gòn. Ðó là những chiếc xích lô “mồ côi,” lặng lẽ lăn bánh trong những góc khuất của đời sống phồn hoa đô hội ở Sài Gòn.

***


Trong một quán bia hơi bình dân vùng ven Sài Gòn, chúng tôi ngồi chung bàn với một người đàn ông đã lớn tuổi, nhưng tướng tá còn khá phong độ.

Khi chúng tôi hỏi thăm công việc, người đàn ông chỉ ra cái bao bố bỏ ngoài cửa quán, nói: “Tôi làm nghề lượm ve chai.” Thấy chúng tôi tỏ ý ngạc nhiên. Người đàn ông cười buồn, cho biết trước kia ông ở khu Cầu Muối, có hai chiếc xích lô, một chiếc chạy, một chiếc cho thuê.

Ông kể với chúng tôi về ngày “khai tử” của giới xích lô là một ngày tháng 5 năm 1997, khi cấm xích lô ở quận 1. Ðời ông xuống luôn kể từ...dạo ấy.

Vợ bỏ theo trai, nhà bị giải tỏa. Ông ra đường hồi nào cũng... không hay.

Hỏi thăm cuộc sống hiện tại. Ông cho biết lượm ve chai bán cũng không được bao nhiêu tiền. Nhưng mỗi ngày ra quán quen, anh em người ta cho uống “chùa,” có người lại cho thêm chút tiền nên cũng sống... lai rai.

Một đêm trời lạnh, cuối năm. Chạy xe ngang một cổng trường đại học, gặp một ông già gầy gò, phong phanh áo mỏng, quần xà lỏn ngồi dưới ánh đèn đường. Chúng tôi ghé lại hỏi thăm.

Ông cho biết, quê Bình Dương lên Sài Gòn hành nghề đạp xích lô này đã hơn 30 năm.

Hỏi thăm người thân nơi quê nhà, ông lắc đầu, buồn bã: “Cũng chẳng còn ai!”

Hỏi có về quê ăn Tết? Ông bảo quê ông bây giờ là đường phố Sài Gòn, nhà là nơi vỉa hè còn “tạm dung” ông với chiếc xích lô đậu ngủ qua đêm.

Gặp mỗi người đi đường ghé lại, đôi mắt ông lại sáng lên: “Kêu xích lô hả? Ði đâu?” Khi người ta lắc đầu, gương mặt ông chợt buồn thiu.



Xích lô của ngành du lịch, chở du khách tại thành phố biển Vũng Tàu. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Anh T., là một trường hợp khác. Anh quê Bình Ðịnh, làm ruộng nhưng huê màu chẳng bao nhiêu. Nên giao hết việc ở quê cho vợ, rồi vô Sài Gòn hành nghề đạp xích lô.

Anh T., chạy xe cho một vựa vật liệu xây dựng. Chạy “cuốc” nào, chủ trả tiền cuốc đó. Khi hết giờ bán hàng của vựa, anh bắt mối chạy ngoài để kiếm thêm.

Anh kể, có lần có mối kêu anh chở hàng đi Củ Chi (cách Sài Gòn chừng 40 cây số), họ trả anh 400 ngàn đồng. Thế là trong đêm anh “giong” xe xích lô đạp đi Củ Chi giao hàng, chở nặng nhưng được cái ban đêm trời cũng mát. Giao hàng xong lại đạp xe ngược về Sài Gòn, chưa tới 9 giờ sáng. Ra quán quen, anh chỉ dám “tự thưởng” cho mình hai chai bia Sài Gòn ướp lạnh và một dĩa đậu phộng rang muối.

Anh khoe, đời anh cực khổ như vậy, nhưng nuôi con ăn học rất đàng hoàng. Thằng con lớn anh đang học năm thứ 4 đại học. Ngoài tiền học phí, sách vở anh còn mua xe Honda cho con đi học. Thuê nhà trọ và lo tiền cho con ăn uống đàng hoàng.


Anh nói: “Mình làm hết sức mình, để con nó không thể đổ thừa tại sống cực khổ quá mà nó học không được.” Nhưng anh cũng giao rõ với con, là ngoài 5 năm đại học, cộng với 6 tháng cho con đi xin việc làm là anh hết trách nhiệm.

Người đàn ông ngoài 40, siêng năng lanh lẹn như anh T., có lẽ cũng là những người hiếm hoi sống bằng nghề lao động cực nhọc của thời “mạt vận,” nhưng còn có niềm hy vọng nơi phía trước bởi những đứa con.

Trong khi nghề xích lô ở Sài Gòn đã tới thời “mạt,” thì mấy “lò” sản xuất xe xích lô đã nhanh nhạy sản xuất ra loại xích lô mini để “lách luật.”

Ðó là xích lô cho trẻ em và “xích lô gia đình.” Hai loại xe này kích cỡ chỉ bằng chừng 50 tới 60 % của xe xích lô thứ thiệt.

Xe trẻ em (cho con nít đạp chơi) được cho thuê với giá 30 ngàn đồng/1 giờ. Trong khi xe “xích lô gia đình” được gắn đèn chớp chóa và nhạc hiệu vui tai được cho thuê với giá 15 ngàn đồng/1 giờ. Một ông bố có thể “chất” hiền thê và hai quý tử lên xe rồi đạp xe vòng vòng quanh vùng ven Sài Gòn.

Bên ngành du lịch Sài Gòn đã từng kiến nghị xin xây dựng “mô hình” xích lô du lịch ở Sài Gòn. Nhưng không được ngành công an chấp nhận, lý do là đường phố Sài Gòn quá đông mà xe xích lô thì lại quá cồng kềnh, chậm chạp.


Theo chúng tôi tìm hiểu, thì đa phần xích lô còn đón khách ở khu vực chợ Bến Thành hiện nay đều “núp bóng” công ty du lịch. Hoặc được “bảo kê” bởi... ai đó.

Một vị họa sĩ già, có lần nói chuyện với chúng tôi đã ví những chiếc xe xích lô già như những giọt lệ buồn chầm chậm lăn trên đường phố Sài Gòn.

Nếu không có một giải pháp mới cho xích lô Sài Gòn, thì e rằng “giọt lệ buồn” ấy cũng đã đến hồi cạn kiệt cho những kiếp người-ngựa nản chân bon!

Văn Lang/Người Việt


Nguồn: nguoiviet.com

Cà phê Sài Gòn xưa

$
0
0

Cà phê Sài Gòn xưa



Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm nhận lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không? Bạn đã có đủ những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.


Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.


Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân...




Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán - những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức)- đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?

left align image
Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để... làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.

Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng... Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - Hình như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất ... Đa La. Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.



Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự - Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.
Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai ; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.

Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý. Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi... cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác Hình phạt, Zara đã nói như thế! Che Guervara, Garcia Lorca. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.

Lương Thái Sỹ - An Dân
 http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?218159-C%C3%A0-ph%C3%AA-S%C3%A0i-G%C3%B2n-x%C6%B0a





















Hình xưa , Phố của Thủ Đô miền Nam VNCH ( bài viết của thời 1957 ....)

$
0
0

Phố của thành phố

Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui. (Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)


______________


Đại lộ Hai Bà Trưng

Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.

Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội.

Vậy nên tôi đã đi khắp Sàigòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không ? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.

Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhân.

Ông Thi Sách và Hai Bà Trưng chạy song song với nhau cho tới mé nước, và không bao giờ gặp nhau cả, đó cũng là một điểm đáng buồn cho cặp vợ chồng ấy.

Ông Nguyễn Thái Học mà còn ngậm cười được vì đã gặp Cô Giang, Cô Bắc ở hai ngã ba chợ Cầu Muối, đằng nầy ông chồng Bà Trưng chỉ nghe văng vẳng tiếng bà đâu đó thôi.

Bà Sương Nguyệt Ánh cũng không bao giờ đi thăm cha được, vì bà ở xóm Bùi Chu còn cụ đồ lại qui điền mãi tận trên Tân Định.

Vị nữ anh hùng thứ nhì của ta, Bà Triệu cũng bị ta quên mất vì bà cũng ở xóm ngoại nhân, trong Chợ Lớn.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng đô thành đặt tên rất khéo, Công chúa Huyền Trân ở một căn phố buồn hiu, sau dinh Độc Lập, buồn như con đường thiên lý ngàn dặm băng rừng đưa công chúa từ Việt sang Chiêm.

Còn cái phố có nhiều tiệm mì, tiệm ăn và tửu lâu trong Chợ Lớn mà đặt tên là phố Tản Đà thì tuyệt diệu bởi vì Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa.



Chợ Bình Tây

Nếu đô thành có bất công chút ít, chẳng qua là vì quên đó thôi. Chẳng hạn như ông Phan Huy Chú được nêu danh trong Chợ Lớn mà ông Phan Huy Vịnh lại không.

Đô thành lại trọng văn nghệ lắm. Không có nhà văn, nhà thơ nào ngày xưa mà không được lấy tên đặt tên phố cả, khiến lũ văn nhân thi sĩ hậu sanh là ta đây cũng nức lòng muốn cố gắng để có thể được biệt đãi như thế về sau.

Chỉ phiền văn nhân thi sĩ của thế hệ ta đông quá, mà đường phố chỉ có hạn thôi, dễ gì tìm được một chỗ “mần”.

Có một điều đáng chú ý là họ Nguyễn chiếm đa số trong các phố Sàigòn. Dân tộc ta họ Nguyễn cũng như dân tộc Pháp họ Dupont vậy mà !



Đại lộ Nguyễn Huệ

Một người Pháp quen biết kể chuyện rằng thuở Đức chiếm đóng nước Pháp, một khi kia quân đội Đức bố ráp ở một ngoại ô nhỏ tại Ba Lê để bắt ông Dupont nào đó. Cuộc bố ráp thi hành xong thì chúng bắt được tất cả tám trăm mười bảy ông Dupont, vừa già, vừa trẻ, đó là chúng đã loại trừ những cậu Dupont oắt con ra rồi đó.

Một cựu thông ngôn nhà binh Pháp ở đây cũng kể rằng một khi kia Pháp ruồng bố ở làng nọ để bắt Nguyễn Thị Hai nào đó. Chỉ một làng ấy thôi, mà họ đã bắt đến bốn mươi tám Nguyễn Thị Hai chẳn chòi.

Vậy thì họ Nguyễn chiếm đến 55 con phố ở Sàigòn – Chợ Lớn không phải là chuyện lạ. Đó là chưa kể những bà Sương Ngyệt Ánh v.v… cũng là họ Nguyễn mà không nêu họ ra. Bà Đoàn Thị Điểm cũng có người bảo thật ra là Nguyễn Thị Điểm, và biết đâu cô Giang, cô Bắc lại không là họ Nguyễn.

Họ Nguyễn được ưu đãi như thế, còn họ Tô không biết vì sao lại ra rìa. Năm kia trên Hòa – Hưng có một con phố tên là Tô Hiến Thành. Năm nay không thấy tên phố đó nữa.

Ngoại nhân có công với dân tộc cũng được nêu danh, cho công bằng. Nhưng không hiểu ông J.J Rousseau có công trực tiếp gì với dân tộc ta. Còn ba ngoại nhân khác rất có công là Tích Quang, Nhâm Diên, và Sĩ Nhiếp lại vắng bóng.



Đường Lê Thánh Tôn

Đường Phạm Ngũ Lão

Sàigòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh cũng cong cong quèo quẹo như con phố kỳ dị ấy.

Tiếc rằng Cống Quỳnh có lẽ chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi.

Sàigòn đặc biệt vì có phố không vỉa hè, thí dụ đoạn phố Đề Thám trước dãy nhà cũ đối diện với hông nhà thờ Tin Lành.

Thật ra thì có một vỉa hè rộng độ tám tấc, nhưng đã lì xuống bằng với mặt đường, ô tô tha hồ leo lên và người đi bộ rất lắm khi phải nhảy vào nhà người ta để thoát chết.

Lại có vỉa hè mà người đi bộ không được xử dụng, thí dụ vỉa hè Cô Giang tại chợ Cầu Muối. Người đi bộ ở đoạn nầy hễ xuống đường thì bị xe cán, còn lên lề thì bị mấy chị bạn hàng đuổi, vì mấy chị mướn vỉa hè ấy có đóng tiền chỗ đàng hoàng.

Thành ra qua đoạn đường đó y như là qua cầu đoạn trường, lên lề thì đoạn tâm, còn xuống thì đoạn cẳng.

Có lắm vỉa hè công khai dùng làm ga-ra, nói công khai vì xe để trên ấy nằm đó năm nầy qua năm khác mà không sao cả. Thế nên chỉ mướn một căn phố bé nhỏ thôi mà người ta có thể mở ga-ra to là nhờ vậy.

Nói đến vỉa hè không thể không chú ý đến những vỉa hè mức độ khác nhau, khách đang đi bỗng sụp chơn suýt ngã. Ấy, nhà bên nầy xây cao một tấc năm, nhà bên kia chỉ xây một tấc thôi mà. Vì mạnh ai nấy xây vỉa hè nên vỉa hè lại mang đủ màu sắc, có quãng xanh, quãng vàng, quãng xám, và lại kiến thiết bằng đủ cả vật liệu : gạch xi-măng, xi-măng trắng, gạch thẻ, gạch Tàu, nhựa, đá ong. Sợ nhứt là vỉa hè đá ong trên đường Thủ Khoa Huân. Đá ong lổm chổm khiến bộ hành không lọi chân cũng trặc cẳng.

Nếu đô thành tự làm lấy vỉa hè rồi bắt người ta trả tiền thì tình trạng nầy đã không có.


Bình Nguyên Lộc
Nhân Loại - 1957
 Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...[1]
 http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Nguy%C3%AAn_L%E1%BB%99c




 http://www.binhnguyenloc.de/pages/TieuSu/TieuSu.html

Hình xưa minh họa cho bài " Chào Em, Sàigòn 40 " của Song Lam .

$
0
0

Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975 

 

Chào Em, Sàigòn 40

Song Lam

.......Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua gì ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.
Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ “cám ơn” hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.
Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quý vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nhìn mình ghẻ lạnh, soi mói coi mình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, họ nhìn qua cách ăn mặc để đoán xem mình có tiền nhiều hay ít… ôi cái nhìn xa lạ, dửng dưng, không có một chút tình cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi mình. Biết hỏi ai bi giờ?
....
Mời xem thêm bài viết của Song Lam , mà Ròm tình cờ thấy được đem về .
===> http://namrom64a.blogspot.de/2015/03/chao-em-saigon-40-cua-toi-oi-em-ngoai.html

Mời xem thêm hình xưa mà Ròm gom về minh họa cho bài viết của Song Lam .Tùy theo thời gian rảnh ...Ròm sẽ gom về post lên ,vô còm (comment) của Note này .
Ròm đề ba với câu ==>  


.".....Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành...."  
  Chạy vòng qua cửa Đông chợ Bến Thành xem lại coi hồi xưa như thế nào ?




Cửa Tây cửa Đông thì cũng có Bên Hông Chợ Bến Thành hehehe


Xuyên công viên để tới chợ BT ...



...gần bến xe Bus Bến Thành....





".....Con đường Lê Thánh Tôn ngày xưa đi học bằng xe đạp đôi lần dừng lại vì xe bị tuột sên....."



Đường Lê Thánh Tôn, đoạn sau chợ Bến Thành.

 Ngã tư Công Lý- Lê Thánh Tôn
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý ..... Đồng Khởi Vùng Lên mất Tự Do!

 Ngã tư Tự Do - Lê Thánh Tôn
..... Đồng Khởi Vùng Lên mất Tự Do!

 Góc Lê Thánh Tôn-Công Lý 

".....lòng vòng ngang kem Bạch Đằng, tôi ngán ngẫm chẳng thèm vào...."

 Kem Bạch Đằng ở ngã tư Lê Lợi - Pasteur
 Ngã tư Lê Lợi-Pasteur



 .....
Hôm nay nhiêu thôi nha ....còn tiếp nửa đó ,bài viết của Song Lam có nhiều địa danh Sài Gòn xưa ....siêng siêng và rảnh Ròm gom hình xưa về tiếp ... mời các bạn quay lại xem thêm .

Nhà Thương "Điên" Biên Hòa vài hình xưa

$
0
0
Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.

*********************

Một bài viết về nhà thương điên Biên Hòa Xưa đem về từ ==> http://nguoivietsw.blogspot.de/2015/02/normal-0-21-false-false-false-de-x-none.html#more

Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa

Nhà thương điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng  03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước , Quận Đức Tu , tỉnh Biên Hòa      ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975 ), cũng từng nổi trôi  thăng trầm theo vận nước , đã nhiều lần thay tên đổi họ , nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ , Dưỡng Trí Đường Biên Hòa , Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài , BV Tâm Trí Biên Hòa ,BV Tâm Thân Biên Hòa , ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ  chúng tui  và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa " .Có lẽ , người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn là cái tên chính quy chính thức , thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là cầu Mới , cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc , đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc Sỏi ,rồi chùa Con Ngựa , hẽm Cây Keo ,ngả ba Vườn Mít ... 
 Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68



 Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, quen gọi là nhà thương điên BH,
theo FB Quang Truong LeHình trên là trại 4

 Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa.
(chôm của FB  Van Phucđó hehehe )
===> http://baodongnai.com.vn/.../net-xua-bien-hoa-2370631/

 Trại chăn nuôi trong bệnh viện (năm 1950).

 Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)

 Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934)

Nhân dịp 100 năm Nhà Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ), là người  Biên Hòa , nên tui muốn viết chút ít về  NTĐBH  bằng những gì mắt thấy tai nghe ,bằng trãi nghiệm cuộc sống của chính mình , không dựa theo sử liệu , tài liệu nào hết . Có thể nói , gia đình tui ít nhiều có duyên nợ với cái NTĐBH . Như bà nội tui kể , nhà ông cố của tui ngày xưa nằm cạnh bờ suối Săn Máu , gần quốc lộ 1A ( ngay dãy phố Nhất của cư xá NTĐBH ngày nay) , vào năm 1922 ông cố tui phải nhượng lại mảnh đất nầy cho NTĐBH để  xây cư xá  và dọn  sâu vào trong ấp Bàu Hang. Nhưng đến năm 1945 , khi phe đồng minh dội bom đánh Phát Xít Nhật , nhà ông cố tui bị cháy sập , làng Bàu Hang bị xóa sổ , dân làng di tản ra xóm Miễu ( Phía trong hẽm Bách Lạc , thuộc phường Thống Nhất bây giờ ) tạm cư đến thời đệ nhất cộng hòa , làng Bàu Hang chỉ còn xót lại cái NTĐBH . Và không lâu sau ông bà cố tui mất , nội tui dọn vào cư xá NTĐBH ở và mở quán cơm , chuyên nấu cơm tháng cho những bịnh nhân nhà giàu . Rồi đến năm 1956 , sau khi được giải ngũ ba tui xin vào làm trong NTĐBH cho tới lúc về hưu . Thế là , tự nhiên tui được sinh ra là lớn lên trong cái cư xá NTĐBH , nào có được lựa chọn gì đâu , cho đến khi vừa đủ lông đủ cánh tui lại bay đi , giờ đây đang ở một phương trời xa xôi lạnh lẽo ,mà ghi lại những dòng ký ức thuở con chim non còn sống trong cái tổ ấm.
NTĐBH có một diện tích khá rộng lớn , dọc phía Đông giáp với quốc lộ 1A , có dòng suối Săn Máu chảy qua , được kè đá xanh với 4 cây cầu bắt ngang , 2 cầu sắt và 2 cầu đúc . Phía hạ nguồn có đập chắn để làm hồ Piscine ( Tiếng Tây ngày xưa thường hay dùng ) ,hai bên bờ có những bậc thềm đi xuống , cứ độ cuối tuần được ngăn nước lại cho khách thập phương về nghỉ mát. Sau này , rừng trên thượng nguồn bị tàn phá , gây ngập lụt và ô nhiễm , kè đá 2 bên bờ bị hư hỏng nặng , buộc phải phá con đập chắn đi để thông nước khi mùa lũ và coi như vĩnh biệt cái hồ Piscine.
NTĐBH được xây dựng như một công viên rộng lớn ,theo hình bàn cờ , có nhiều cây xanh và thảm cỏ mượt mà . Cả thảy  20 khoa điều trị , mà trước năm 1975 được gọi là trại , được đặt tên theo số thứ tự , chẵn dành cho Nam , lẽ dành cho Nữ .Ngoại lệ , không có trại 1 và 2 , được thay bằng trại quan sát Nữ và  Nam (Vào năm 1974 chuyển sang khu quân y,đổi tên thành trại Phượng và trại Dũng , mang tên 2 đứa con của cố bác sĩ giám đốc Tô Dương Hiệp ) ; không có trại 15 , được thay bằng trại Nhi Đồng ; không có trại 17 và 18 , được thay bằng Nông Trại Nữ và Nông Trại Nam. Đa phần các trại có hàng rào dăm bụt , mương thoát nước và lề cỏ may bao bọc . Đặc biệt trại 13 và trại 16 , được xây kiên cố như nhà tù , 1 lầu , 1 trệt , bên ngoài có tường cao giăng kẽm gai bên trên , cổng vào chật hẹp  kín bít , bên trong  trại có nhiều hàng rào song sắt . Nơi đây giam cầm bịnh án , những bịnh nhân đã từng giết người , hoặc dự tính giết người . Ngày xưa , những ai giả điên trốn lính , đưa vào đây đảm bảo hết điên ngay. Trại Nhi Đồng thì rộng rãi hơn những trại khác , có sân chơi , có cầu tuột , xích đu , bàn quay , ...( Thủơ nhỏ , bọn tui thỉnh thoảng vào chơi ké.) Ghét nhất , bịnh nhân nhi đồng thường hay khóc nhè .Nông Trại Nam và Nông Trại Nữ ( Nay gọi là khoa phục hồi chức năng ) bao gồm nhiều căn nhà nhỏ lẻ , nằm rời rạc , xung quanh có vườn tược . Bịnh nhân ở đây được tự do đi lại , hằng ngày ra đồng trồng trọt và vui thú điền viên. Trại 5 , trại 6 dành cho bịnh nhân nhà giàu hay người nước ngoài , ở đây trông rất tươm tất và sạch sẽ. Trại 20 là trại bịnh lao, vì sợ bị lây nhiễm tui chưa hề lui tới.Nói chung ,từ trại 3 cho tới trại 10 có kiểu kiến trúc giống nhau , những trại còn lại được xây cất theo đặc thù của từng bịnh trạng.
Ngoài những khoa điều trị , còn có khoa xét nghiệm , khoa dược , nhà bếp , ban công xa , thủ môn , ... Đặc biệt , khu hoạt động liệu pháp , được xây bởi những dãy nhà dài tạo thành hình chữ U khép kín . Giữa sân có một cái đền nhỏ , trống quắc  không vách , với 4 chân cột hình rồng phụng , 4 mái ngói nghiêng  tựa như mái chùa , nền cao có thềm đi lên từ bốn phía .Trước đền là một hồ sen nhỏ , giữa hồ là tượng đài phật bà Quan Âm , nơi mà những bà chị trong xóm thường  ra cầu xin trước mùa thi cử. Trước dãy nhà nằm ngang là một sân khấu , dùng để tổ chức văn nghệ vào dịp lễ lạc. Trong khu nầy có nhiều xưởng thủ công , như : vẽ , điêu khắc , may , dệt , thêu , đan , mộc ,... những bịnh nhân có năng khiếu hoặc tay nghề được sinh hoạt ở đây với sự dìu dắt của nhân viên BV. Biết bao tác phẩm nghệ thuật được những người bịnh tâm thần gởi gắm , thêu dệt , khắc họa bằng cả tâm hồn đầy tỉnh táo của mình ở trong đó ,không thua kém gì nghệ nhân chuyên nghiệp.
Sâu phía trong là trại chăn nuôi , có 2 dãy chuồng trại , nuôi heo , gà , vịt và một đàn bò. Bên ngoài là đồng ruộng rộng khoảng 3 Hecta , trồng lúa , rau muống , khoai mì , khoai lang và rau cải các loại... .Những bịnh nhân đồng án hằng ngày đến đây làm việc với sự hướng dẫn của một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ.
Mặt tiền bên phải NTĐBH là khu cư xá , bao gồm 7 dãy nhà , mỗi dãy 10 căn hộ , được chia làm 2 hàng , 5 dãy phố và 2 dãy phố . Ngoài ra , còn có 2 nhà tiền chế ( Nhà mái vòm cong ) dành cho người độc thân , được lính Mỹ xây vào khoảng năm 1971.
Phía trước cư xá , bên khia bờ suôi Săn Máu là trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện , có 5 phòng học và có 10 lớp được ra 2 buổi sáng chiều.
Trong cùng  là một nghĩa trang mênh mông , có 1 nhà xác , 2 nhà tang lễ dành cho Phật giáo và thiên chúa giáo, giữa 2 nhà tang lễ là một tượng đài xây bằng gạch  . Phần bên phải nghĩa trang một dãy dài nằm cạnh đường tiếp giáp với sở Cải dành cho công nhân viên chức , phần còn lại là mồ mả bịnh nhân được chôn dày khít ,đến độ muốn đi qua phải bước lên trên mộ . Vậy mà ,đến những năm 80 đã không còn chỗ trống nữa .Tận cùng của NTĐBH cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của những bịnh nhân không còn người thân nữa , cùng với nhiều công nhân viên chức , trong đó, có cả Ngài cố BS giám đốc Nguyễn Văn Hoài , nguyện cùng sống , chết chung với người điên.
Thi thoảng , xem những vở hài kịch , người ta ví Biên Hòa là nhà thương điên , tui không thể nào cười nổi , vì nó quá lạt phèo ,lạt nhách , cứ pha đi chế lại cũng mấy chữ NTĐBH .Không biết từ bao giờ ? Tác giả nào ? Soạn giả nào ? nhà biên kịch nào là người đầu tiên đã đồng hóa nghĩa  Biên Hòa với Nhà Thương Điên trong tác phẩm của mình ?Để đến tận ngày nay  vẫn còn nhiều người bắt chước . Cũng một  phần , do cái tên của bệnh viện trước đây thường gắn liền với cái chữ Biên Hòa .Chắc chính vì vậy,mà gần đây mấy Ngài ở bộ y tế đã quyết định đổi tên thành BV Tâm Thần Trung Ương 2 và cái chữ Biên Hòa không còn hiện diện nữa.
Xin mượn 2 câu thơ của anh Phạm Hoài Nhân để tạm kết thúc phần nầy.
          Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
   Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.



Trường điên

Biên Hòa không chỉ có Nhà thương Điên, mà còn có... Trường Điên. Đó là ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Cộng đồng Dưỡng Trí Viện, ngôi trường do chính Dưỡng Trí Viện Biên Hòa lập ra. Điều này không mấy người biết, kể cả... tôi, người đã sống ở Biên Hòa hơn 30 năm. Giờ thì bạn hãy nghe chính một người học trò trường điên này kể về ngôi trường của mình nhé. À, dĩ nhiên người kể không... điên, đó là nhà văn Thu Trân.
PHN

Mời xem thêm bên Blog của anh Phạm Hoài Nhân 
===>  http://phnhan.vncgarden.com/2015/04/truong-ien.html

 Phòng học lớp 2 Trường Điên Biên Hòa Xưa ( chôm của cự học sinh FB Quang Truong Le )
Thu Tran Nguyen ThiUi trời, cái phòng học lớp hai tuyệt vời, phủ toàn gốm Đông Dương nha. Đây là cái phòng đôi, cả 2 phòng mình đều được học. Cảm ơn bạn Quang Truong Le nhé, bạn có phải là học sinh trường điên?



 Quang Truong LePhòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970

_______________________________________________

Mời xem thêm vài hình anh ảnh Biên Hòa Xưa .

 Biên Hòa City

 Biên Hùng Crossroads

 Biên Hùng Crossroads
 Bệnh viện Tâm Thần Biên Hoà - Hôpital psychiatrique de Cochinchine à Bien Hoa

 Cồn Gáo Biên Hoà
 Lua CulanCồn gáo giờ bị cuốn trôi khoảng 10 năm rồi, vì bị hút cát quá nên biến mất rồi.

 Phan Đình Phùng Street

 Quân Đoàn III VNCH
 Rạp - Biên Hùng - Cinema

 Rạp - Biên Hùng - Cinema

 Trịnh Hoài Đức Street
 Trịnh Hoài Đức Street

Đình - Bình Trước

 Đường Nguyễn Hữu Cảnh

 Đường Lê Văn Duyệt
Hổng biết hàng cây cổ này còn hay là bị dzớt đẹp từ lâu rồi ?
Lua CulanRòm hay thiệt chôm nhiều hình Biên hòa xưa,trong đó có nhà bên vợ tui,villa số 1 đường Lê văn Duyệt (Dốc Tòa án), hàng cây tụi nó cưa sạch từ hồi mới vô rồi.

 Bến thuyền trên sông Đồng Nai, xa xa là Cầu Ghềnh

 Đường Lý Thường Kiệt và Lê Thánh Tôn

 Đường Trịnh Hoài Đức

 Đường Nguyễn Thị Hiền

 Quốc lộ 1A đoạn qua Biên Hòa

 Quảng trường, bồn nước, vườn mít những địa chỉ quen thuộc với Biên Hòa

 Đường Lê Thánh Tôn

 Đường Phan Đình Phùng

 Đường Lê Thánh Tôn

 Một cửa hàng trên đường Phạm Phú Quốc

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng

$
0
0

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng



Năm 1967, nền Đệ nhị  Cộng hòa tại miền Nam đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.



Ngay sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền Nam.



Quân đội lại giải thích những người lính bảo vệ Quốc hội khi họ hướng mũi súng vào tòa nhà thay vì hướng ngược lại… Lại có một giải thích khác, mũi súng thực ra thì hướng về Khách sạn Continental nằm phía phải Hạ viện, nơi được coi là “hang ổ” của các lực lượng phản chiến, trong số đó có cả những dân biểu.


Chuyện “bảo vệ” hay “đe dọa” còn tùy thuộc vào chính kiến của mỗi người. Bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích “đúng” hay “sai” của vị trí hướng súng. Tác giả chỉ có tham vọng viết lại chuyện bức tượng và những diễn biến quanh hai người lính TQLC vào ngày 30/4/1975. 



“Bảo vệ” hay “đe dọa” Hạ viện?



Việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được “Nội các Chiến tranh” của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn. An Dương Vương, thánh tổ Pháo binh, được đặt tại công trường Diên Hồng, trước Thượng viện, đường Bến Chương Dương. Phù Đổng Thiên Vương, thánh tổ Thiết giáp, nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn. Trần nguyên Hãn, thánh tổ Truyền tin, tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành. Phan đình Phùng, thánh tổ Quân cụ, tọa lạc trước bưu điện Chợ Lớn. Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh…



Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thiên sứ Micae, thánh tổ binh chủng Nhảy Dù gần bệnh viện Sùng Chính, quận 5. Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ. “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh và, đặc biệt hơn cả, là bức tượng TQLC trước Hạ viện.



Việc xây dựng tượng TQLC cũng gặp nhiều trục trặc. Ban đầu, Thiếu tá Huỳnh Huyền Đỏ (thuộc bộ Tổng Tham Mưu), đưa ra phác thảo mẫu với hính tượng ba người lính. Thiếu tá Đỏ là điêu khắc gia xuất thân trường Mỹ thuật Gia Định. Trong khi đang thực hiện công trình này thì vì một lý do nào đó Thiếu tá Đỏ không thể tiếp tục được nữa nên giao công việc đang còn dang dở cho Bộ tư lệnh TQLC.



Trước áp lực phải hoàn thành đúng thời hạn để kỷ niệm ngày chấp chánh, TQLC giao cho Thiếu úy Đinh Văn Thuộc tiếp tục công việc với sự góp ý và hướng dẫn của hoạ sĩ Lê Chánh (Bộ tư lệnh TQLC) và Lương Trường Thọ (Trung tâm Huấn luyện TQLC).



Thiếu úy Thuộc, đại đội trưởng đại đội Công vụ TQLC, tuy không là hoạ sĩ hay điêu khắc gia mà chỉ là “tay ngang” nhưng ông cùng anh em đại đội Công vụ đã nhận lãnh trách nhiệm. Họ làm việc liên tục 24/24 và cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ.



Khi hai người lính TQLC xuất hiện trước công chúng, một số người “trong nghề” phê bình những khiếm khuyết của bức tượng như nòng súng đại liên quá ngắn nếu so với kích thước thật, trong khi đó “cặp mông” của hai chiến sĩ lại quá to… Nếu hiểu rõ bức tượng đã được hoàn thành bởi những người “lính thợ tay ngang” nhiều người tỏ ra thông cảm với những nỗ lực của TQLC.



Những hình ảnh dưới đây được trích từ video clip do các phóng viên người Pháp thực hiện ngày 30/4/1975. Diễn biến cuộc “bức tử” hai người lính TQLC ngay sau khi Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố “đầu hàng” đã được ghi hình, Chúng tôi trích lại như sau:






Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đầu bức tượng người lính TQLC trước Quốc hội. Với một chiếc búa, anh ta đập vành nón sắt của người lính để bắt đầu cuộc “bức tử” pho tượng.






Thanh niên “băng đỏ”, hay còn gọi là “cách mạng 30/4”, đứng trên vai bức tượng người lính. Anh tiếp tục dùng búa giáng lên đầu bức tượng… 






Cuối cùng, anh ta giơ hai tay lên trời làm dấu hiệu… “chiến thắng”.






Bức tượng sau đó được buộc dây do một số người đứng ở dưới đất kéo xuống…




(Ảnh không nằm trong video clip)






Hai người lính TQLC từ từ ngả về phía tòa nhà Quốc hội.






Khi bức tượng chạm đất, một đám bụi mù bốc lên giữa sự chứng kiến của một số phóng viên nước ngoài.






Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đống đổ nát của bức tượng, trên tay cầm lá cờ “Giải phóng Miền Nam”… chứ không phải là cờ của miền Bắc… Cờ “giải phóng” với ba màu đỏ, xanh và ngôi sao vàng còn xuất hiện khắp đường phố Sài Gòn, trên chiến xa, trên xe chở bộ đội miền Bắc…



Ngoài việc lá cờ vàng với 3 sọc đỏ bị hạ xuống tại dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để thay bằng cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam, người ta không thấy xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng của miền Bắc dù bộ đội chính quy của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tràn ngập Sài Gòn.



Khi miền Nam thất thủ, lịch sử ghi nhận có 5 trường hợp tuẫn tiết. (1) Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tự sát lúc 11g ngày 30/4; (2) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, tự kết liễu đời mình lúc 11g30; (3) Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4, tuẫn tiết lúc 8g45 tối ngày 30/04; (4) Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tự sát vào đêm 30/4; (5) Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, đã ra đi tại nhà vào cùng ngày.



Biến cố ngày 30/4/1975 đánh dấu sự chấm dứt của miền Nam và điều đáng ghi nhớ, đó cũng là ngày mà bức tượng TQLC bị “bức tử”, bị giựt sập trước tòa nhà Hạ viện. VNCH đã cáo chung nhưng hai anh lính TQLC không ra đi trong cô đơn vì vài giờ trước khi bị “bức tử” đã có một anh hùng khác cũng thác theo Sài Gòn ngay dưới chân các anh.



Người tự sát dưới chân tượng đài sáng ngày 30/4/1975 là Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp Vùng I Chiến thuật, người mới từ Đà Nẵng di tản về Sài Gòn.




Trung tá Nguyễn Văn Long yên nghỉ dưới chân bức tượng hai người lính TQLC



Nhà văn Duyên Anh trong “Ngày dài nhất” viết về Trung tá Nguyễn Văn Long như sau:



“…Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá, ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội giải phóng.

    

Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài Gòn là Tổng trấn Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài Gòn là Đô trưởng Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trang lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhận sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của Trung tá Cảnh sát tên Long…”





“Tôi muốn biểu dương Trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài Gòn. Ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của Trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của Trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn Trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc…” 




Trung tá Nguyễn Văn Long sinh tại Phú Hội, Huế ngày 1/6/1919.

Ông ra đi năm 1975, lúc đó 56 tuổi, là người cao niên nhất trong số các vị tuẫn tiết.

(Ảnh của Jacques Pavlovsky)



Phải rất nhiều năm sau biến cố 30/4/1975 người ta mới lần tìm ra tung tích của Trung tá Nguyễn Văn Long. Năm 2003, nhà văn Giao Chỉ đã liên lạc được với một người con gái thứ 3 của ông tại San Jose:



“Bà Nguyễn thị Tâm năm nay ngoài 60, đã có cháu nội cháu ngoại nhưng mãi mãi vẫn là cô nữ sinh Đồng Khánh. Bằng một giọng nói xứ Huế pha tiếng Saigon, bà Tâm nói chuyện tuôn trào trôi chảy và đầy hãnh diện khi nhắc đến người cha anh hùng…”



Gia đình ông Long rất đông con, có tất cả 13 anh chị em, 6 trai 7 gái. Con trưởng là Thiếu úy biệt động quân Nguyễn Công Phụng (1942-1968) hy sinh tại Quảng Tín. Trong số 6 người con trai (Phụng, Hoàng, Minh, Tiến, Quang, Hội) có đến 5 người đi lính: 2 người vào Không quân, 1 Thiết giáp, 1 Cảnh sát và 1 Biệt động quân. Trong số 7 người con gái (Đào, Tâm, Thiện, Hòa, Hảo, Hiền, Huê) chỉ có 3 chị em ở Hoa Kỳ, số còn lại đều sống tại Việt Nam. Bà Tâm kể về những ngày cuối cùng:



“Lúc đó vào cuối tháng 3/75 ở Đà Nẵng ba vẫn làm việc trong trại, không về nhà. Hai cậu em không quân, một ở Đà Nẵng, một ở Biên Hòa. Một cậu đưa cả nhà vào sân bay Đà Nẵng chờ di tản. Nhưng rồi cũng không đi được. Vào ngày cuối cha về nhà không thấy gia đình. Ông nghĩ rằng vợ con có thể đã đi thoát trong phi trường. Ông xuống bãi và ra đi bằng tàu về Sài Gòn…”



Vào đến Sài Gòn đã có cô con gái lớn đón ông về ở tạm, lúc đó mới biết vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng, ông Long vào trình diện Tổng nha Cảnh sát. Trưa 30/4/75 khi radio phát thanh lời Tổng thống kêu gọi đầu hàng, Trung tá Long, chỉnh tề trong bộ cảnh phục, đến bức tượng TQLC trước Quốc hội… Một  phát súng được bắn vào thái dương, ông ngã xuống và buông khẩu súng nhỏ theo lệnh Tổng thống! Khẩu súng tùy thân Trung tá Long vẫn mang theo từ Huế, Đà Nẵng vào đến Sài Gòn.




Người Sài Gòn và cả người nước ngoài ngỡ ngàng

trước cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Long

ngày 30/4/1975


***
 http://chinhhoiuc.blogspot.de/2015/04/hoi-uc-3041975-chuyen-buc-tu-mot-buc.html

 Đoạn phim Tuẩn Tiết của cố Trung Tá Nguyễn Văn Long trước bức tượng xung phong của thủy quân lục chiến trước tòa nhà quốc hội Việt Nam Cộng Hòa .
https://youtu.be/gAz6EfZAQmw



Cái Chết Của Cha Tôi Trung Tá Nguyễn Văn Long
http://namrom64.blogspot.de/.../hinh-xua-cai-chet-cua-cha...

Chúng tôi là bạn học với con trai út của Bác Long :...
namrom64.blogspot.com


Những ngày này vào 40 năm trước , còn nhớ được gì ? ...Chạy....

$
0
0
.....Chạy .......... 
Lanphuong HANhững tấm hình đầy nước mắt , cũng may lúc đó Phương ở Sài Gòn không có cái vụ di tản từ khắp nơi vào thành phố . Nhưng mỗi khi ra đường thấy dân đông nghẹt quang gánh trên vai mếu máo , muốn khóc theo họ luôn . Thật Khổ ! bây giờ đã 40 năm , AI CÒN NHỚ AI ĐÃ QUÊN , ?????
Phương còn nhớ những ngày tang thương đó , lũ khốn nạn ngồi sửa xe nơi đầu hẻm của nhà Phương tụ tập lại ca hát và hoan hô bát hồ . chúng nó bảo Bộ Đội sắp vào rồi . Lúc ấy trái tim người dân VN như bị ai lấy dao xoáy vào . Đau lắm nước mắt chảy tràn trề ..40. năm rồi nhưng vết thương chưa lành !!!
 
 Xuân Lộc, ngày 13 tháng 4 năm 1975




 Một ông bố chạy giặc từ miền Trung về, cõng và ẵm hai người con từ trên thuyền xuống đất

 Refugees enter Vung Tau 25 miles south of Saigon just before the fall.

 26 Mar 1975, Tuy Hoa, South Vietnam

... trên cầu chữ Y...


 Ngày 14 – 4 – 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1






"Con dấu Bụi Trúc" của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

$
0
0
“Con Dấu Bụi Trúc”....
 ....hình con dấu đóng trên giấy...
....và thêm chữ ký của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nửa là đủ bộ . 
 
Một bài viết của Dzung Bui mà Ròm tình cờ thấy được :

________

Con dấu Bụi Trúc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm



  Bây giờ nếu có trở về Saigon, đi thăm Dinh Độc Lập, khi đi qua một phòng triển lãm những di vật thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đang được trưng bày ở phía sau tầng trệt trong Dinh, người ta thấy thiếu con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà chúng ta cũng thường gọi là “Con Dấu Bụi Trúc” với lý do mà theo người viết bài được biết,  hiện nay con dấu này đang lưu lạc ở nước ngoài.

Lý do: Những năm 1978 – 1979 dưới sự lãnh đạo đại tài của “Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người”, dưới chánh sách cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản thêm đợt thứ nhì, rồi đổi tiền lần thứ nhì. Nhất là với chủ trương hợp tác xã nông nghiệp, vân vân… nền kinh tế cả nước bị tê liệt, nhà máy, cơ xưởng sản xuất bị đóng cửa hay chỉ hoạt động cầm chừng. Ruộng đồng thì bị bỏ hoang, cả nước Việt Nam bị đói khủng khiếp. Để cứu nguy cho tình trạng này, Cộng Sản Hà Nội phải ban hành nhiều biện pháp trong đó có biện pháp gọi là “Ba Lợi Ích”. Theo đó những cơ quan nhà nước có thể làm kinh doanh  ….. bằng mọi cách!  Và tiền lời kiếm được sẽ chia làm ba phần, để cùng nhau hưởng lợi = Nhà nước + Xí nghiệp + Công nhân viên.
Những cơ quan có đất đai, cơ sở vật chất nhiều như quân đội, hay cơ quan hoạt động về kinh tế thì nhân cơ hội này, có thể kiếm ra tiền dễ dàng, thí dụ như:   Các trại lính, ngang nhiên cho tư nhân thuê một phần diện tích hay một phần trang trại quân đội để tư nhân làm nhà hàng, khách sạn…
·        Công ty điện lực thì “vô tư” lấy điện có sẵn, nay ra lệnh cho công nhân làm thêm nước đá lạnh, cà rem cây …. để bán cho dân chúng; Đây là những mặt hàng sau tháng 4,75 rất khan hiếm, vì lúc đó điện không có để thắp đèn, lấy đâu mà làm nước đá!
·        Bệnh viện thì cho phép “Khám Ngoài Giờ”, hay bán cả thuốc tây giá …. kinh doanh, tức là tương đương với giá chợ đen cao ngất ngường ngoài thị trường:
·        Công Ty Xây Dựng thì cũng “vô tư như người Hà Nội” lấy xi măng, sắt, cát ….  đem bán ra ngoài thị trường đương nhiên với giá chợ đen cao có khi cao gấp chục lần. Sau khi bù lại giá chính thức vô sổ sách kế toán, tiền chênh lệch được chia ra cho “ba lợi ích”.

Nhưng có nhiều cơ quan không có sản phẩm hay dịch vụ gì để bán như Thư Viện Quốc Gia, Viện Bảo Tàng, Bộ Tư Pháp … thì hơi kẹt!
Bộ đội của Bác thì luôn luôân thực hiện “nghiêm chỉnh” lời của “Bác và Đảng”: “Khó khăn nào cũng vượt qua. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Kẻ thù nào cũng chiến thắng”.
Túng thì phải tính! Túng ăn vụng ….. Đói làm liều! Hơn nữa: Của công là của chùa! Hơi đâu mà lo!
Thế là những cơ quan này có “nhiều thông minh” có nhiều sáng kiến, nhiều phát minh “đột xuất” nên biến hóa những chiêu thật đẹp: như cho thuê một phần đất đai, địa điểm của cơ quan để làm quán cà phê nhạc sống, nhà hàng cưới …
Nhưng “Nhà Bảo Tàng Lịch Sử Thành Phố HCM”, nằm ở Dinh Gia Long cũ, nơi có những trưng bày những con dấu, con triện, của Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Bộ Trưởng, Những huân chương Tư lệnh Vùng, Quân khu, Tham Mưu Trưởng của Miền Nam Việt Nam ….  thì không còn diện tích dư để cho tư nhân thuê mở quán cà phê.
Không sao! “Đảng vĩ đại” đã dạy: “Với ý chí cương quyết, với đôi tay, sức người cũng biến sỏi đá thành cơm”. Thế là cơ quan bèn đem bán quách tất cả những con dấu, những huy chương có trong Nhà Bảo Tàng cho nhà máy sản xuất dây điện ở Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa để …. nấu làm dây điện! “Tàn dư Mỹ Ngụy” dẹp quách đi cho khỏi chướng mắt!
Có vài nhân viên của chế độ cũ đang làm việc tại đấy với tên gọi là nhân viên “Lưu Dung” (tạm thời lưu lại để làm việc, hay tạm thời dung tha!) thấy hành động vô văn hóa như vậy bèn lén lút, lượm cất đi những con dấu quan trọng mà trong số đó có con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà nay chúng ta còn thấy được. Và hiện nay con dấu này đang ở ngoại quốc.
Dzung Bui

( http://nswvefa.com/2014/11/15/8974/ )

..... Bụi trúc là "Tiết trực tâm hư", có nghĩa là tiết tháo (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. "Tiết trực tâm hư" tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Tổng Thống Ngô Đình Diệm trị dân theo cung cách của một người quân tử nên ông lấy cây tre, bụi trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhủ cho công chức ... (chôm và bỏ bớt những chữ mà Ròm thấy không lọt lổ tai )

 Bản thân Ông có gì .....với đội giầy hư ...
...khi Ông nghỉ trưa trong chuyến viếng thăm các tỉnh năm 1956


 Bài thơ chí khí của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
*****************
NỖI LÒNG (viết năm 1953)


Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?




50 xu cũng có bụi trúc
 
1 đồng 1960 Đệ Nhất Cộng Hòa . Còn những đồng cắc còn lại là của Đệ Nhị Cộng Hòa

Phim xưa : Miền Nam VN cuối thập niên 60

$
0
0
Phim xưa miền Nam VN cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 thế kỷ 20 với nhạc nền :
Tình Hoài Hương,
Trường Ca Hội Trùng Dương,
VN Quê Hương Ngạo Nghễ


Hình Xưa Đường Hai Bà Trưng , Sài Gòn trước 75

$
0
0
Để trả lời cho một câu hỏi về đường Hai Bà Trưng Sài Gòn của một thời ....Ròm mang đôi dép ghế con thả bộ ra đường Hai Bà Trưng tàn tàn dạo về lại cái thời ấy để tìm câu trả lời .....Các bạn có rảnh cùng Ròm đi dạo nha hehehe

Câu hỏi được đề ra từ đây :
FB
Pham Khanh Vien : Chộp được hình này của Album Lê Kiều Hạnh có dính một chút nơi mình đã làm việc, tầng lầu 5 tầng có chữ : TRUNG T.......các bạn nào đã biết xin điền tiếp nhe.( sát bên phải của hình có chữ TRUNG T......,)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=858714147522377&set=a.515929855134143.1073741824.100001513996125&type=1

...và đây là câu trả lời cua Ròm ...hihi
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=374308099429866&set=p.374308099429866&type=1&theater


 Ròm tìm được hình trả lời cho câu hỏi của anh Pham Khanh Vien rồi nè hehehe
Góc Hai Bà Trưng với Thái Lập Thành ... Trung Tâm Khuếch Trương Xuất Cảng thuộc Bộ Kỹ Nghệ Thương Mại .


 Pham Khanh VienBravo Nam Ròm, tên đầy đủ của nó là : Trung Tâm Khuếch Trương Xuất Cảng . Truc thuoc Bo Kinh Te - Thuong Mai . Lầu 1,2 . Lau3 Văn Phòng Điều Hợp- Hội Đồng Quốc Gia Khuếch Trương Xuất Cảng . Trực thuộc Phủ Thủ Tướng.Lầu 4,5 Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Công Kỹ Nghệ.
 Pham Khanh VienCứ mỗi hình ảnh Saigo xưa hiện về, nhất là nơi gần gũi và đã cưu mang mình trong bao nhiêu năm, hiện về lòng mình xốn xang, tiếc nuối những năm tháng vui buồn, nhớ từng góc đường, mấy tủ thuốc lá, từng ly cafe đá chị lao công mang cho mình vào giấc trưa, để át đi những khi buồn ngủ... 

 Khu vực đường Hai Bà Trưng - Thống Nhất, sát bên phải hình là tòa đại sứ Mỹ

 Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương
Ta LienGóc tường vàng bên trái là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Góc đường Hai Bà Trưng -Nguyễn Đình Chiểu
 Hai Bà Trưng & CT Lam Sơn

 đường Hai Bà Trưng 1966

 Hai Bà Trưng Street - Sài Gòn 1963

 APRIL 29, 1975-Đường Hai Bà Trưng-The Fall of Saigon-The last American journalists leave Saigon-by Herve GLOAGUEN...!!!


 Steven NguyenSAIGON April 29, 1975 - Đường Hai Bà Trưng - Những nhà báo Mỹ cuối cùng rời Saigon...!!!

Hai Bà Trưng street 1960 (?)

 Ngọc Thuần.Đây là ngã ba Hai Bà Trưng và công trường Lam Sơn ( phía sau Quốc Hội )

 Khu vực đường Hai Bà Trưng - Thống Nhất, sát bên phải hình là tòa đại sứ Mỹ


 Hùng ĐinhĐây ,,, qua ngả ba này là đến cầu Kiệu đổi tên thành Võ Di Nguy.

 Steven Nguyen : Góc Hai Bà Trưng & Nguyễn Siêu...!!!

 SAIGON 1969 - Đường Hai Bà Trưng


 Lua CulanĐây là đầu đường Hai bà Trưng phía CT Mê Linh, nơi tập trung snack bar
Pham Khanh Vien Vien Đường Hai Bà Trưng đúng rồi Ta Lien , khúc này gần hãng nước đá BGI, Sau lưng Quốc Hội,Saigon Điện Lực...

 Đg. Hai Bà Trưng - Sài Gòn 1967/68

 Hình này ghi là đường Hai Bà Trưng. Sài Gòn 1966-1968 mà Ròm hổng biết có đúng không ?
Ta Lien : Đường Phan Đình Phùng góc này gần Hai Bà Trưng nên có lẽ chủ tấm hình chú thich lộn.

 Lê Kiều Hạnh : Xích lô máy chạy qua một nhà máy trên đường Hai Bà Trưng của hãng BGI, chủ nhân thương hiệu bia 33. ..

 Đường Hai Bà Trưng gần chợ Tân Định
Ngọc Thuần Hình 17 : Có lẽ Nam Ròm lầm tên đường Huỳnh Tịnh Của với Huỳnh Văn Bánh .HVB là tên mới của đường Nguyễn Huỳnh Đức và nó nằm ở Phú Nhuận .Còn gần trường Đồ Chiểu là đường Huỳnh Tịnh Của .
Pham Khanh Vien Chính xác Ngọc Thuần vì khu Tân Định là khu anh trưởng thành từ đây.Đường H T Của có trường Tiểu Học Tân Định...

 Góc trái là đường Nguyễn Siêu, và đối diện là Công Ty Điện Lực...hình chụp từ Building Brink...!!!

 Đường Hai Bà Trưng và Nhà Hàng CheongNam

 Đường Hai Bà Trưng, 1966




 Ngã 4 Gia Long & Hai Bà Trưng...!!!


 Đường Hai Bà Trưng, Building Brink 67-68 Ngay Xua...!!!


 Ngã Tư Hai Bà Trưng & Hiền Vương, Nhà Thờ Tân Định 67-69...!!!

Đường Hai Bà Trưng-Hãng Bia BGI cạnh Công Trường Mê Linh 67-69...!!!


 Đường Hai Bà Trưng - Hotel Brinks Sàigòn Ngày Xưa 1965-66...!!!


40 năm nhìn lại Di Tản và Vượt Biên

$
0
0
DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN  

KÝ ỨC VỀ  NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN



Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng



Sau ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt biên’.  (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai  mươi năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.

Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.

Di Tản

Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có những đợt rời Việt Nam của các  nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc  được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ.  Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân,  nhân viên dân sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh  bị Cộng Sản trả thù.

Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản.  Họ là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản.  Ðó là lý do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam, Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho đến cuối năm 1975. 

Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày 29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO (Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho phá nổ.  Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đ ra biển Thái Bình Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ,  việc cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó.  Hạm đội số 7 của Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và  nhiều tàu chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic, Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như Canada, Uc, Pháp, Anh,  vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt biên không có sư gián đoạn.  Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi của người Việt vần tiếp tục không ngừng.

Những hình ảnh sau đây ghi nhận cảnh hãi hùng của một cuộc di tản chưa từng có trong lich sử Việt Nam và thế giới.


Đoàn người Di tản từ miền Trung



Helicopter Evacuation From the American Embassy








Dân Di Tản Chạy ra Tr ực Thăng tại Trụ sở DAO, Saigon







Dân Di Tản đến Midway bằng trực thăng Hoa Kỳ









Một máy bay VNCH chở người di tản đáp xuống Midway






Một Thuyền Đánh Cá chở người Di Tản được Midway tiếp cứu




 Cuộc Di Tản tháng tư năm 1975 đã có nhiều  cảnh đẫm máu  và nước  mắt nhưng  tình nhân loai cũng đã được biểu lộ rõ rệt từ những quân nhân và các cơ quan từ thiện.  Sau khi đã đến đựợc Mỹ hay các nước mở vòng tay đón nhân, dân Di Tản còn phải trải qua nhiều khó khăn như sự  khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, vân vân để tạo lại cuộc sống.



Vượt Biên



Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì về những khó khăn khác đang chờ đợi họ.  Ðó là lý do mà có lúc người ta đã nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt lại và đi tù”.

The State of the World’s Refugees 2000:

50 Years of Humanitarian Action

Những Người Vượt Biên là ai và tai sao họ phải liều mình đi tìm Tự Do?

Họ chính là những người chậm chân trong giai đoạn Di Tản. Có thể lúc đó họ còn chút hy vọng là những người Cộng sản cũng còn chút lương tâm và sáng suốt không nỡ đối xử với những người dân miền Nam như kẻ thù không đội trời chung và họ sẵn sàng cộng tác với những người Cộng sản để cùng xây dựng một Đât nước Thông Nhất trong Hòa Bình.  Họ đã lầm sau bao nhiêu ngày lầm than tôimọi cho những người Cộng Sản vô lương.  Họ đã mất hết tài sản, tự do và cả phẩm giá con người dưới chánh sách trả thù tàn bạo của Cọng sản.  Họ có thể chịu nghèo khổ để hy vọng vào một tương lai xán lạn.  Nhưng tương lai chỉ có tù đầy, thù hận và dối trá. Thế hệ của họ coi như bỏ vì họ đã lỡ tin Cộng Sản. Nhưng còn thế hệ con cái họ? Họ không thể chịu cực khổ nhìn con cái họ trở thành những con vật trong xã hội Cộng sản Xã hội Việt Nam đã lùi lại hơn 30 năm sau cái ngày gọi là ‘giải phóng’.  Tương lai họ còn gì đâu ngoài một lối đi duy nhất: Vượt Biên.  Nếu may ra thoát được qua bờ Tự Do thì con cái họ còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống. Còn không, đời sống ở Việtnam có khác gì đã chết.  Bới vậy Họ đã quyết chí liều mình  Vượt Biên qua Cam-pu-chia, đến Thái Lan hay  Vượt Biển qua Mã Lai, Nam Dưong, Phi Luật Tân nơi nào cũng được, miễn là ra khỏi điạ ngục Việt Nam bất chấp sự bắt bớ lùng xét của công an, hiểm nguy của hải tặc, bão tố hãi hùng ngoài biển Đông.

Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về  tỵ nạn:

“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh sống tại quê hương của mình. Ðây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương.  Số người tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được.  Người ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.

Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ ngày lập quốc.  Ðây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt, Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới.  Trước đó, không một ai có thể tiên đoán được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế.  Phong trào vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ 1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).






Những Thuyền Nhân nằm la liệt trong khoang tàu






Những đợt vượt biên ào ạt, bất chấp mạng sống đã làm rúng động lương tâm nhân loại, và đã phơi trần bản chất độc ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trước công luận thế giới.  Sự kiện nầy là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nhân loại về “Thiên Đường Cộng Sản”  và trở thành động cơ thúc đẩy các nước Ðông Âu ly khai  chủ nghĩa cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của khối cộng sản năm 1990-1991?

                                                           Phỏng theoTrần Gia Phụng 



‘‘Bước vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một trong các nước chậm tiến trên thế giới, mặc dầu có sẵn tiềm năng, nhưng vì sai lầm nghiêm trọng của đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Những thảm trạng xẩy ra trong hơn nửa thế kỷ vừa qua cần phải được ghi nhớ, trong đó có hai sự kiện gần nhất là việc nhà cầm quyền cộng sản giam cầm công dân vô tội trong tù cải tạo và việc người dân  trốn ra ngoại quốc trong những điều kiện bất trắc đầy nguy hiểm.  Giam giữ người vô tội trong các trại tập trung cải tạo,  chế độ cộng sản đã một mặt vi phạm tội ác, một mặt phung phí năng lực quốc gia để phục vụ mục tiêu đảng phái.  Đảng Cộng Sản không  chịu thú nhận rằng chính tàn bạo của họ là nguyên nhân khiến người dân phải bỏ nước ra đi, mà họ còn lợi dụng cơ hội ra đi đó để cướp đoạt tài sản, thu vàng bán bãi, mặc cho tài năng quốc gia thất thoát ra ngoài và biết bao người dân lương thiện đã bị chết kinh hoàng trên biển cả.

Phạm Hữu Trác – Vàng Máu và Nước Mắt


Trong 2 năm qua, nhất là từ tháng 9 năm 1978, làn sóng người tị nạn từ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tràn ngập các trại tị nạn ở Ðông Nam Á.  Ngoài ra, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bị chính quyền Hà Nội bắt buộc ra đi trên những con tàu không thể đi biển được, và đã biến mất trên Biển Ðông đầy bất trắc.  Ở một số bờ biển Thái Lan, các ngư dân đã phải quay tàu về đất liền khi chứng kiến cảnh hãi hùng như một phần thi thể của người vượt biển vướng vào lưới, vân vân.






Thuyền Nhân trên đường vượt biển




Vì sao quá nhiều người liều mạng bỏ trốn khỏi Việt Nam? Ta có thể tìm thấy câu trả lời khá dễ dàng trong các chính sách hậu chiến đã được công khai thực hiện: “tiêu diệt các thế lực thù nghịch: trừng trị những kẻ bù nhìn, đánh bại giới tư bản, đánh đuổi người Trung Hoa.”





Hiện tượng thuyền nhân đã phản ảnh được cái đau khổ của người phải rời bỏ quê hương.  Họ không phải chỉ kín đáo đi từ bên này sang bên kia biên giới, chờ đợi cơ hội quay về khi mọi chuyện đã trở lại bình thường hay theo ý họ mong muốn.  Họ ra đi, không hề biết trước mình sẽ đến đâu, không có viễn ảnh hồi hương, và cam chịu mọi hiểm nguy.  Họ phải đang tâm cắt bỏ những ràng buộc với quê hương và dân tộc.


Vietnamese refugees http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-08.html 

Thuyền nhân là những người không chịu đựng được  chính sách hà khắc của chính quyền cộng sản Họ là những người mà trước năm 1975, không bao giờ muốn rời bỏ quê hương.  Trớ trêu thay, lịch sử đã đảo lộn, đã thay đổi cuộc đời ho vượt xa sức họ tưởng tượng, đến mức họ phải quyết định bỏ lại sau lưng tất cả những người và những gì yêu quý, liều mạng sống của mình cũng như chấp nhận mọi nỗi kinh hoàng của một tương lai bất định, để rời khỏi Việt Nam.

LesleyanneHawthorne - Refugee - The Vietnamese Experience

Những ‘thuyền nhân’, danh từ thế giới gán cho họ, thường phải chịu nhiều rủi ro lớn lao, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu.  Trong khi cố gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù.  Những ai may mắn xuống được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không thích hợp để đi vượt đại dương.  Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc Ðại Lợi.  Biển cả cũng cướp đi một số người mà không ai biết được là bao nhiêu.






Thuyền chở 162 người vượt biển bị đắm lúc sắp đáp được vào

 http://www.cic.gc.ca/english/department/legacy/chap-6a.html



Tuy vậy, cuối cùng thì câu chuyện về những người tị nạn Ðông Dương là câu chuyện về những người bị từ chối.  Trước tiên và đau đớn nhất, họ bị chính quyền của chính nước họ khước từ.  Họ cũng nhiều lần bị cự tuyệt bởi các quốc gia lân bang nơi họ đến xin tạm trú, và bị từ chối ít nhất là vào lúc đầu bởi các nước Tây Phương và Nhật Bản, những quốc gia duy nhất có khả năng và tấm lòng cứu vớt thuyền nhân.



Barry Wain - The refused: The Agony of The Indochina Refugees



“Chúng tôi cần gạo và thực phẩm.  Trong những ngày này, chúng tôi không có tiền để mua thêm thức ăn.  Chúng tôi không được phép có công việc làm.  Nếu thực phẩm được phát trễ, chúng tôi chỉ việc nhịn đói.  Chúng tôi có rất ít nước uống, vì đang là mùa khô.  Tôi nghĩ nếu mọi chuyện không thay đổi, chúng tôi sẽ chết hết.”

Refugee: Thailand, 1978



“Trong bệnh viện, một người đàn ông và đứa con trai đang khóc trên lán.  Tàu họ đã đến đêm hôm trước, nhưng bị lật úp.  Người vợ, người mẹ đã chết đuối.”

Delegates of ‘Society of Friends’: Malaysia, 1979



“Các lính tuần tra phát hiện có những bao ni-lông xoáy tròn trên mặt nước.  Họ chuẩn bị tăng tốc độ vọt đi tiếp, thì khám phá ra rằng, các bao nhựa này đã được thổi phồng, căng lên, để chở hai em bé sơ sinh, dĩ nhiên là chưa biết bơi.  Người mẹ đang ra sức đẩy chúng.  Người cha đã không may chết đuối trước đó.”

Report: Mekong River Crossing, 1978



Người mẹ của một em trai 14 tuổi kể lại, tàu của cô bị hải tặc từ một tàu cào của Thái Lan nhảy sang.  “Tôi biết bọn chúng sẽ làm gì”, cô vừa kể vừa khóc nức nở.  “Tôi van xin chúng đừng làm gì trước mặt con trai tôi.  Vì thế, chúng đưa tôi vào cabin tàu, rồi 7 tên cưỡng hiếp tôi trong đó.”

Refugee: Malaysia, 1979



Anh Huỳnh Văn Trân, 34 tuổi, ngồi trên 1 băng ghế gỗ ở trại tị nạn Songkhla ở 1 bờ biển cực nam của Thái Lan, thuật lại câu chuyện của mình lần thứ ba.

Anh ra đi trên một chiếc tàu gồm 62 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Họ may mắn gặp thời tiết và gió thuận lợi, và không bị rắc rối gì về máy tàu.  Vào ngày thứ 5 trên biển, một chiếc tàu mã lực lớn dài 15 mét đến cặp sát mạn tàu anh.  Có 12 người đàn ông trên thuyền, tất cả đều trang bị vũ khí đầy đủ.  Trước hết, chúng ra lệnh cho hai người trong số phụ nữ sang tàu chúng.  Một trong hai người này là vợ anh Huỳnh Văn Trân.  Cô này bị ghì chặt xuống, súng trường kê sát thái dương, và bị ra lệnh không được kêu la.  Cô bị chúng cưỡng hiếp.  Bọn hải tặc sau đó nhảy qua tàu tị nạn, cướp đi mọi thứ có giá trị, bắn một người đàn ông còn do dự khi chúng cướp.  Sau đó chúng tăng tốc độ phóng đi với các món của cải chiếm được, nhưng thình lình quay ngoắt lại.  Vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa, chúng nhắm thẳng vào tàu tị nạn và đâm mạnh. Chiếc tàu hải tặc đã lập đi lập lại hành động này trong khi nhóm người tị nạn đang hốt hoảng ngoi ngóp giữa biển khơi. Bọn cướp biển cố ý lái tàu cán qua vô số chiếc đầu đang nhấp nhô, có lẽ vì không muốn để sót lại nhân chứng nào.  Khi vợ anh Trân còn đang chới với trên mặt nước, với đứa con trai mới lên 3 đang níu chặt cổ mẹ, cả hai đã bị tàu cán qua và chết đuối. 10 người trong số họ sống sót, sau đó được vớt lên và đưa tới Songkhla.

Toàn thể thính giả đều nín lặng.  Ðó là một câu chuyện thương tâm hơn những chuyện khác, nhưng hẳn nhiên không phải là ngoại lệ, hiếm có. Có rất nhiều tàu tị nạn đã bị hải tặc tấn công nhiều hơn một lần.”

UNHCR: 1979

Bao nhiêu thuyền nhân đã chết ngoài biển khơi? Không ai biết chắc cả. Nhiều người nói với chúng tôi rằng có lẽ 5% các tàu rời Việt Nam đã bị mất tích, nhưng nhiều người lại cho là có đến 70% tàu không hề đến được bờ.

Delegates of ‘Society of Friends’:  Pulau Bidong, 1979

Georgina Ashworth  The boat people and the road people



Trong vài năm đầu những thuyền tỵ nạn còn được tiếp đón tử tế bởi dân chúng và chính phủ các nước láng giềng nhưng vì làn sóng tỵ nạn ngày càng nhiều nên những niềm nở ban đầu đã bị giảm xuống hoặc tệ hơn đã bị thay bằng thái độ xua đuổi như đã từng xẩy ra ở Thái Lan, Mã Lai.  Tầu của người tỵ nạn, khi bị tầu hải quân Mã kéo trở ra hải phận quốc tế có một số đã bị chìm và làm chết oan một số người.  Do đó nếu như may mắn không bị bắt lại, thoát được gió bão, không hư máy dọc đường và không gặp hải tặc các thuyền nhân vẫn chưa chắc sẽ đến được các trại tạm cư.  Ðó là chưa kể đến những khó khăn về đủ mọi phương tiện từ vệ sinh, y tế, nước uống, thực phẩm…nơi các trại tỵ nạn.  Thật ra dùng chữ trại tỵ nạn cho lịch sự vậy thôi chứ vào thời điểm ấy không một quốc gia nào có thể lường được là con số người chạy cộng sản, bỏ nước ra đi sẽ đông đến như vậy.  Do đó chẳng có quốc gia nào đã có những sửa soạn để có thể đón tiếp một số lượng người đến quá ào ạt và nhiều đến thế.  Trại tỵ nạn đã là những kho xưởng, những trại lính, những chiếc phà cũ, những chiếc phao nổi, những hòn đảo san hô hoặc đảo hoang, nhỏ nằm chơ vơ giữa đại dương.  Ðặt được chân trên đất là phải đi tìm cỏ, đốn cây để dựng lều để tạm trú tránh cái nóng ban ngày và cái lạnh ban đêm….Còn nhiều nhiều nữa, kể sao cho hết những cái khổ của kiếp lưu vong.  Ðến năm 1988 vì quá mệt mỏi với số người tỵ nạn phải cưu mang trên hơn mười năm, Cao Ủy tỵ nạn và các quốc gia có trại tạm cư đã quyết định áp dụng hệ thống thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị của các thuyền nhân nếu họ đến sau ngày 16-6-1988.  Quyết định này cũng đã gây ra khá nhiều thảm cảnh rất đáng thương nhưđược kể lại dưới đây.





Sau đây là vài trích đoạn về những thảm cảnh đầy nước mắt đó.

“0 giờ ngày 16-6-1988 mở đầu một định mệnh khác cho những người Việt Nam vượt biển đến Hồng Kông.  Kể từ ngày này họ sẽ bị đối xử như những người nhập cảnh bất hợp pháp và phải chờ chính phủ thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị, trước khi được cứu xét cho đi định cư ở nước thứ ba.  Thời điểm phủ nhận ý nghĩa ban đầu sự ra đi của người vượt biển.  Thời điểm đánh đổ mọi luận cứ sắp sẵn về quyền tỵ nạn, về quyền đi tìm chỗ trú, và đồng thời che dấu luôn sự bất lực của con người trước thảm cảnh của đồng loại, sự hấp hối của lương tri trước nỗi khổ của những cuộc khởi hành muộn.  Như một tấm màng nhện giăng ra chận bắt những cuộc đời lưu lạc, thời điểm 16-6 dựng nên những trại giam khổng lồ trên khắp thuộc địa Hồng Kông, ghi thêm một thảm cảnh thời đại.”

Lê Ðại Lãng - NƯỚC MẮT TRONG TIM



“Ngày 20/5/1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Sau đó anh đã chết vì phỏng nặng.”  Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân Việt Nam, tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26/4/1994. Hai ngày thì anh qua đời.






Vietnamese refugees were allowed to come on shore at the Government Dockyard at Canton Road.  A number of water taps were installed for them to take a cold shower.

http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-20.html

Ngày 12/4/1992, Nguyễn Văn Quang, một hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 Không vận của Nam Việt Nam, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác.  Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa bé mồ côi cha còn nhỏ dại.

Ngày 30/8/1991, tại trại Galang, Nam Dương: cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.

Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, một trong số vài người sống sót khi vượt biên khỏi Việt Nam.  Cha cô là lãnh tụ của một chính đảng chống cộng và đã chết trong ‘trại cải tạo’ của cộng sản.  Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới một trại lao động cưỡng bức.  Bản thân Cúc cũng bị đuổi khỏi trường vì ‘lý lịch gia đình xấu’.  Bất kể những sự kiện trên, cô vẫn bị khước từ quy chế tị nạn.  Tháng 12/1992, khi đơn kháng cáo của cô cũng bị bác bỏ, cô đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.

Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, Mã Lai.  Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.

Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10/10/1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng người con trai Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt ‘thanh lọc’.  Vì Khôi không có 3.000 đôla Mỹ mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.

Ngày 8/12/1993, Trần Anh Dung từ trần khi lên cơn suyễn, sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đóng cửa trạm y tế duy nhất trong trại tị nạn.

Tháng 2/1993, Lưu Thị Hồng Hạnh, một em gái 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn LHQ rút lại quy chế tị nạn của em.


Vietnamese refugees arriving at Hong Kong by junks.

http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-27.html






Crowd of refugees

http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-18.html



“Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính trị.  Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ.  Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu”

(Thư tuyệt mệnh của anh Nguyễn Văn Hai, 27 tuổi, viết cho chị, vào buổi tối trước khi tự tử trong Trại cấm Whitehead, Hồng Kông, ngày 16/2/1990.)

“Bản tường trình của luật sư đã khiến tôi phải sống trong lo sợ. Nó đã dần dần đẩy tôi vào chỗ chết.”

(Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng của Cao ủy tị nạn LHQ ở Galang, Nam Dương, ngày 27/8/1992.)

“Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác.”

(Vài hàng tuyệt mệnh của Nguyễn Ngọc Dung, 25 tuổi. Ngày 3/5/1993, anh đã tự đâm vào tim và chết tức khắc trước văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại trại Sungei Besi, Mã Lai.)


Living in the Refugee Camp

http://vietnamese-american.org/tuantran/journey.html



VIETNAMESE BOAT PEOPLE – A CRY TO HUMANITY

         


Inside the Refugee Camp

http://vietnamese-american.org/tuantran/journey.html








Boat people were waiting for medical checks before transferring to refugee camps

http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-32.html



Lời Kết

Cuộc Di Tản và Vượt Biên sau ngày 30 tháng tư năm 1975 là một bản án muôn đời đối với chính sách vô nhân đạo của Cộng Sản Việt Nam. Những cảnh tượng đau thương, kinh hoàng mà người  Di Tản và Vượt Biên phải gánh chịu thật không bút nào ta hết.  Tuy nhiên trong biến cố đầy bất hạnh đó, cũng không thiếu những tấm lòng bao dung, thể  hiện rõ tình người, của binh sĩ và  dân chúng Hoa Kỳ cũng như các quốc gia trong thế giới tự do, nhất là các nước vùng Đông Nam Á đã bao dung chúng ta tại các trai tị nạn.

Chúng ta  mang ơn dân chúng và chính phủ các quốc gia đã cưu mang người Việt tỵ nạn, giúp chỗ tạm cư, cho phép định cư hoặc đã cứu vớt tầu tỵ nạn khi lạc lối, hết lương thực hay máy tầu bị  hỏng. Chắc chắn là sự thành công của thế hệ thứ hai trong Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại, sẽ không bao giờ xảy ra  nếu không có sự cưu mang của các quốc gia trong Thế Giới Tự Do vào thời điểm đen tối đó.

Ngày hôm nay, sau hơn 30 năm tỵ nạn, viết lại một phần nhỏ trong những nỗi khổ đau của dân tộc để chúng ta ôn lại và ghi nhớ một sự kiện lịch sử không phải là của riêng Việt Nam, mà là của thế giới, trong đó chính chúng ta vừa là tác nhân, vừa là nhân chứng. 

      

    Các em tới Trại Tỵ  Nạn  . . .  và  thành công trên quê hương thứ hai        



Hơn 30 năm sống lưu vong, lúc nào đa số chúng ta cũng vẫn mong có ngày trở về để góp phần xây dựng lại quê hương lạc hậu, giúp cho dân tộc ta sớm được sống trong không khí Tự Do, Dân Chủ đích thực mà dân ta chưa bao giờ được hưởng.



Ðiều này chỉ có thể xảy ra khi người Việt trong và ngoài nước thật tâm đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên trên mọi quyền lợi riêng tư và thoát được sự chi phối của các thế lực chính trị quốc tế.



* * *





TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tran Gia Phung – Speech Delivered at Montreal, Canada on April 30, 2002



Nguyễn Văn Canh - Cộng Sản Trên Ðất Việt- Kiến Quốc 2003



Ashworth Georgina – The Boat People and The Road People– Quartemaine House 1979



Phạm Hữu Trác – Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do– VÀNG MÁU và NƯỚC MẮT: Khảo Sát Về Tù Cải Tạo và Vượt Biên Trong Giới Y Sĩ– 2000



Paul Anthony – Why They Flee Their Homeland– Reader’s Digest December 1979



Grant Bruce – The Boat People: An ‘AGE’ Investigation– Penguin Books 1979



Hawthorne Lesleyanne – Refugee The Vietnamese Experience– Oxford University Press 1982,


Wain Barry – The Refused: The Agony Of The Indochina Refugees– Simon & Schuster 1981



Lê Ðại Lãng – Bút Ký Hồng Kông: NƯỚC MẮT TRONG TIM– 1990, p. I



Support Committee for Refugees from Vietnam – Vietnamese Boat People: A CRY TO HUMANITY – 1994

******************

Nguồn : http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html

Hình xưa đường Tự Do ,Công Viên Chi Lăng Sài Gòn trước 75

$
0
0
 Bên tay trái là Công viên Chi Lăng nơi đây thỉnh thoảng chiều tối thứ 7 có hoà nhạc, khán giả chật cả công viên. Bên kia đường La Pagode một thời khó quên.... 
(FB Pham Khanh Vien  https://www.facebook.com/photo.php?fbid=859457134114745&set=a.515929855134143.1073741824.100001513996125&type=1 )
Ngọc ThuầnDãy nhà đối diện công viên Chi Lăng chính là chung cư Catinat . Ở đây chị có nhiều người bạn .Nay chung cư đã đập bỏ để chờ xây dựng một công trình thương mãi . Sau này vị trí bót Catinat cũng sẽ trở thành một cụm khách sạn . Passage Eden, chung cư Catinat đều đã lần lượt " lên đường "
Theo bảng đồ Sài Gòn 1975 thi đường Tự Do từ công trường Hòa Bình đến Bến Bạch Đằng khu vực công trường Mê Linh .... trên đường Tự Do có những ngã tư ,ngã ba ... với những đường Nguyễn Du , Gia Long , Lê Thánh Tôn , Cao Bá Quát , Nguyễn Siêu , Thái Lập Thành , Nguyễn Thinh (Nguyễng văn Thinh ?) , Ngô Đức Kế ....
 
Đường Tự Do trên bảng đồ Sài Gòn xưa
Người ta nói đồng khởi mất Tự Do ...nhưng sao Ròm thấy Tự Do vẩn luôn còn trong Tâm của các anh chị dân Sài Gòn xưa vậy há 

 Ngọc ThuầnVì đó là sự tự do cuối cùng còn sót lại từ những con người từng được sống Tự do

 chung cư Catinat

Pham Khanh VienChung cư Catina toàn triệu phú Sagon sống...
Ta LienTheo em biết những phòng ở Catinat Building đều cho thuê . Phần nhiều là các ký giả , nhân viên ngoại quốc của AP , Reuters ... còn những nhà giàu . Triệu phú Sài Gòn xưa ko ở nhà thuê đâu , nếu có mua để tình nhân ở . 
Pham Khanh VienYes Ta Ta Lien, thuê cho bồ nhí,anh có thằng bạn năm 67 nó thuê ở đây, giá nhà 2 phòng bằng tháng lương của anh.Nó là đại diện của IBM của khu vực Á Châu , phòng này Công ty IBM thuê cho nó.Lúc đó văn phòng chinh cua IBM nằm trên góc đuòng Tự Do và Gia Long





 công viên Chi lăng

 công viên CHi Lăng nhìn ra ngoài Eden bên trái và chung cư Catinat bên phải

 Công viên Chi Lăng trên đường Tự Do

 Công viên Chi Lăng có một sân khấu dành cho dàn quân nhạc trình diễn
Ngọc ThuầnDàn quân nhạc và lễ phục màu trắng ..kỷ niệm của công viên Chi lăng là đây .Bây giờ nó trở thành công viên Vincom mất rồi .


 Ngọc ThuầnẢnh này độc lắm Nam Ròm ..Chị chưa từng thấy bao giờ Những ngôi biệt thự đẹp như thế này đã biến mất.


 1960 SAIGON PALACE HOTEL -đường Tự Do
 Pham Khanh VienChưa bao giờ đặt chân vào đây.Thường chỉ dành cho dân nước ngoài du lịch.Dân sinh sống tại Saigon không có nhu cầu ( Khách sạn Palace )
 Ngọc ThuầnHồi ấy , chưa có khái niệm khách sạn 3 sao, 4 sao như bây giờ .Em nhớ những người quen của gia đình em khi đến Saigon chơi đều có thể thuê phòng ở đây
 Ta LienDân Sài Gòn có vô thì lên tuốt tầng trên có vũ trường xập xình . 

 Góc đường Tự Do - Thái Lập Thành. Nơi mấy cô gái đứng đó chính là Saigon Departo 
 Dieu Pham HuynhKhách sạn Palace em có vo rồi anh Pham Khanh Vien, nhưng chỉ vo vu trường cua Palace thôi, thời truoc 75, mặc dù mới 15, 16 tuổi thoi nhưng đi voi anh chị co xe hơi đến đón cũng hách xì xang làm, nhưng thấy các anh chị em post hình len nếu có hinh Saigon Departo cho thấy để nhớ lại thời xa xưa

 La Pagode nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do





 Ở góc đường Thái Lập Thành với Tự Do bên trái trong hình là tiệm Saigon Departo, có thể nói là tiệm bách hoá đầu tiên ở SG xây kiểu department store như Âu Mỹ, trước cả thương xá Tam Đa. Rất đông khách vào cuối tuần.
 


 La Pagode nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do La Pagode có nghĩa là Chùa vì được thiết kế nội thất với bàn ghế gỗ nâu mang nhiều phong cách phương Đông với các cô tiếp viên người Hoa xinh đẹp và hiền lành ,lặng lẽ...La Pagode là nơi gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ . Sau đó thiết kế của La Pagode được thay đổi theo đà phát triển của Saigon, các bức tường được lắp đặt những khung cửa kính ,những trụ cột cũng được lắp kính bốn bề, La Pagode trong lấp lánh hẳn...

Từ lúc thiết kế lại , La Pagode có loại máy hát tự chọn, khách bỏ vào vài đồng bạc vào máy là có thể nghe những bài hát mình yêu thích (trên màn hình như phim Video bay giờ), vào thời ấy , bộ phim Docteur Zhivago (dịch ra là Vĩnh biệt tình em) được trình chiếu ở các rạp Rex, Eden ...nên khách thường đến đây để nghe bài Chanson pour Lara một bản nhạc với giai điệu thoăn thoắt ,trữ tình được làm nền cho phim này. Với thiết kế mới La Pagode thích hợp để ngồi lặng lẽ nghe bản nhạc của riêng mình, hoặc cùng bạn bè thưởng thức vị đắng của cafe, hương nồng của rượu, nhìn dòng đời trôi xuôi ngoài cửa kính ...Khách ngồi bên trong La pagode có thể trải tầm nhìn ra hai con đường đẹp và sang trong bậc nhất Saigon có tên Lê Thánh Tôn và Tự Do,


 đường Tự Do -Đông Du

... đường Tự Do, Catinat
Ta LienĐoạn này gần về phía bến Bạch Đằng . Nhà có bảng số 59 là Hotel Catinat . Buổi trưa thứ 7 có tổ chúc ca nhạc với các ban nhạc trẻ ở Bar - Coffe dành cho tuổi yeye' .  
 

Lua CulanĐây là hồ tắm Neptuna ,vô phía trong có hồ tắm có cầu nhảy sâu lắm, sau 72 dẹp Steam Bath, còn hotel Catinat mặt trước Nguyễn Huệ là phòng trà Đêm Màu Hồng, thông qua tới Tự Do, từ khoảng năm89, thì thuộc về công ty Fidimex(Côngty XNK quận1) ở quán cà phê
 Nói là hotel, chứ tôi nghĩ là chung cư thì đúng hơn vì có mấy người bạn ở tư niên trả tiền tháng thôi.

Đường Tự Do , từ Nhà Thờ Đức Bà tới Bến Bạch Đằng -Sài Gòn trước 75

$
0
0
 Khách sạn Majectic

 Hôm nay Ròm trở về con đường Tự Do - Sài Gòn xưa .... mời các anh chị bạn cùng Ròm đi dạo lại con đường này .

Theo bảng đồ Sài Gòn 1975 thi đường Tự Do từ Nhà Thờ Đức Bà công trường Hòa Bình đến Bến Bạch Đằng khu vực công trường Mê Linh .... trên đường Tự Do có những ngã tư ,ngã ba ... với những đường Nguyễn Du , Gia Long , Lê Thánh Tôn , Lê Lợi - Cao Bá Quát , Nguyễn Siêu , Thái Lập Thành , Nguyễn Thinh (Nguyễn văn Thinh ) , Ngô Đức Kế .... rồi thẳng ra Sông Sài Gòn ...
Chú thích cho từng hình có thể xem trong comment bên trang nhà FB của Ròm tại đây
===> https://www.facebook.com/namrom64/posts/376192559241420
Theo bảng đồ Sài Gòn 1975 thi đường Tự Do từ Nhà Thờ Đức Bà công trường Hòa Bình đến Bến Bạch Đằng khu vực công trường Mê Linh .... trên đường Tự Do có những ngã tư ,ngã ba ... với những đường Nguyễn Du , Gia Long , Lê Thánh Tôn , Lê Lợi - Cao Bá Quát , Nguyễn Siêu , Thái Lập Thành , Nguyễn Thinh (Nguyễng văn Thinh ?) , Ngô Đức Kế ....
Công Viên Chi Lăng nẳm giửa hai ngã tư đường Công Lý - Gia Long - Lê Thánh Tôn


 
 Hình này nhìn hết nguyên con đường Tự Do từ nhà thờ ĐB tớ bến BĐ nè

 


 Ra tới đoạn đường này chúng ta còn hai công trình nữa là khách sạn Grand Hotel và khách sạn Majectic. Ở phía sau Majectic bên đường Tự Do có một rạp hát cùng tên chuyên chiếu những phim cũ nhưng có giá trị. Majestic cũng là rạp hạng sang và đẹp. Rạp này nằm sát bên khách sạn Majestic ở cuối đường Tự Do gần bến Bạch Đằng, đối tượng xem phim chủ yếu là người Pháp.

Son Kim NguyenCái nhà cao nhất là khách sạn Lạc Viên.Sau 75 trưng dụng làm nhà tập thể cho giảng viên & sv trường đhsp hcm ở,số 24 đg Đồng khởi,khi đi học tôi đã từng ở tòa nhà này...
 Ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do về đêm
Qua ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do là ngả ba Tự Do - Thái Lập Thành
 Ta LienTấm bảng ghi tên đường Nguyễn Thiệp , có tiệm bánh Le Bougnat ngon nhứt Sài Gòn về các món bánh Tây . Cùng chủ với tiệm Brodard .
Thượng nghị sĩ George McGovern, giữa, đứng phía sau vòng rào kẽm gai, đang xem đống đổ nát của một vũ trường bị đánh bom tại trung tâm Saigon hôm 16-9-1971

 Khach San Caravelle

 ngã tư Tự Do - Ngô Đức Kế nhìn về Sông Sài Gòn.

Nhà in Kwongwa - Kinh Đô - Lương Huynh trên đường Tự Do

 Khach San Caravelle

 Toàn Dân (cái gì ) .... vị anh hùng Trần Hưng Đạo ....đọc hổng ra
Saigon 1967 - đường Tự Do gần ngã 3 Tôn Thất Thiệp
 Truc Nguyen TrungToàn dân ghi ơn vị anh hùng Trần Hưng Đạo

 Bên trong quán Givral thời đó

 Bảng quảng cáo phim của rạp Eden trước lối ra vào Passage Eden

 Đối diện về phía Continental bên góc đường bên này là quán Givral. Givral là một nhà hàng, quán cà fe, nơi giới ký giả trong và ngoài nước suốt thời kỳ Chiến tranh Việt Nam thường ngồi lại với nhau và lâu dần trở thành một địa chỉ không thể thiếu, một địa danh văn hoá lịch sử

 Đường Tự Do chổ có tường rào màu trắng là bộ kinh tế

 Cyclists in Saigon 1971 - Ngã tư Tự Do-Gia Long

công trường John F. Kenedy - nhà thờ Đức Bà

 Công trường TT John F. Kennedy

 Vĩa hè đường Gia Long

 
 Trong quán Brodard nhìn ra đường Tự Do

 Dãy phố giữa Nguyễn Văn Thinh - Hồ Huấn Nghiệp
 Khách sạn Majectic


 Nguyễn Du - Tự Do . Tòa nhà đó là Nha Điền Đia (?)

 Ngã tư Ngô Đức Kế với Tự Do, phía trên chổ căn nhà màu vàng là góc đường Hồ Huấn Nghiệp

 Ngã tư Tự Do-Nguyễn Văn Thinh - Nhà May LUONG TAN

 ngả tư nữa là ngả tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh

 ngả tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh

 ngã tư Tự Do - Ngô Đức Kế nhìn về Sông Sài Gòn.

 Ngả tư Tự Do - Ngô Đức Kế

 Ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do thập niên 50
 Ngả ba Tự Do - Thái Lập Thành, nhà hàng La croix du sud sau là nhà hàng Tự Do

 Ngả tư Tự Do - Lê Thánh Tôn

 Nhà hàng Tự Do

 Nhà sách Xuân Thu trê đường Tự Do bị đập phá trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm

 Rue Catinat vào năm 1950 (café Brodard nằm ở góc Nguyễn Thiệp và Tự Do)

 Hình này thấy bảnh Cinema trên đường Tự Do mà hổng biết có phải rạp Catinat không đó anh Lua Culan .... chú thích cho hình là Lối vào Passage Eden thời Pháp
Lua Culan Đó là rạp EDEN ở trong Passage EDEN
Lua Culan Rạp Catinat mà Ròm nói đúng ra là nó ở trên đường Tự Do không phải ngay góc Nguyễn Thiệp, nó ở tầng dưới một chung cư dài qua tới Nguyễn Huệ, sau khi dẹp rạp Catinat thì nó trở thành Au Chalet, mặt bên Nguyễn Huệ là Hotel Catinat, và cuối cùng thì là phòng trà Đêm Màu Hồng chiếm hết tầng trệt do NS Phạm đình Chương khai thác, còn phía trên khách sạn cho mướn tháng.

Nhà thờ Notre-Dame de Sài Gòn và Place Pigneau de Béhaine, hình chụp từ đường Catinat, Tự Do .
Ở góc đường Nguyễn Thiệp có một rạp chiếu phim tên là Catinat. Rạp Catinat nằm trong con đường nối liền đường Tự Do sang đường Nguyễn Huệ. Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
Rạp Catinat chỉ chiếu lại những phim các rạp lớn chiếu rồi nên giá vé rất rẻ, giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
Trên đường Tự Do có hai rạp được xem là xưa nhất và đẹp nhất là Majestic và Eden.

Lua Culan Rạp Catinat mà Ròm nói đúng ra là nó ở trên đường Tự Do không phải ngay góc Nguyễn Thiệp, nó ở tầng dưới một chung cư dài qua tới Nguyễn Huệ, sau khi dẹp rạp Catinat thì nó trở thành Au Chalet, mặt bên Nguyễn Huệ là Hotel Catinat, và cuối cùng thì là phòng trà Đêm Màu Hồng chiếm hết tầng trệt do NS Phạm đình Chương khai thác, còn phía trên khách sạn cho mướn tháng.

Push cart fighting city traffic by Catholic Church on a busy SG street, trying to get the sugar cane to market.
SAIGON 1966 - Đường Nguyễn Du, đầu đường Tự Do
Saigon 1971 - Tu Do Street - Phía trước là ngã tư Tự Do-Gia Long
Phòng thông tin khi xưa là Nhật ấn bưu điện năm 1907. Ở góc đường Tự Do và đại lộ Lê Lợi
Vũ trường Tự Do bị nổ đường Nguyễn Huệ tới ngả ba Nguyễn Thiệp. một cảnh hoang tàn, xe cảnh sát tới cô lập đoạn đường Tự Do lúc đó hình như trên 8 giờ tối.
 Marc FournierLe 30 avril 1975, victoire du terrorisme.
 Sài Gòn 1964 - Lễ đặt tên Công trường TT John F. Kennedy

Sài Gòn 1967-1968 - Đường Tự Do. Ảnh. Dave DeMIlner. Cinema Eden
tiệm may Coya
Tiệm thực phẩm THÁI THẠCH
Vĩa hè quán Givral thập niên 50 thế kỷ 20
Vị trí của quán Givral
 Đường Nguyễn Thiệp là một đoạn đường ngắn dài khoảng 100m nối đường Nguyễn Huệ với đướng Tự do
 Ta LienĐường Nguyễn Thiệp nối Tự Do và Nguyễn Huệ .

 Đường Tự Do .... Nha trước bạ và con niêm

 Đường Tự Do nhìn từ công trường John F. Kenedy nhìn từ xa một chút ... Bên trái là Bộ nội vụ VNCH

 Đường Tự Do nhìn từ công trường John F. Kenedy

 Đường Tự Do, phía trước là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế

Ở phần đoạn đường này có một nhà hàng nổi tiếng là Maxim's nơi đây có nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Xuân Lôi phụ trách.

Hình xưa đường Công Lý ,Sài Gòn trước 75 .

$
0
0
Tìm lại Công Lý cho Sài Gòn xưa trước 75 ,
... mời các anh chị bạn ...cùng truy tìm với Ròm cái con đường bị bọn nam kỳ khởi nghĩa Thủ Tiêu sau khi cướp được miền Nam VNCH .
Từ "mất Tự Do" tới "tiêu Công Lý" của một thời VNCH trước 75 ..... hôm trước Ròm đã trở về cái thời đó để tìm lại Tự Do ...bước kế tiếp là truy lùng thử xem , coi Công Lý của Sài Gòn trước 75 như thế nào mà lại bị tụi nó Thủ Tiêu sau khi cướp được miền Nam
******
Ngày xưa người ta đặt tên rất ý nghĩa, con đường Công Lý dẫn từ Lăng Cha Cả đến thẳng Toà Án Sài Gòn........cho nên đặt tên Công Lý (?)
Tên đường theo thời Pháp ===> Mac Mahon
Tên đường theo thời VNCH ===> Công Lý (những địa điểm đăc biệt trên con đường này là Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng Thống, Chùa Vĩnh Nghiêm, trường tư thục Quốc Anh,Thương xá Crystal Palace-Tam Đa, rạp Hồng Bàng)
Theo bảng đồ xưa mà Ròm thấy thì đường Công Lý bắt đầu từ Toà nhà Hội Trường Diên Hồng ... ngang qua những con đường ...... tới Cầu Công Lý .
Ròm đề ba với hình xưa Hội Trường Diên Hồng ,tượng An Dương Vương nằm trên đường Bến Chương Dương, nhìn ra rạch Bến Nghé ...
Đã thuộc về Xưa trước 75 thì Ròm sẽ dùng cách kêu ,gọi ... tên đường của hồi trước 75 theo bảng đồ xưa ...và chỉ trường hợp đặc biệt mới dùng tới cách gọi sau này ,các bạn thông cảm cho Ròm nha .

Hình xưa mà Ròm tìm được bên FB của Ròm thì theo thứ tự từ Rạch Bến Nghé .... dài tới Cầu Công Lý với những Comment của các anh chị của thời trước 75 chú thích thêm cho hình .
https://www.facebook.com/namrom64/posts/377147372479272…

Theo hình này từ Bến Bạch Đằng qua hai cây Cầu Khánh Hội và Cầu Mống trên rạch Bến Nghé thì mới tới Hội Trường Diên Hồng quẹo phải vô đường Công Lý .....rồi ngã tư kế tiếp mới là Công Lý - Nguyễn Công Trứ ....

 ...đường Công Lý bắt đầu từ Toà nhà Hội Trường Diên Hồng...



 ...ngã tư NCT /CL ...kế tiếp là ngã ba Nguyễn Văn Tâm -Công Lý .....rồi mới ra đại lộ Hàm Nghi
Lua Culanở H2 ngã 3 đó là Nguyễn văn Sâm ,Công Lý đó Ròm .Gần đầu đường có Rạp Kim Châu (Rạp máy lạnh đầu tiên ở SG chiếu phim Màn Ảnh Đại Vĩ Tuyến, sau đó là rạp Thái Bình chiếu phim 70 ly Tod-Ao)



 Đại lộ Hàm Nghi - BOULEVARND DE LA SOME. nhìn thấy từ Bến Bạch Đằng thẳng vô tới công trường Diên Hồng ngang qua đường Công Lý
Lua Culan H3, sau ngã 4 Huỳnh thúc Kháng,Công Lý , là tới Đại lộ Lê Lợi, ngã này cũng có thể gọi là ngã 5 ,vì có thêm đường nhỏ Nguyễn trung Trực tại ngã 4 này.



 Từ đại lộ Hàm Nghi lội tiếp ngang qua ngã tư Huỳnh Thúc Kháng ...tới nửa là ngã ba Nguyễn Trung Trực rồi mới tới đại lộ Lê Lợi 

 ....qua khỏi đại lộ Lê Lợi là tới ngã tư Công Lý - Lê Thánh Tôn
Saigon 1967 - Street Scene - ngã tư Công Lý-Lê Thánh Tôn 


 Góc Lê Thánh Tôn-Công Lý
Ngọc Thuần Hình số 5 Lê Thánh Tôn- Công Lý : góc bên trái đầu thập niên 70 có tiệm giày Bata , là chỗ chị hay mua giày thời còn đi học.Góc bên phải chỗ xe jeep là sau lưng Thư viện Quốc Gia Saigon ( khánh thành năm 1972 ) thời
Pháp thuộc từng là vị trí của Khám lớn Nay vị trí giầy Bata và các tiệm kề bên đã bị đập bỏ, chờ xây dựng.công trình mới Vị trí này liền kề với Crystal Palace , sau này là tòa nhà ITC từng bị cháy năm 2002


 Ngã tư Công Lý- Lê Thánh Tôn
Ngọc Thuần Hình số 6 , vị trí này dễ thấy Crystal Palace ( tòa nhà trắng ) Ngã tư bên góc phải , là một phần sân sau của Thư viện Quốc Gia, ngày nay góc này là nhà hàng nướng Barbecue Garden


 Saigon 1969 - Ngã tư Lê Thánh Tôn-Công Lý, phía xa là đường Lê Lợi 

 .... ngã tư Gia Long - Công Lý kế tiếp
Quẹo phải qua đường Gia Long để tới Công viên Liên Hiệp góc Gia long - Pasteur .... đướng Pasteur căp song song bên phải với đường Công Lý 


 Góc đường Công lý -Lê Lợi 1966

..qua khỏi ngã tư Nguyễn Du - Công Lý thì thấy Dinh Độc Lập trên đường Công Lý
đường ngang dọc theo Dinh Độc Lập là Công Lý
Son Kim Nguyen Hình 9 là đường Thống Nhất .Chạy thẳng tới Thảo Cầm Viên...

 
Dinh Độc Lập nằm chính giửa 4 con đường ... Công Lý - Hồng Thập Tự - Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Du .
Mặt trước của DĐL từ ngã tư Công Lý -Nguyễn Du tới Hồng Thập Tự ....có 3 cái ngã ba , Hàn Thuyên - đại lộ Thống Nhất - Alexandre de Rhodes


Không ảnh đường Công Lý tới trước Dinh Độc Lập 

Ngọc Thuần Hình 12 đúng là tòa đại sứ Mỹ nhìn từ trên cao 

Đường Hàn Thuyên trước dinh Độc lập
vách tường vàng quẹo góc trái hình giống góc Hàn Thuyên quẹo ra Nhà thời Đức Bà 




Nhà nghỉ trong dinh Độc Lập ngó ngang trường Lê Quý Đôn

Và đây ngả tư Công Lý – Hồng Thập Tự, qua ngả tư bên trái là trường Lê Quý Đôn bên phải có một trường tư , rồi đến đầu ngả tư Công Lý – Trần Quý Cáp có ngôi nhà của bà già người Pháp. Đoạn này là hông trường Lê Quý Đôn, ở đây có khu nhà ở của những người lao công của trường.
Lua Culan H17, là trên đường Hồng Thập Tự trước mặt trường Lê Quí Đôn và bên hông Dinh Độc Lập 





Đường Công Lý, phía trước là ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp
Lua Culan H18, đang ở trên đường Công Lý (Ròm đang đi ngược chiều) trước mặt vẫn là ngã 4 Hồng Thập Tự, bên phải hình vẫn là trường Lê quí Đôn.


Tới ngã tư Công Lý - Trần Quý Cáp thì thấy sao hơi lộn xộn giửa các hình xưa ...hổng biết hình nào đúng hình nào sai huhu
ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp
Ngọc Thuần Hình 19 , ngã tư Công Lý- Trần Quý Cáp .Bên tay phải chính là hông trường Lê Quý Đôn ( Thời Pháp là trường Chasseloup Laubat. Sau này trường mang tên Jean Jacques Rousseau trước khi trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn năm 1967 )

 

Qua ngả tư Công Lý – Trần Quý Cáp Ta thấy Sân vận động Phan Đình Phùng bên phải, bên phải là hotel Đức và một biệt thự lớn. Rồi tiếp đến là ngả tư Công Lý – Phan Đình Phùng. Đi tới một chút chúng ta thấy một building Mỹ phía phải.
Ngọc Thuần Hình 20, n
ếu đi đúng chiều đường Công Lý , thì ta gặp ngã tư Công Lý- Phan Đình Phùng trước rồi mới đến ngã tư Công Lý- Trần Quý Cáp . Sân Phan Đình Phùng nằm cùng vị trí của công viên Vạn Xuân . Hồi trước 1975 , chị vẫn tập thể dục trên sân Phan Đình Phùng .Sau 1975 , chính quyền mới đã phá bỏ công viên Vạn Xuân , xây Trung Tâm Thi đấu Phan Đình Phùng .Thật sự rất tiếc .Đối diện với công viên Vạn Xuân phần bên đường Pasteur , vị trí của trường Đại Học Kiến Trúc , chị nhớ có một dãy nhà nhỏ ngoài mặt tiền ( dãy nhà này ngày nay vẫn còn nhưng cho thuê để buôn bán hàng ăn ) Thỉnh thoảng tại đây có chiếu phim , đó là gần cuối thập niên 60, chị vẫn hay đi theo anh chị đến coi phim , lâu ngày không nhớ là phim gì. chỉ nhớ căn phòng rất nhỏ hẹp. Những người tỗ chức chiếu phim đa số đều là các anh chị sinh viên )


Ngả tư Công Lý - Phan Đình Phùng
Ngọc Thuần Hình 21 , ngã tư Công Lý-Phan Đình Phùng ,góc phải về phía bên kia ngã tư , tòa biệt thự vẫn còn , hiện giờ là nơi làm việc của Công ty Vidotour .


Ngả ba Công Lý – Ngô Thời Nhiệm với xưởng bào chế Roussel và trường Marie Curie bên phải, bên trái là một buildding mà trước đó là biệt thư của luật sư Trịnh Đình Thảo. Ông này bị chính quyền VNCH trục xuất ra Bắc năm 1964 và tịch thu căn nhà này. Đi tới nữa là phần sau của trung tâm viễn thông Mỹ và ở đây hồi đó có một tiệm may.

Ngả tư Công Lý – Phan Thanh Giản

Ngả ba Công Lý - Tú Xương
Ngọc Thuần Nhìn những banderole treo trên thành phố trước kia, ta thấy cách treo rất nghiêm túc.Đúng " mùa ", đúng dịp ..bây giờ là loạn biểu ngữ ( một tờ báo vừa đề cập chuyện này ) chỗ nào cũng có biểu ngữ , rợp trời biểu ngữ, khẩu hiệu .Nhất là màu đỏ muốn rối con mắt 


Ngả tư Công Lý – Hiền Vương. Phía trước bên trái là công ty terre rouge của Pháp
Lua Culan H25,...và bên phải là Dinh Quốc Khách VNCH.Lua Culan H25,...và bên phải là Dinh Quốc Khách VNCH.
Ngọc Thuần Hình 25, anh Lua Culan nhớ rất chính xác, đây là Dinh Quốc Khánh của VNCH .Sau 1975 , nó trở thành Trung Tâm Văn Hóa Thiếu Nhi ( còn gọi là Nhà Thiếu Nhi Thành phố )

 

Lua Culan H25a, băng-rôn trên cổng chào " Chào mừng thành phố Quãng Trị đã trở về với Quân Dân Miền Nam."


Coi như chỉ còn hai cái ngã tư Công Lý - Nguyễn Đình Chiểu và Yên Đổ .....nửa rồi sẽ thấy chùa Vĩnh Nghiêm cũng như cây cầu Công Lý .

Đoạn qua ngả tư Công Lý - Hiền Vương. Bên tay mặt là hàng rào phía sau viện Pasteur
...
Qua ngả ba Công Lý – Tú Xương là ngả tư Công Lý – Hiền Vương. Chúng ta gặp phần sau của viện Pasteur trãi dài tới ngả tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu (Tại ngã tư nà
y có ông già chuyên xửa xe Velo Solex bên lề đường. Tiệm của ông chỉ căng tấm bạt để làm nóc che nắng che mưa. Ngay cả trong lúc xe Honda, Suzuki tràn ngập thị trường. cũng không thấy ông sửa xe nào khác ngoài Velo Solex. Ông cụ này, có lẽ chỉ đưa con ốc ông cũng biết là nó nằm ở đâu trong chiếc Velo Solex. Tới 1974, vẩn thấy ông ở đó nhưng không rõ tới lúc nào thì ông không còn sửa xe ở đó nữa.). Bên phía trái là bệnh viện dân tộc. Qua khỏi ngả tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu có trụ sở đạo Bahai, tiếp đến là Hội thánh Báp Tít Ân điển (Có một thời (có lẻ trong những năm khoảng 1970), có lẻ một trong những cách hội dùng để truyền đạo là mở lớp dạy anh văn miển phí. Do người Mỹ dạy đàng hoàng. Trong hội có cái tủ lạnh chứa cà rem. Giờ giải lao các học sinh được đãi ăn cà rem miển phí. Chỉ có điều là các lớp nhỏ học tiếng Anh qua các bài về kinh thánh. Chỉ có lớp cao mới học qua các bài báo), bên tay phải có khu chung cư và ngõ hẽm thông qua đường Huỳnh Tịnh Của.
....
Lua Culan H26, ông già sửa Vélo,vì có nhà nhỏ trong đường hẻm đạo Baha'i (bên trái hình),sau 75 thì ông dời vô đầu hẻm đó, ông vẫn ngồi đó cho đến tận năm 2000 (ông vẫn loai hoai với cái vélo cũ của ông,và gặp bạn bè ông) thì qua đời.
Lua Culanở đây tôi chỉ thấy trụ sở đạo Baha'i trong hẻm (sau 75, họ nói đạo này là CIA, bây giờ một phần là nơi sinh hoạt văn hóa, phần thông qua đường Nguyễn đình Chiểu giờ là Trần quốc Toản,thuộc cơ quan tình báo vc),còn hội Thánh Tin Lành Báp-tít Ân Điển thì ở xa qua khỏi cầu Công Lý gần đường rầy xe lửa quận Phú Nhuận.


Ngả tư Công Lý - Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy trường tư thục Duy Nhất, bên kia đường là trụ sở đạo Ba hai
Lua Culan H26a, Trường nhỏ này chỉ là dạy luyện thi,đầu năm 70, dân kỷ thuật ồ ạt học tiếng Đức để du học tự túc, các thầy ở Trung tâm Văn hóa Đức (
viện Goethe) mướn thêm ở đây để dạy thực hành..hì..hì ..tui cũng có học, ra vô cứ guten morgen,ich bin..hoài cho quen, Ròm đừng cười nha..hà..hà..còn có bi nhiêu thôi.


Đường Công Lý đoạn gần tới ngả tư Công Lý – Yên Đỗ


Những hình ảnh xưa kế tiếp là đoạn đường Công Lý lòng vòng gần ngã tư Công Lý - Yên Đổ ....... hổng có chú thích cho hình .... anh Lua Culan và các anh chị còn nhớ thì nhắc giùm cho Ròm nhe ,cám ơn nhiều
Cứ chú thích kèm theo số hình h27a,b,c,... cho Ròm biết là chú thích cho hình nào
Lua Culan H27b,Công lý từ SG đi Tân sơn Nhất đến cua quẹo Yên Đổ ra Hai bà Trưng, bây giờ là cao ốc của Sacombank.

 


Đường Công Lý lúc còn hai đường nhỏ cho xe thô sơ. Đoạn qua ngả tư Yên Đổ
Lua Culan H27d, đoạn này là từ ngã tư Công Lý,Hiền Vương đi về trung tâm SG (vì chỉ từ đoạn 1 chiều này là có 2 đường nhỏ song song 2 bên đường cho xe 2 bánh lưu thông)



Trường tư thục Công Lý (Charles De Gaulle)
Lua Culan H27f, trường này ở đầu đường hẻm đạo Baha'i (từ SG ra TSN nằm bên trái)


Ngả tư Công Lý – Yên Đỗ




Qua ngả tư Công Lý – Yên Đỗ. Ta thấy bên tay trái là xóm Lách hay xóm Chuồng bò, bên phài là xóm Nhà đèn tới một khoảng là trung tâm văn bút nơi nhà văn Chu Tử bị ám sát măm 1965. Đi thêm nữa là cư xá Kiến thiết trãi dài tới cầu Công Lý. Tay trái ta có chùa Vĩnh Nghiêm và trường Sao Mai ngay cạnh cầu.



Bãi rau muống dưới chân cầu Công Lý 

Cầu Công Lý:
Cầu này dính tới chuyện Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết Mc Namara khi đến Sài Gòn. Trỗi là dân Quãng Nam vào Sài Gòn làm nhân viên điện lực và cũng là đàn em dưới trướng Đại Cathay (theo lời kể của một người đã làm việc trong ngành cảnh sát V
NCH). Sau này VC đã móc nối và N V Trỗi đi theo. Hôm Trỗi ôm mìn đặt dưới cầu không may bà cắt rau muống trông thấy và báo với cảnh sát gác cầu. Sau đó xe cảnh sát của tổng nha lên, yêu cầu Trỗi đầu hàng và cảnh sát đã bắn vào chân Trỗi. Cầu cũ nay không còn nữa nhưng lạ thay cái tên cầu Công Lý vẫn còn đó trong khi con đường đã mất tên.



.... cuối cùng coi như cũng lội hết con đường Công Lý của Sài Gòn xưa trước 1975 rồi đó nha
Jú ...hu...... thèng ròm đã tìm lại được Công Lý của Sài Gòn Xưa rồi hehehehehe


Liên Đoàn Trưởng Thiếu Sinh Quân của ngày 30-4-1975 , anh Thắng nay ở đâu?

$
0
0
Cảm xúc từ một tấm hình. (của anh FB Quang Caumuoi cựu TSQ VNCH )

Trong STT của một người Đàn Anh kèm theo tấm hình Người thiếu niên trong bộ Quân Phục Đại Lễ của Trường Thiếu Sinh Quân VNCH trước năm 1975 với lời nhắn hỏi "Có ai biết AET này giờ ở đâu không?"
Tấm hình và câu hỏi gợi lại trong tôi một quãng đời vẫn nằm yên trong ký ức 40 năm qua.


Người thiếu niên này là một trong những TSQ xuất sắc nhất của ngôi trường TSQ VNCH tại Vũng Tàu trước năm 1975. Anh ấy là Thiếu Sinh Quân Liên Đoàn Trưởng của những ngày tháng cuối cùng khi quân Bắc Việt chiếm toàn bộ Miền Nam.
Phải nói rằng Anh ấy rất đẹp trai, con trai mà môi hồng như con gái, tướng tá thì không cao lớn nhưng vẫn toát ra được cái oai dũng của một người có năng khiếu chỉ huy.Để được đề bạt làm TSQ LĐT không phải dễ,trong tổng số của gần 400 CTSQ của liên lớp 12, với cấp bậc Thượng Sĩ Danh Dự.
Trong kế hoạch đào tạo TSQ của QLVNCH thì hệ thống tự chỉ huy được áp dụng cho các đơn vị nhỏ nhất từ cấp Trung Đội lên đến Liên Đoàn TSQ gồm 1400 TSQ. Người LĐT có một ban tham mưu cũng gồm các TSQ cấp trưởng phụ tá.
LĐT lúc nào cũng phải quân phục chỉnh tề, đi đứng, nói năng phải tỏ ra là gương mẫu cho các TSQ khác noi theo,cũng cần nói thêm là để được đề bạt làm TSQ LĐT anh ta cũng cần phải đạt được điểm cao nhất của mỗi Lục cá nguyệt bao gồm điểm học vấn, quân sư.võ thuật,âm nhạc hạnh kiểm v..v..v


Đối với những người Đàn Anh thuộc liên lớp 12 năm đó thì chúng tội chỉ "Kính Nhi Viễn Chi" nghĩa là né được lúc nào thì né, lân la lại gần mất công các "bố" buồn vui ai biết được..thế mà cuộc đời có những cái mình không ngờ tới.Tôi đã được người Đàn Anh này cùng với một người Đàn Anh khác bao bọc trong thời gian hơn một tháng sau ngày đá nát vàng phai 30-4-1975.
Người thiếu niên trong tấm hình này, đã chứng tỏ được năng khiếu chỉ huy trong những giờ phút hấp hối của Miền Nam nói chung và ngôi trường Mẹ thân yêu của tập thể CTSQ VNCH nói riêng.
Là TSQ LĐT dù lúc đó đã được lịnh tan hàng, nhưng với hơn 700 TSQcòn kẹt lại ở trường, bao gồm các TSQ thuộc vùng 1 vùng 2 và những TSQ thuộc vùng 3 vùng 4 Biệt Khu Thủ Đô ở lại học thi tú tài hay không có nơi chốn để về thì cái trách nhiệm của người Liên Đoàn Trưởng TSQ rất nặng ..cái trách niệm này tự lương tâm, danh dự của một người chỉ huy chứ không ai ép buộc anh ấy cả, và như đã nói..Anh ấy cùng với một toán TSQ cấp trưởng đã điều động chỉ huy, phòng thủ và chống trả sự tấn công của quân Bắc Việt gốm những cán binh đã quen với chiến trận so với 'Bầy Sư Tử Lãng Mạn" chỉ toàn là thiếu niên chưa đến 18 tuổi, chưa bao giờ nếm mùi chiến trận..đang bị dồn vào đường cùng.Trận chiến này đã để lại trong lòng người dân Vũng Tàu một ấn tượng.
Những Người năm xưa ấy ơi đâu rồi?? Trịnh Minh Thắng , Nguyễn Văn An, Minh" xe be" Lãng"xi cà tưa" Nguyễn Văn Thành..Nghĩa "đại hàn"..Lâm A Sáng..vvv.."
Trận chiến kéo dài từ rạng sáng ngày 30-4-75 cho đến 1 giờ trưa cùng ngày..khi tấm "ra "giường thay cho cờ trắng được kéo lên thế chỗ cho Lá Quốc Kỳ trong một nghi lễ đơn giản nhưng vô cùng hùng tráng."Bắt súng chào...bắt."
Lá Quốc Kỳ được từ từ kéo xuống ,xếp lại trang trong.và sau đó từng đoàn cán binh Bắc Việt hùng hổ xông vào Trường quát nạt, dí súng bắt tất cả tập họp lại trước sân Vũ Đình Trường tôi vẫn còn thấy Anh với chiếc áo mưa màu xanh đi tới đi lui dặn dò bàn bạc, an ủi các TSQ lớp nhỏ.
Bộ Đội quát hỏi ai là người chỉ huy thì chỉ nhận được sự im lặng của toàn thể TSQ lúc đó. Họ lùa chúng tôi qua trại gia binh Cô Giang kế cận..và từ đó chúng tôi tan hàng..mỗi nhóm, túa ra khắp mọi nẻo đường của Thị Xã Vũng Tàu và đường 15 hướng về Sài Gòn..Tôi tím đường về Trung..ba anh em còn lại 2 ..một đã may mắn gặp lại gia đình ở bến xe An Đông..tôi với thằng Lợi đi nhờ từng đoạn về tới Miền Trung..tình hình lúc đó ở miền Trung rất là "sắt máu" tôi lại lặn lội vào Nam..bây giờ ngồi nghĩ lại tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó mình lại liều như vậy..trên đường tôi lại may mắn quen được một người tù binh thuộc binh chủng Nhảy Dù cùng với người hôn thê là du kích Việt Cộng thuộc Huyện đội Quế Sơn người đã giam giữ anh ấy,khi anh bị bắt làm tù binh từ năm 1972..cũng từ những đồng tiền của chị mà ba anh em vào tới được Sài Gòn..sau khi trú ngụ tại nhà anh ấy được hai tuần thì tôi lại muốn đi, thật ra vì gia đình anh ấy là người Hoa Chợ Lớn nên phong tục rất khó khăn hơn nữa thời buổi nhiễu nhương..lòng người cũng giao động..anh chị cũng bắt đầu có trục trặc trong vấn đề tình cảm nên dù chị ấy rủ tôi về lại miền Trung với lời hứa sẽ bao bọc cho..nhưng không hiểu sao tôi lại lắc đầu..chắc tại cái số mệnh..anh chị cho một ít tiền ..tôi về lại Vũng Tàu và tôi gặp lại Người Đàn Anh này..
Nhà Thờ Xứ Tân Châu, Cha Xứ đã ra đi, chỉ còn lại Vị Cha phó trẻ trung, dễ mến..tôi không nhớ từ đâu tôi lại gặp hai Anh , chắc những ngay tháng đẩy xe ba gác kiếm bánh mì ở chợ Bến Đình..Hai anh đưa tôi về trú ngụ ở nhà thờ..ngày ra chợ kiếm cơm , tối về mấy anh em chia nhau những gì kiếm được..sống qua ngày. Các bạn biết không? trong hoàn cảnh như thế mà Hai Anh vẫn cố ôn bài..cho kỳ thi Tú Tài sắp được nhà cầm quyền mới mở ra..thế mới nói..tôi còn nhớ anh ấy nói..phải cố học..vì không học thì mình không giúp được gì cho đất nước cả..cho dù chế độ nào cũng cần người có học..bây giờ ngồi nhớ lại tôi thương thật thương cái tâm hồn trong trắng của các anh vô cùng..thật tình mà nói Trường TSQ VNCH không bao giờ dạy cho chúng ta lòng hận thù với Miền Bắc..chúng ta hoàn tòan ngây thơ với người cộng sản..cho đến một ngay..Cha Phó với khuôn mặt buồn hiu hắt..thông báo với ba anh em rằng..'Cha không bảo bọc các con được nữa.du kích họ làm khó dễ..Cha xin lỗi"
Đứng trước tình cảnh này, Anh ấy vẫn bình tỉnh..tạ ơn Cha, xin cho chúng con thời gian ngắn..chúng con sẽ tự tìm nơi chốn..không biết hai anh làm gì bàn bạc ra sao nhưng một chiều anh ấy kêu tôi lại và nói rằng" em cũng biết tình cảnh anh em chúng ta, tụi anh không bao giờ muốn bỏ em cả, nhưng..anh đã tìm ra được một gia đình họ sắp lên vùng kinh tế mới..gia đình này không có con trai nên họ cần một người con trai để phụ giúp họ..thời thế..em hiểu không? tạm thời như thế cho qua, anh sẽ giữ liên lạc với em..qua họ..nếu khi nào nhận được lời nhắn của anh, bất cứ giá nào em cũng phải tìm về lại Vũng Tàu nghe chưa?"
Ba anh em chúng tôi chia tay nhau từ đó..giòng đời trôi..bến bờ nào trên sông dài ai biết..
Bốn mươi năm qua rồi..Anh giờ vẫn bặt tin..có những tin không chắc lắm về anh.
Ngày hôm nay, qua phương tiện truyền thông hiện đại, qua những anh em chúng ta ở trên toàn thế giới thế mà không ai biết chắc chắc anh còn sống hay đã chết..Tôi không tin một người như Anh lại chán đời chán anh em để mà tìm nơi ẩn thân vì không có lý do nào để anh làm như thế..cả bạn anh là anh Nguyễn Văn An tôi cũng không nghe tin tức gì cả dù tôi vẫn để tâm kiếm tìm..
Anh Thắng..em viết những giòng này cho Anh..nếu anh còn sống em chúc anh luôn mạnh khỏe..và làm những gì anh thích..như ẩn thân từ bấy lâu nay..
Chẳng may Anh đã mệnh chung..em cầu xin linh hồn anh được yên nghĩ đời đời..cuộc đời anh em chúng ta thăng trầm cùng vận nước, nghĩ cũng buồn anh nhỉ?
Anh là một trong những người Đàn Anh TSQ mà em mang ơn và kính phục.Cái tình ,cái nghĩa anh em, mà anh biểu hiện em nguyện noi theo..cho đến ngày nhắm mắt..Anh em ta mất hết chỉ còn nhau.
FB Quang Caumuoi..... xin xác định một điều những gì tôi viết trên đây hoàn toàn xác thực..ngoại trừ một vài chi tiết nhỏ có thể sai lệch..riêng về người TSQ Liên Đoàn Trưởng Trịnh Minh Thắng đều chính xác sau khi phoosikieerm lại trí nhớ và thông tin từ Anh em..tin tức cuối cùng mà chúng tôi nhận được là anh ấy đã vượt biên qua tới Pháp...nhưng không có lẽ nào anh ấy không lộ diện kể cả người bạn như bóng và hình là Nguyễn Văn An..hay Xuân An hoặc Nguyễn An..mà chúng tôi không nhớ rỏ..mong quý vị chỉ cần lưu tâm đếnnhững người chung quanh mình thế nào cũng có tin tức..thân kính

 
 (Có ai biết những gì liên quan với anh Thắng làm ơn liên lạc với FB Nam Ròm hoặc là FB Quang Caumuoi  Cám ơn nhiều )   
Nguồn : https://www.facebook.com/Quangcaumuoi/posts/1610119949228440:1

Hình xưa ngả tư Nguyễn Huệ / Lê Lợi , cái Bồn Kèn Sài Gòn trước 75

$
0
0

Cảnh sát tới, chạy lẹ tụi bây ơi ..............

 
Lua Culan :Cái vụ tắm này,tôi nghĩ phần đông con nít học sinh ai cũng từng tắm qua..hì..hì..mà mấy anh cảnh sát này cũng ác, họ tới là chỉ tịch thu quần áo, tui cũng từng đứng chung một bầy ở truồng dòng dõng,2 tay bụm ,miệng mếu máo trong vườn Tao Đàn (vì gần nhà), ai chạy xe ngang cũng nín cười...tởn tới già.
...trưa nắng chang chang ...tắm mát mà cũng hổng cho .... 


Muốn biết tại sao hồi xưa kêu cái bồn phun nước này là  Bồn Kèn ... xem hình dưới đây sẽ biết hehehe
Thấy được trong Forum có chú thích như vầy nè :

".... bồn kèn.......ngày xưa chủ nhật dàn kèn Pháp lên đây thổi cho người ta nghe..." 

Còn anh Dang Nguyen (FB) của Ròm thì đã từng được Ba của ảnh dẩn đi nghe xem qua ...
Dang Nguyen : Ờ quên nói Ròm ,tui từng được Ba chở ra Bồn Kèn xem các anh lính Pháp chơi nhạc giúp vui ,miễn phí mỗi sáng Chúa Nhựt lúc 8:30 .Ban nhạc Hải Quân Pháp nghe Ba gọi "Bạch Lô"
 Còm đính chính nhận được  : 
Anh Năm Ròm sửa lại "Mach Lô" không phải "Bạch Lô"
Mạch lô là gì?
Mạch lô là một từ cũ, có nghĩa là thủy thủ, do gốc Pháp là matelot:
Đám mạch lô trở nên hoảng loạn. (Ngô Tự Lập, 2008:60)

(Dang Nguyen OK Nam Ròm,có thể tôi nghe nhầm ,lâu quá có thể quên .Từ Pháp Matelot đúng đó .Cám ơn Bạn gì đó ..)

 
..và dưới đây là những hình ảnh về cái Bồn Kèn tại ngả tư Nguyễn Huệ / Lê Lợi Sài Gòn trước 75 ... với sự góp sức của anh FB Steven Nguyen cùng với Ròm khiêng về từ mọi nơi trên mạng Net . Các bạn có thể xem thêm những comment bên FB về bài post này ==> https://www.facebook.com/notes/Cảnh sát tới, chạy lẹ tụi bây ơi ...  với tấm hình Cảnh Sát tới ... . chôm của trang Hòn Ngọc Viễn Đông
https://www.facebook.com/honngocviendong.vn/photos/
++++++
Bài post này chỉ riêng về cái bồn phun nước vì vậy Ròm hổng có đem thời gian của năm nào cũng như chú thích hay nguồn hình về ...nói chung , chỉ xem hình để nhớ về một thời .



















































Xem để biết Người Cày Có Ruộng , Cải cách điền địa thời VNCH ra sao?

$
0
0
Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi"
https://www.youtube.com/watch?v=l8plyO3Lwh0&feature=youtu.be


 Còn đây là Chính Sách "Cải Cách Điền Địa"của Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1959
https://youtu.be/Y0_s4xPNtWM




Vài hình xưa về Ngày Người Cày Có Ruộng và TT Nguyễn Văn Thiệu
 https://www.facebook.com/media/set/?set=a.1833948410078589.1073741947.1782901738516590&type=3

***********************
 

Cải cách điền địa ở VNCH ra sao?

  • 24 tháng 9 2014
Ông Ngô Đình Diệm đã tiến hành cải cách nông thôn khi còn làm Thủ tướng
Trong khi miền Bắc phóng tay Cải cách Ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.
Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.
Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.
Chương trình được thực hiện trong ôn hòa, dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp, hoà giải và hòa hợp xã hội. Một mặt tôn trọng quyền lợi của chủ đất, khôi phục và bảo vệ quyền tư hữu đất đai. Mặt khác giúp tòan thể nông dân có ruộng cày.
Thành công một phần nhờ vào sự đóng góp của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.
Nhưng chính yếu vẫn là từ hai vị lãnh đạo miền Nam: Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình ngay khi về nước và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết tâm nối tiếp thực hiện chương trình.
Ông Thiệu hiểu rõ Luật NCCR không phải chỉ là thành quả của nền dân chủ nghị viện non trẻ, mà còn là một chính sách mang lại chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản.
Những tài liệu phổ biến gần đây cho thấy, sau Mậu Thân 1968 số thanh niên miền Nam theo cộng sản càng ngày càng ít đi, không đủ bổ xung số cán binh cộng sản ra hồi chánh, lên đến trên 200.000 người.
Chính vì lý do này cộng sản Bắc Việt đã phải mang quân chính quy từ miền Bắc vượt biên giới xâm lấn miền Nam.

Tình hình ruộng đất miền Nam

Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, miền Nam vẫn còn nhiều vùng chưa được khẩn hoang, nhiều vùng vì chiến tranh nông dân đã phải bỏ ruộng vườn.
Lợi dụng cơ hội một số người Pháp và người theo Pháp đã chiếm, rồi thông đồng với nhà cầm quyền Pháp hợp thức hóa quyền sở hữu đất đai họ chiếm được. Trước 1945, theo ước tính trong số 6.530 đại điền chủ (trên 50 ha đất) có 6.316 là ở miền Nam.
Miền Nam không xảy ra Cải cách Ruộng đất, không có nghĩa là cộng sản miền Nam nhân đạo hơn cộng sản miền Bắc.
Từ cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940, cộng sản đã thẳng tay tàn sát tiêu diệt giai cấp điền chủ. Các sử liệu cộng sản tóm tắc việc này như sau: “…lập tòa án cách mạng xét xử bọn phản động, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, xóa các khoản nợ, tịch thu đất thóc gạo của địa chủ chia cho dân nghèo và nuôi nghĩa quân.”
Khi Việt Minh cướp được chính quyền năm 1945, hầu hết các đại điền chủ đều bỏ ruộng vườn về sống tại Sài Gòn hoặc các thành phố lớn. Việt Minh tịch thu ruộng đất rồi chia cho tá điền canh tác và lấy thuế.
Ở các vùng thuộc Hòa Hảo và Cao Đài, nông dân cũng tự thực hiện việc chia lại ruộng đất hoặc chấm dứt nộp địa tô cho ruộng vườn mà họ đang trồng cấy.

Sắc lệnh Cải cách Điền Địa của Cựu Hoàng Bảo Đại vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên không mang lại kết quả cụ thể
Năm 1949, khi người Pháp bắt đầu trao trả độc lập Cựu Hoàng Bảo Đại cho ban hành sắc lệnh về Cải cách Điền Địa (CCĐĐ), nhưng vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên sắc lệnh này không mang lại kết quả cụ thể nào.
Sau hiệp định đình chiến Genève chia đôi đất nước, miền Nam đã trải qua hai cuộc CCĐĐ và một số chính sách về ruộng đất.

Cải cách điền địa lần một

Bước đầu của chính sách cải cách điền địa, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho ban hành Dụ số 2 và Dụ số 7 nhằm thiết thiết lập quy chế tá canh.
Địa tô được tính không quá 25% vụ lúa thu hoạch chánh. Thời gian cho thuê được quy định là 5 năm. Tá điền và điền chủ có thể xin hủy bỏ họăc tái ký hợp đồng.
Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang, ước lượng 500 ngàn ha, thì thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền thu và cấp phát không cho tá điền.
Các tá điền trước đây theo Việt Minh được tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến. Địa tô và quyền tá canh nay được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.
Ngày 22-10-1956, Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách CCĐĐ.
Mỗi điền chủ chỉ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, còn 70 ha phải cho tá điền thuê theo đúng quy chế tá canh.
Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại: 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt, phần còn lại được trả bằng trái phiếu trong thời hạn 12 năm, với lãi suất là 3% mỗi năm.
Ruộng bị truất hữu được bán lại cho các tá điền, mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha và phải trả cho nhà nước trong vòng 12 năm.
Giá tiền bán bằng với giá Chính phủ trả cho chủ điền. Như vậy chủ yếu Chính phủ chỉ làm trung gian trong việc chuyển nhượng quyền tư hữu đất đai.
Chiếu theo Dụ số 57, chính phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ.
Ngày 11-9-1958, Chính phủ còn ký kết Hiệp định Việt Pháp, truất hữu thêm 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều. Như vậy tổng số diện tích đất đai được truất hữu là 651.182 ha.
Số ruộng được truất hữu được giao cho 123.198 tá điền. Ngoài ra còn có 2.857 tá điền khác đã trực tiếp mua lại đất của các đại điền chủ.
Một số ruộng truất hữu cũng được bán cho các cựu chiến binh, những nông dân trốn Việt Minh nay hồi hương và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.
Giới điền chủ đều ủng hộ chính sách CCĐĐ. Trong thời chiến ruộng đất của họ bị xem như đã mất.
Nay chính phủ khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu. Đại điền chủ vẫn còn được giữ lại 100 ha.

Các chính sách khác

Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào miền Bắc di cư, giải quyết nạn thất nghiệp hậu chiến và đồng thời cũng để cô lập họat động du kích cộng sản, Tổng thống Ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách xây dựng các khu dinh điền, khu trù mật và các ấp chiến lược.
Đến năm 1961, chính phủ đã thành lập 169 trung tâm tái định cư, với 25 Khu Trù Mật tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận 50 ngàn gia đình, với 250 ngàn người tái định cư. Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh đạt 109.379 ha.
Tháng 4-1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho nông dân vay tiền một cách dễ dàng, nhẹ lãi và không đòi hỏi thế chấp hay người bảo lãnh.
Đến năm 1963, Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay số tiền lên đến 4 tỷ 600 triệu đồng, 85% số tiền để giúp các tiểu điền chủ hay tá điền. Nhưng vì không có thế chấp và vì chiến tranh nên rất ít nông dân chịu trả nợ.
Chính phủ cũng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó năng suất lúa đã tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, lên đến 2 tấn/ha năm 1960-1963.

Thành quả và giới hạn

Nhờ các chính sách nói trên, việc sản xuất, xuất cảng và lợi tức nông nghiệp đã không ngừng gia tăng. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn.
Các điền chủ có ruộng đất truất hữu nhận các các khỏan bồi thường lớn, họ đầu tư xây dựng các nhà máy, các phân xưởng tại nông thôn, hay trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Nhờ đó không chỉ riêng nông thôn, mà tòan miền Nam sống trong cảnh thái bình.
Giới hạn của chính sách CCĐĐ là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thuộc 65.757 trung điền chủ (từ 5 đến 50 ha) và 6.316 đại điền chủ (trên 50 ha). Vẫn còn 795.480 gia đình nông dân chưa được làm chủ mảnh ruộng đang cày.
Khi đời sống nông dân nâng cao thì ảnh hưởng của cộng sản cũng bị giảm sút. Để tồn tại cộng sản đã tiến hành bạo lực chính trị ám sát, bắt và thủ tiêu cán bộ và chuyên viên phát triển nông thôn.
Cộng sản cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu, cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, buộc điền chủ hủy bỏ địa tô. Một số ngừơi đã bị giết vì không tuân theo các lệnh cấm nói trên.
Cùng lúc cộng sản cho trưng thu thóc lúa của nông dân, tiến hành chiến tranh du kích, khủng bố phá họai làng xã miền Nam.
Sau đảo chánh 1/11 năm 1963 cho đến năm 1965, các vụ đảo chánh liên tục xảy ra, các chính phủ thường xuyên thay đổi. Chính sách CCĐĐ không được tiếp tục. Chính sách dinh điền và khu trù mật cũng bị đình chỉ. Nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ.
Cộng sản lợi dụng tình thế đưa cán bộ và quân đội từ miền Bắc vào gia tăng họat động. Sẵn cơ sở hạ tầng rộng rãi chỉ sau một thời gian ngắn cộng sản đã kiểm sóat được một phần nông thôn. Ở những vùng chiếm được cộng sản chia lại ruộng đất cho nông dân.
Đến năm 1965, với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, an ninh tại nông thôn dần dần được vãn hồi.
Ngày 3-9-1966, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra. Ngày 1-4-1967, Hiến Pháp mới được ban hành. Ngày 3-9-1967 cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra, Tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống của nền Ðệ nhị cộng hòa ra quyết định tiếp tục áp dụng Chương Trình CCĐĐ.

Cải cách điền địa lần hai

Cuộc tổng công kích Mậu Thân cộng sản thất bại, tại nông thôn cơ sở hạ tầng cộng sản bị cô lập, an ninh được vãn hồi. Số ruộng trước đây bị bỏ hoang nay được cấp phát cho nông dân.
Đến năm 1969, có thêm 261.874 gia đình được cấp ruộng để canh tác, nâng tổng số người có ruộng lên 438,004 người.
Tháng 7-1969, Chương trình bình định và phát triển nông thôn được tiến hành. Chính phủ cho tổ chức lại cơ cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẩn, giúp đỡ kỹ thuật nông nghiệp cho dân.
Ngày 25-8-1969, Tổng Thống Thiệu đưa dự luật Người Cày Có Ruộng ra quốc hội thảo luận.
Điểm chính của dự luật là giảm số ruộng đất tối đa điền chủ xuống còn 15 ha, trưng thu và cấp (không bồi hoàn) cho hơn tãm trăm ngàn nông dân chưa có ruộng cày.

Chiến tranh đã tàn phá miền Nam Việt Nam
Nhiều dân biểu nghị sĩ thuộc tầng lớp đại điền chủ không muốn bị truất hữu ruộng đất nên đã tìm cách ngăn cản thông qua dự luật. Mãi đến ngày 6-3-1970 đạo luật mới được Thượng viện thông qua. Ngày 16-3-1970 được Hạ viện thông qua.
Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.
Tại Cần Thơ vào ngày 26-3-1970, ngày ban hành Luật NCCR Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:
"Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.” Ông cho biết: “Tôi đã từng tham gia Việt Minh. Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”.
Các ruộng đất không được trực canh bị truất hữu phát cho các tá điền đang canh tác. Mỗi tá điền được phát 3 ha ở Nam phần hay 1 ha ở Trung phần.
Điền chủ trực canh được giữ lại tối đa 15 ha.
Đất truất hữu được trả 20% bằng hiện kim và 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi trong tám năm. Giá trị của đất ruộng quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc (hay lợi tức) từ khoảnh đất đó.
Trong vòng 3 năm, 1970-1973, đã có 51.704 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770.105 mẫu. Trong thời chiến đa số ruộng đất bị ảnh hưởng, nên đa số các điền chủ bị truất hữu đều không bất mãn.
Để đền đáp chính phủ cho phổ biến rộng rãi các bích chương: “Người Cày có ruộng ghi ơn tinh thần hy sinh của điền chủ.”
Nhìn chung ông Thiệu thu phục được nhân tâm của giới cựu điền chủ miền Nam.
Luật NCCR cũng quy định nông dân lãnh ruộng do cộng sản cấp cũng được nhận bằng khoán chính thức sở hữu số ruộng.
Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình CCRĐ coi như đã hòan tất. Đã có 858.821 tá điền được hữu sản hóa 1.003.323 ha ruộng đất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.
Chương trình NCCR đã tạo ra một tầng lớp tiểu và trung điền chủ lên đến 1,3 triệu người.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) công bố luật Người Cày Có Ruộng
Chỉ còn chừng 10% là có từ 5-15 ha đất, với 10% diện tích trồng trọt và họ cũng phải tự chăm sóc cho đất đai. Đại điền chủ không còn và việc tá canh coi như đã chấm dứt.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thêm cán bộ xây dựng nông thôn, khuyến khích nghiên cứu và áp dụng phương pháp canh tác mới với kỹ thuật mới thúc đẩy gia tăng năng suất.
Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Với bằng khóan đất, nông dân được vay lãi nhẹ để đầu tư sản xuất.
Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp được đưa về nông thôn. Nông dân bắt đầu trang bị cơ giới để canh tác, sử dụng phân bón hóa học, cải tiến giống lúa, trồng lúa Thần Nông, tăng gia sản xuất gia súc lai giống… Cơ sở hạ tầng phát triển nông dân hăng say học hỏi và sản xuất.
Năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Năm 1974, sản lượng gạo sản xuất đã tăng đến 7,2 triệu tấn với viễn tượng xuất cảng. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện một cách rõ ràng.
Số điền chủ có ruộng bị truất hữu, cũng được chính phủ giúp đỡ sử dụng vốn kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, dịch vụ lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, dịch vụ chế biến thực phẩm nông sản, hướng đến việc xuất cảng bán thành phẩm nông nghiệp, giúp nền kỹ nghệ miền Nam khởi sắc đóng góp xây dựng nền kinh tế quốc gia.
Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương trình Người Cày Có Ruộng của Việt Nam Cộng Hòa là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân.
Chính phủ tương lai ở Việt Nam cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.
Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam và lịch sử đã chứng minh họ luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả Nguyễn Quang Duy từ Canberra, Úc.

Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140924_south_vn_land_reforms
Viewing all 121 articles
Browse latest View live