Quantcast
Channel: Nam Ròm
Viewing all 121 articles
Browse latest View live

Hình xưa Trẻ Con Hàng Xóm vào một thời trước 75

$
0
0
Nhớ những ngày còn vui chơi bên bạn bè hàng xóm hồi hơn 4 thập niên trước .
Mổi hình xưa trong stt này đem về đều có hổng ít thì nhiều , những gì Ròm còn nhớ được của hồi xưa khi còn nhỏ chơi chung với các anh chị bạn hàng xóm nhà Ròm .... những kỷ niệm xưa theo hình mà trở lại với ....nhớ lắm thương lắm cái thời hồi đó khi còn nhỏ , còn bên gia đình Ba Má nè , anh em bạn nè ..... nhiều thứ lắm nè .... 




Nguồn FB Hình ảnh xưa của một thời VNCH :==> https://www.facebook.com/photos/album/download/file/?album

Hình ảnh chọn lọc đem về từ trang hình xưa của anh Mạnh Hải . (chỉ mới xem qua 60 trang / hơn 5 trăm trang )
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/page60






















































Hình xưa Tuần Báo Thằng Bờm 1970 , Vài Mẩu Thêu Em Gái

$
0
0
Vài Mẩu Thêu Em Gái của Tuần Báo Thằng Bờm hồi xưa 1970 ...chôm về cho các bạn xem nè hehehe
**************************
Tuần báo Thằng Bờm là tuần báo Hướng Dẩn Giáo Dục Thiếu Nhi Việt Nam với Chủ Nhiệm là nhà văn Nguyễn Vỹ .
Trong nghề làm báo, thành quả đáng ghi nhớ nhất của ông, đó là tuần báo thiếu nhi THẰNG BỜM và bán nguyệt san PHỔ THÔNG.

Với Tuần báo Thiếu nhi THẰNG BỜM, Nguyễn Vỹ chỉ đứng vai trò chủ nhiệm, Phan Thị Thu Mai làm Thư ký Tòa soạn.
Có thể nói, một số không ít những nhà văn ngày nay ở lứa tuổi trên 50 dưới 60 sinh ra ở miền Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của các tờ báo thiếu nhi thời bấy giờ như tở Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh, tờ Thiếu Nhi do nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút hay tờ Thằng Bờm của Nguyễn Vỹ...
Tuần san Thằng Bờm đã đi sâu vào sinh hoạt của tuổi thiếu nhi đến độ tại Sài Gòn thuở thịnh hành của Thằng Bờm đã có vài nơi tổ chức thành Gia đình Thằng Bờm sinh hoạt vào những ngày chủ nhật, thỉnh thoảng có nơi có sự tham dự của nhà thơ Nguyễn Vỹ.
Thằng Bờm phát hành số đầu tiên vào tháng 2-1970 với tiêu đề “Tuần báo hướng dẫn giáo dục thiếu nhi Việt Nam” đã chủ trương phát huy nếp sống tốt đẹp theo truyền thống văn hóa dân tộc cho thiếu nhi, lứa tuổi măng non cần được tiếp thu một nền giáo dục lành mạnh nên đã được sự nâng đỡ về mặt tinh thần của Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa Mai Thọ Truyền và sự hưởng ứng nồng nhiệt của quý vị phụ huynh và do đó độc giả thiếu nhi của tuần báo này đã phát triển rất nhanh. Bằng chứng rõ ràng nhất là Thằng Bờm số 1 và số 2 đã phải in lại theo yêu cầu của nhiều vị phụ huynh và của cả đám độc giả thiếu nhi.
(Thấy và trích đoạn đem về từ Forum ,chứ hổng phải Ròm viết đâu nha hehe)













Nguồn FB Nam Ròm : Nếu các bạn có FB ,mời qua đọc comment nhớ về Tuần Báo xưa cũng vui lắm ==>   https://www.facebook.com/namrom64/posts/458382141022461

 ******************

Hình xưa vài trang Tuần Báo của một thời trước 75

Hình ảnh những trang Tuần Báo hồi xưa gom lại thành một album hình từ comment bên Fb của Ròm . Những chú thích cho hình xưa mời xem thêm trong comment ==> https://www.facebook.com/namrom64/posts/458382141022461
 









 

Tại sao phụ nữ miền Nam xưa thường ngồi xe một bên

$
0
0
Tại sao phụ nữ miền Nam xưa thường ngồi xe một bên



Năm 1972 … một vụ khủng bố xảy ra tại phòng trà Tự Do …. thủ phạm là một phụ nữ ngồi chàng hảng sau yên một chiếc Honda SS50 đã liệng một chùm lựu đạn 4 trái vào tầng trệt của phòng trà lúc đó đang đầy khách … Tiếng nổ gây cho một số người bị thương … trong đó cỏ cả nữ ca sĩ Mai Hương … (ái nữ của bà Kiều Hạnh) … khi cô đang trình bày bản nhạc “Love Story” của Francis Lai …. Chính quyền sau đó đã ra lịnh cấm tất cả những người ngồi “chàng hảng” trên yên sau xe gắn máy cũng như các loại xe không động cơ khác …(*)
(*) – Xin lưu ý rằng Quy định ngồi xe một bên chỉ chính thức ban hành vào năm 1972 dưới thời VNCH, trước đó phụ nữ Miền Nam vẫn ngồi một bên

( Hồi trước 72 các chị ngồi một bên chuyện bình thường ,nhưng từ 72 khi có luật thì các anh ngồi một bên mới là ....hehehe )
Tuyết Lê Thời đó , phụ nữ ngồi sau xe gắn máy thường ngồi một bên thôi , đàn ông ngồi hai bên . Sau khi xảy ra nhiều vụ ám sát , ném lựu đạn của vc từ người đàn ông ngồi sau xe gắn máy nên có sắc lệnh bắt đàn ông ngồi một bên như phụ nữ
 
Người Việt xưa vốn đề cao sự kín đáo nơi người phụ nữ … Từ đó đưa đến một yếu tố sống … “bé gái … cô thiếu nữ …. người Mẹ” …. là ba phương diện huyền bí của nhân loại … Phong tục Á Đông luôn cho những gì thuộc về cơ thể người phụ nữ là vưu vật của vũ trụ … cần phải bảo tiết vẹn nguyên … Thế nên ngay từ nhỏ người phụ nữ Đông Phương … trong đó có VN … đã được dạy dỗ và chăm sóc rất kỹ bản thân cùng sự “nết na” của mình …
 
Ngày trước … cách đi đứng hay ăn mặc có chút “tính tự do” của phụ nữ như thời nay đều sẽ không được khuyến khích … Ăn mặc là yếu tố luôn luôn được xét kỹ để lượng định “nết” của người sử dụng …. có đứng đắn hay không !!! …
 
Cách đi đứng ngoài đường và thái độ cư xử ở những nơi công cộng cũng là “nết” của người phụ nữ …. Ngày trước rất hiếm khi gặp một nhóm thiếu nữ hoặc phụ nữ Saigon nào ra đường mà cười nói … đùa giợn … la hét … ngả ngớn như ngày nay … Một thí dụ dễ hiểu nhứt là nếu cười thì cũng phái lấy tay hay khăn tay (mouchoir) che miệng lại …. Cười lớn tiếng hay há to miệng ra sẽ bị nhận ngay hai tiếng … “mất nết” … Những cái này … ngoài những bài học về Đức Dục ở nhà trường … Thì gia đình là yếu tố đầu tiên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của người con gái trong nhà … Từ đó mà Việt ngữ có hai tiếng “con – nhà gia – giáo”
 
Những sự giáo dục như vậy đã ứng vào cách thức đi đứng của người phụ nữ Việt xưa … Khi phương tiện lưu thông ngày càng du nhập nhiều vào Việt Nam … và ngay với chiếc xe đạp … người phụ nữ Việt xưa cũng đã có cách sử dụng để “xếp hạng” họ rồi … Những phụ nữ được coi là “gia giáo” … khi họ tập đi xe đạp thì đó là một “chuyện lớn” … Vì lý do giữ thăng bằng … người chạy xe phải luôn có những cử chỉ “ngoài khuôn phép” … Chẳng hạn như hai chân mở rộng … hai cánh tay không thể khép dài hai bên hông kềm giữ tà áo khỏi bị “gió bay”
 
… Nhứt là khi phải “gài hai vạt trước sau vào porte de baggage (yên sau) và guidon (tay lái) để hai chân không bị vướng khi đạp xe đã khiến cho hai chân đôi khi phải mở rộng để quần khỏi quấn vào dây chaine (xích) …. Cử chỉ “mở hai chân” … hoặc kêu là “ngồi hai bên” …. hay nói nôm na là “chàng hảng” … thì đây là điều đại kỵ … Do đó mà ta thấy ít có người phụ nữ Việt Nam nào ngày xưa lại sử dụng xe đạp nam (hay kêu là xe “đòn dông” (hay xe “course”) ….hoặc “xe sườn ngang” …
 
Cũng vì ý xấu của hai tiếng “chàng hảng” … mà người nữ khi đi xe hai bánh xưa đều luôn ngồi cố giữ hai chân không mở ra quá rộng … mà cũng không chụm lại quá sát để khó điều khiển xe một mình …. Khi được người khác chở thì cách hay nhứt để giữ nét duyên dáng và sự “lôi cuốn thầm kín thiên nhiên” của họ … người nữ luôn ngồi một bên yên sau … Nếu “lạ” chăng thì chỉ là … “làm thế nào để ngồi yên suôt một khoảng thời gian dài … mà không hề “tê chân” khi xuống xe !!! ….????…”
 
Bài viết trên tình cờ thấy được ,thấy hay hay ,Ròm trích đoạn bài viết đem về chứ hổng phải của Ròm viết đâu nha . Ròm chỉ gom hình xưa “Phụ Nữ Xưa ngồi xe một bên“ post vô comment cho sống động mà thôi . Mời các anh chị xem hình trong còm rồi kể lại chuyện xưa ,những gì anh chị còn nhớ cho Ròm và các bạn trẻ cùng nghe cùng biết cái thời trước 75 ,hồi xưa nó như thế nào .... Chân thành cám ơn các anh chị . Nguồn bài viết : http://www.sggdpost.com/tai-sao-phu…
 
*****************************************
Ròm nhớ mang máng là ... hồi xưa các chị mới lớn ( thanh thiếu nữ Trung Học) mà hổng ngồi một bên thì bị người lớn rầy " Ngồi như Cao Bồi Du Đảng " .Chứ còn trẻ nhỏ cở tiểu học thì chưa bị rầy về chuyện này thì phải . Hổng biết có đúng không ?
Ngọc Hà NguyễnĐúng đó Nam Ròm. Hùi xưa ngồi hai bên hay bị mắng là mất nết như bà chị Ngọc Hà Nguyễn luôn ngồi 2 bên vì chưn bả ngắn, leo lên ngối người cầm lái dễ xiểng niểng vì tui phải bước lên cái đồ để chân mới thượng cái thân lên yên xe. Còn ngồi hai bên chỉ cần "nhảy phóc" lên là xong...Ngồi hai bên phải "né" người lớn vì hễ bị bắt gặp là bị mắng
 
Nè nè ... ngồi xe máy như vầy là là bị mắng "mất nết" như chị Ngọc Hà Nguyễn nói đó nha hihi

Nguồn FB Nam Ròm : Nhiều comment kể chuyện xưa rất hay mời xem thêmhttps://www.facebook.com/notes

Hình xưa : Sài Gòn có bến Chương Dương, Có Dinh Độc Lập, có đường ...

$
0
0
Bài Học Thuộc Lòng chụp lại từ sách giáo khoa xưa. Một bài thơ học thuộc lòng mà hầu như không người nào sống trước 75 mà không biết.


(Bài post vào ngày 4 thg 8, 2013 ...hôm nay thêm vô hình chụp từ Sách Giáo Khoa Xưa )

Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Có Chợ Quán, có Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm

Có ôtô buýt khắp miền,

Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ

Trải bao thay đổi đến giờ
Khắp nơi đã rợp bóng cờ vinh quang
Sài Gòn - thủ phủ Việt Nam
Mai này kiến thiết mở mang còn nhiều.



(suu tam)



Sài Gòn có bến Chương Dương,
















Có Dinh Độc Lập




























có đường Tự Do





















Có Chợ Quán







có Cầu Kho



Bến xe Lục Tỉnh















con đò Thủ Thiêm









Có ôtô buýt khắp miền,









Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn






 













Bến Thành đã tiếng tăm vang
















Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi















Xe đò, xe máy, taxi
















Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi















Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi




























Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ
















Trải bao thay đổi đến giờ
Khắp nơi đã rợp bóng cờ vinh quang
Sài Gòn - thủ phủ Việt Nam
Mai này kiến thiết mở mang còn nhiều.














































































Entry hình Sài Gòn xưa này Ròm xin về từ ==> http://binhnguyentan.blogspot.de/2012/12/sai-gon.html

Hình xưa Sài Gòn Đông Dương thời Pháp .

$
0
0
 Phạm Chân DũngBến Bình đông.Con kênh đoạn nầy tên Tàu Hủ, là kênh đào.
Taybien TranHãng rượu Bình Tây
 

Album này chỉ có 9 hình xưa thời pháp mà thôi , nhưng mổi hình đều có điểm riêng của nó để dân Sài Gòn Xưa nhớ nó .
Nguồn FB của Ròm ==> https://www.facebook.com/namrom64/media_set?set=a.473536786173663.1073741922.100005520367350&type=3

 Phạm Chân DũngBùng binh Cây Liểu xưa, giao lộ Lê Lợi- Nguyễn Huệ.
Lua CulanNơi đây từ Pháp đã gọi là Bồn Kèn, do sáng chủ nhật có Quân Nhạc trình diễn.
Phạm Chân DũngSau đó trồng mấy cây liễu mà hết còn thổi kèn. 

 Taybien TranTrường Đại học Sư phạm ( thời Pháp )

 Taybien TranBệnh viện Đồn Đất ( Grall )
Lua Culanđây là BV Lục Quân Pháp mà dân quen miệng gọi là nhà thương GRALL.
 
 Taybien TranNgân hàng Đông Dương

 Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồng) từ thời Đông Dương (Chambre de commerce ) . Những chú thích cho hình xưa mời đọc còm để biết thêm , đó là những gì mà các anh chị nhân chứng sống của thời VNCH còn nhớ được .

Mời xem loạt hình xưa mà Ròm gom về thêm có liên quan với hình Chambre de commerce .
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2219962248143868&id=1782901738516590



 Taybien TranKênh Sai gòn , thời Pháp còn gọi là Kênh Trung hoa
Phạm Chân DũngCầu Vĩnh Hội là chiếc cầu lớn đầu tiên được bắc ngang rạch Bến Nghé (xây dựng năm 1882), nối liền Bến Chương Dương với bến Vân Đồn (trên hình là cầu phía xa). Lúc này chưa có cầu quay Khánh Hội, lần lượt các bản đồ thành phố Sài Gòn các năm 1893, 1895, 1896 và 1898 cho thấy điều đó. Cầu do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes (công ty Đầu Ngựa) bỏ tiền mướn công ty xây dựng Levallois Perret (công ty Eiffel cũ) thi công, dài 128m, rộng 5,2m, lề bộ hành rộng 0,5m, xây bằng thép kiên cố. Hình dáng vòng cung của chiếc cầu giống cầu vồng (Arc-en-Ciel) nên người dân gọi tên là cầu Mống hay cầu mống Vĩnh Hội. Trước 1975, bờ rạch Bến Nghé ở dưới gầm cầu Mống phía bến Chương Dương là một nơi ấm cúng, thơ mộng cho những cặp tình nhân trẻ. Cầu Mống là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Sài Gòn, là cầu sắt thiết kế kiểu Pháp nên đậm nét phương Tây. Thành cầu uốn cong, có những khoảng trống, sơn đen, nối Q.1 và Q.4 (đất Khánh Hội xưa). Chân cầu phía Q.1 nằm chếch công viên Diên Hồng đối diện đường Công Lý. Ngay sau công viên Diên Hồng là Hội trường Diên Hồng, tức trụ sở Thượng nghị viện VNCH. Chân cầu phía Q.4 trên bến Vân Đồn nay thuộc P.12.
Phạm Chân DũngCầu Khánh Hội xuất hiện lần đầu tiên trên bản đồ năm 1900 là cầu quay mà cũng là cầu đường sắt dùng chung với đường bộ. Không biết cầu hết quay được năm nào, cũng có thể ngừng quay do về sau đã có kinh Tẻ và ổn định chức năng dành cho đường sắt. Có tài liệu nói cầu được xây dựng có thể do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes (công ty Đầu Ngựa) bỏ tiền mướn công ty xây dựng Levallois Perret (cty Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894 nên người Pháp cũng gọi tên cầu là “Pont des Messageries Maritimes” giống như cầu Vĩnh Hội. Ca dao Sài Gòn xưa từng lấy cầu nầy để làm hình tượng thề nguyền đôi lứa (chứng tỏ cầu quay được khá lâu năm):
:

Chừng nào cầu quây nọ thôi quây
Thì qua với bậu mới dứt dây cương thường

Cũng xưa như chính vùng đất Khánh Hội mà nó mang tên, cầu Khánh Hội là một phần thực thể gắn bó lâu đời với đời sống người dân Sài Gòn. Người lớn tuổi ở đây vẫn quen gọi cây cầu bằng tên gọi có khác đi đôi chút: cầu quay Khánh Hội, cho dù cây cầu quay cũ đã biến mất từ hơn nửa thế kỉ trước. Đó là một cây cầu sắt khá đẹp, thuộc thế hệ cầu sắt sớm nhất ở thành phố và tồn tại mãi cho đến khi kết thúc thời Pháp thuộc. Cầu quay Khánh Hội được thiết kế có thể tự tách rời ra rồi xoay dọc theo con rạch, giúp thuyền bè qua lại dễ dàng để giải tỏa áp lực giao thông thủy trên dòng Bến Nghé, vì đây là nơi tập trung thương thuyền từ khắp Nam kỳ Lục tỉnh về buôn bán với chợ Bến Thành và Chợ Lớn. Cầu có thể linh hoạt mở ra được, nên có thiết kế thấp hơn hẳn so với các cầu còn lại trên dòng Bến Nghé. Sau năm 1954, cầu quay Khánh Hội mới bị phá bỏ và xây mới bằng bê-tông. Người dân đôi khi vẫn gọi cây cầu bê-tông nầy là cầu Trình Minh Thế vì cầu ở đầu đường mang tên nầy. Cầu bê tông này tồn tại đến đầu thế kỉ 21 rồi mới bị phá bỏ và xây mới lại hoàn toàn trên nền cầu cũ, cao hơn nhiều so với tất cả các cầu xưa từng tồn tại ở vị trí này trước đây.


Phạm Chân DũngCầu Calmette bằng bê tông cốt sắt đã được xây cất bắc qua rạch Bến Nghé trong khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960 (có thể là cùng một thời điểm xây cất cầu Khánh Hội bê tông cốt sắt cố định, để thay thế chiếc cầu quay Khánh Hội khi xưa), hướng đi từ đường Calmette thuộc Q.1 sang đường Đoàn văn Bơ thuộc địa phận Q.4. Chân cầu phía bến Chương Dương là nơi bán đồ cũ, còn phía bên kia Vĩnh Hội, gần cầu có nhà máy sản xuất thuốc lá Bastos, một trong những thương hiệu nổi tiếng trước thập niên 70. Cầu Calmette cũ được tháo dỡ vào năm 2006 để xây dựng cầu mới. Tiền thân của nó là một chiếc cầu sắt cao cẳng lót ván cây dành cho loại xe thô sơ và người đi bộ từ bờ kinh đầu đường Bourdais để sang bên kia bờ kinh như một số hình ảnh xưa còn lại cho thấy.

    
 Taybien TranNhà máy xay lúa Bình Đông Chợ Lớn
Phạm Chân DũngPhía sau là Hãng rượu Bình tây.
Lua CulanGiửa hình là con kênh Tàu-Hủ, phía dưới đúng là nhà máy xay Bình Đông, đối diện bên kia kênh (phía trên hình)mới là nhà máy rượu Bình Tây.
Phạm Chân DũngNhà máy rượu nằm phía sau một nhà máy xay lúa nhỏ hơn sử dụng trấu của nhà máy nầy đốt lò. Trong nhà máy còn dấu tích của đường rầy cở nhỏ để đẩy các wagon trong khuôn viên hai nhà máy.
Phạm Chân DũngCầu Máy Rượu (Passerelle May Ruơu) ở ngay phía trước hãng ruợu Bình Tây, còn gọi là cầu Hãng Rượu, có sau năm 1925. Cầu nầy là loại cầu sắt tiền chế lắp ráp dã chiến, 2 bên có mang cá, xe cộ muốn qua phải theo hai mang cá tả hữu leo lên.
Phạm Chân Dũnggần đó còn có cầu Bình Tây (Passerelle Bình Tây) có lẽ là cầu đầu tiên được bắt qua kinh Tàu Hủ, ít ra là trong vùng Chợ Lớn. Tiền thân cổ xưa nhất của cầu Bình Tây được biết đến nay là một cây cầu bằng gỗ (1888) có hai cổng đón người đi qua cầu với mái che trên cổng chỉ mang tính trang trí theo kiểu dáng Trung Hoa, lan can cầu cũng bằng gỗ. Cây cầu xưa không biết do mạnh thường quân nào hay cư dân quanh vùng hiệp lực dựng nên, hoặc do chính quyền Pháp xây cất. Những người từng biết cây cầu này ngày nay cũng không còn nữa. Chỉ biết với vài thông tin: cây cầu xưa nằm đúng tại vị trí cầu Bình Tây bộ hành cao cẳng bằng sắt sau này ở đầu đường Bình Tây trong quận 6 (còn gọi là cầu Bót Bình Tây), nối liền đường Bình Tây với đường Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quận 8, và ở phía trước chợ Bình Tây đầu tiên nằm trên bến Lê Quang Liêm nơi góc đường Bình Tây, tức góc đại lộ Đông-Tây (Võ văn Kiệt)-Bình Tây bây giờ.

Lưu ý là: bến Lê Quang Liêm đã giải tỏa sâu vào trong khoảng 40m để làm đại lộ Đông-Tây tức đường Võ văn Kiệt, do vậy góc Bến Lê Quang Liêm-Bình Tây khi trước và góc Võ văn Kiệt-Bình Tây ngày nay tuy gần nhau nhưng không phải là cùng một chỗ. Một điều nữa: chợ Bình Tây đầu tiên không liên quan gì đến Chợ Lớn Mới do Quách Đàm xây dựng năm 1930 tức chợ Bình Tây bây giờ vì cái tên Bình Tây đến năm 1956 mới được đặt chính thức cho Chợ Lớn Mới.

Năm 1923, tại vị trí Chợ Lớn Mới vẫn còn là một cái ao lớn. Gần chợ Bình Tây đầu tiên năm xưa còn có một chợ chuyên bán gà vịt nên còn gọi là chợ gà Bình Tây ở góc đường Bình Tây-Gia Phú ngày nay, rất dễ nhầm lẫn vì khá gần nhau mà cũng cùng tên là Bình Tây. Chợ Bình Tây đầu tiên dẹp bỏ từ khi nào thì không biết, nhưng phía sau vị trí đó là nhà dây thép Bình Tây (Bưu điện Bình Tây), sau 1975 là Công Đoàn Q.6. Bên hông chợ xưa có 1 con đường ngắn và nhỏ, trước 1975 là đường Vĩnh Hưng lúc nào cũng có rào chắn không cho lưu thông giống như là khu vực quân sự, ngày nay chính là con hẻm nhỏ bên cạnh trường Mầm non Rạng Đông tọa lạc ở ngay góc đường Võ văn Kiệt-Bình Tây. Khi xưa, gần cây cầu sắt cao cẳng Bình Tây có hãng Bột mì (nằm trên bến Bình Đông) có tên là Sakybomi (viết tắt từ Sài Gòn Kỹ nghệ Bột mì, in trên bao đựng bột xưa bằng vải trắng) cung cấp cho tiệm bánh và lò bánh mì trên khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, bây giờ vẫn còn với tên mới là Công ty Bột mì Bình Đông.

Phạm Chân DũngCầu Chữ U (Passerelle Chu U) xây cất trong khoảng 1893-1895, cách Công ty Bột mì một khoảng chừng 200m, nên còn gọi là cầu Bột, bắc ngang kinh Tàu Hủ, cầu sắt nhưng sàn cầu bằng “ván đóng đinh, gập ghình khó qua”, dành cho người đi bộ và xe hai bánh, đã bị phá hủy từ năm 2009. Khi xưa, đi xuống thêm chút nữa có công ty chế biến lông vịt. Qua khỏi cầu chử U bên phía bến Lê Quang Liêm (sau 1975 đổi thành Trần văn Kiểu, nay là đại lộ Võ văn Kiệt) hướng về gần rạch Lò Gốm có nhà máy rượu Bình Tây sản xuất rượu đế lớn nhất Việt Nam. Công ty được xây dựng năm 1900 và đưa vào sản xuất năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập đoàn SFDIC (Société Francaise des Distilleries de l’Indochine) Pháp. Từ ngày 9.5.2005, chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Rượu Bình Tây, thuộc Tổng công ty SABECO.
Phạm Chân DũngCoi như từ phía SG vào Chợ Lớn, cầu Bình Tây trước rồi tới cầu chữ U, cái cuối cùng là cầu Máy Rượu. Lưu ỵ́ là lúc xưa có tới hai cầu Bình Tây, một bắc trên kinh Tàu Hủ và một bắc trên kinh Hàng Bàng.
Phạm Chân DũngCầu Bình Tiên mới là cây cầu lớn dự định xây cầu từ năm 2006 để thay thế cho cầu Chữ U đã bị dỡ bỏ từ năm 2009. Chiều dài cầu 926m, băng qua đại lộ Đông-Tây, kinh Tàu Hủ, P.14-Q.8, kinh Đôi, kết nối với P.6-Q.8 hình thành cầu đường Bình Tiên song song quốc lộ 50, góp phần giải phóng lưu lượng giao thông cho cầu Nhị Thiên Đường và cầu Chà Và. Năm 2011, đã từng dự định khởi công vào ngày 9.2 nhưng rồi lại bị hoãn. Chính quyền hứa với dân từ năm này sang năm khác trong khi giao thông đi về Q.8 trong giờ cao điểm hàng ngày là cơn ác mộng. Kể từ năm 2010, Cienco 1 được chon làm chủ đầu tư tuyến đường này theo hình thức BT, nhưng đến nay đã hơn 4 năm trôi qua êm đềm, dự án trên nhiều lần công bố khởi công rồi cũng lặng lẽ tan biến như bọt nước, chẳng có một động tịnh đáng kể. Hiện chỉ thấy 2 khu đất trống ở 2 bên bờ Q.6 & Q.8 của kinh Tàu Hủ chờ sẳn dự kiến là nơi tọa lạc của hai đầu cầu. Cũng không thấy triển khai cầu sắt tạm cho xe hai bánh trong khi vẫn có mấy cây cầu sắt còn tốt để chỏng trơ trang trí bên P.15. Nhưng, cây cầu Thủ Thiêm 2 không mấy bức thiết vẫn được ưu tiên hơn. Cư dân vùng ven nơi quận 8 đang mong chờ cây cầu nầy từng ngày trong bức xúc.
Kim Larssonkể chuyện xưa hay quá, mình chĩ nhớ lúc đó nhà ở cổng sau cuả hảng rươu, đi bộ ra cỗng trước, đi qua cái cầu , đi dọc theo một cion đường đến trường tiểu học gì đó quên tên rồi, lúc đó7, 8 tuổi .....Chĩ ở đó đc hai năm thôi nhưng rất nhiểu kỷ niệm vì lúc đó cỗng sau có khu đất trống được dùng làm rạp cinê màn trời chiếu phim tài liệu cho người Bắc di cư vào Nam xem, rồi có gánh hát bội cũng đến che rạp trình diễn.....nên chiều tối nào cũng tràn ngập dân chúng vui đáo để. Cách đây hai năm có ghé thăm thì vắng tanh, chợ biuá dẹp hết, chẵng hiểu sao?
Phạm Chân DũngKhu vực đó nhiều chuyện để kể hay nói lại lắm. Nhưng ở đây thì bất tiện vì dài dòng. Nhiều chuyện rất hấp dẫn như chuyện về cầu Nhị Thiên Đường chẳng hạn. Hồn vía của SG nằm trong những hiểu biết về địa danh mà đáng tiếc người ta quy hoạch phá hủy nó đi.
Taybien TranKim Larsson ngày xưa mỗi tối thứ bảy Phòng Thông Tin có xe chiếu phim lưu động đến những tựu điểm ngoài trời , chiếu phim Thời sự hoặc Phim Tố Cộng để cho dân chúng xem.
Phạm Chân DũngCầu Malabares (Pont des Malabares, Pont de Cholon) được xây dựng năm 1884, ở cuối đường Mạc Cửu, gần phía sau chợ Trung Tâm, chợ cũ của Chợ Lớn, bắc ngang kinh Tàu Hủ nối liền Chợ Lớn với khu vực Xóm Củi, cách cầu Chà Và sau này khoảng 50m. Cũng có thể nói cầu Malabares là cây cầu Chà Và cũ, do vậy mà cầu Chà Và chỉ mới xây dựng từ năm 1931 nhưng được người ta xem như đã có hơn trăm năm tuổi.

Lưu ý thú vị : “Malabares” là cách gọi của người Pháp để chỉ những người Ấn theo đạo Hindou quê hương ở vùng bờ biển Malabare (Pondichéry, một nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ), giống như người Việt gọi người Ấn là “Chà Và” (một cách gọi nhầm lẫn với người đảo Java Nam Dương tức Indonésia ngày nay). Họ thường là tiểu thương bán vải lụa Bombay ở khu vực đầu cầu Chà Và phía Chợ Lớn và có một nhóm gọi chung là Chettys (người Việt hay gọi là “Chệt” hay “Chà Chét Ty”) là chủ các tiệm cầm đồ hay cho vay lấy lãi, khác với người Ấn đạo Sikh hay Hồi từ Pondichéry đến thường có vi trí cao trong thương trường và trong cơ quan cảnh sát. Vì thường thấy họ làm nghề lái xe ngựa cửa kiếng công cộng ở Sài Gòn nên người Việt gọi loại xe ngựa này là xe Malabar. Họ chăm sóc ngựa rất tài, có phương pháp độc đáo để dỗ ngựa, thường dùng bàn tay vỗ nhẹ vào ngựa làm như cho ngựa tin rằng họ rất ganh tị là ngựa có bộ da mà họ muốn. Họ cũng hay chăn nuôi bò, để lấy sữa bán (người xấu miệng nói sữa bò là nước cốt dừa trộn với nước lã). Ở Sài Gòn, trong những thập niên đầu thế kỷ 20, còn nhiều bò ăn cỏ ở một số lề đường công viên gần trung tâm thành phố do người Ấn nuôi. Người Malabar còn có một nghề đặc biệt nữa là đổi tiền. Một đồng Đông Dương (piastre) theo giá chính phủ đổi là 5,55 francs, nhưng họ đổi được giá cao hơn là 5,65 francs và đôi khi đổi lên đến 6 francs. Chủ yếu là đổi cho người Hoa ở Chợ Lớn vì người Hoa thường cần một số lượng lớn tiền Đông Dương để có thể thu mua gạo nhiều từ các tỉnh. Họ còn hay làm nghề gác dan (gác cổng, bảo vệ) và cũng thường được tuyển dụng làm cảnh sát cấp thấp (lính mã tà - matas). Cộng đồng người Malabars là cộng đồng cần lao và rất cần kiệm, tiền kiếm được thường cất giấu và không ăn xài xuất ra nữa. Thể lực của họ rất tốt, dáng cao khỏe và thon, thường đeo đồ trang trí bằng vàng thật ở cổ, cổ tay, cổ chân, với họ đồ trang trí giả hay khác vàng là bị cấm. Về sau, người Việt cũng gọi “lây” qua người Hoa là “chú Chệt”, còn người Ấn nói chung vẫn là người Chà Và.

Cầu cũ thì gọi là Malabar, cầu mới thì gọi là Chà Và, thật là ngộ nghĩnh. Đầu cầu bên Xóm Củi dẫn vào đường Cần Giuộc. Cầu nầy có kiểu dáng tựa như cầu Mống Vĩnh Hội, không cần nói cũng biết công ty nào đã lãnh phần xây cất. Cũng có lẽ đã bị tháo dỡ ngay sau khi có cầu Chà Và vào đầu thập niên 1930.

Còn nhiều mời xem thêm bên FB https://www.facebook.com/photo.php?fbid=473536879506987&set=a.473536786173663.1073741922.100005520367350&type=3&theater           
Taybien TranKhách sạn Majestic
Phạm Chân DũngDo Tài sản của gia đình chú Hỏa xây dựng.

Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồng)

$
0
0
Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồng) từ thời Đông Dương (Chambre de commerce ) .
1 trong 9 địa danh nổi tiếng của Sài Gòn Xưa , rút ra từ album „Sài Gòn Đông Dương thời Pháp " 


- Thượng Nghị Viện VNCH là gì như thế nào có thể xem đọc Wiki ,nhưng Wiki việt cộng hổng đáng tin hết những gì họ viết .... tìm xem tài liệu bài post của nhân chứng sống vào thời VNCH thì hay hơn ,phải hông các anh chị các bạn .
HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HOÀ
(năm 1967)

QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :
.......
.....

Sài gòn, ngày 18 tháng 3 năm 1967
Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến

PHAN KHẮC SỬU

http://www.hqvnch.net/default.asp?id=267&lstid=178http://hqvnch.net/default.asp?id=268&lstid=178
**********
Vài chú thích cho hình mời xem tại đây ----->>> https://www.facebook.com/photo.php…

-Trước mặt hội trường Diên Hồng là bến Chương Dương, bên cạnh phía phải là đường Công Lý, phía sau là đường Nguyễn công Trứ.
Góc tây bắc Nguyễn công Trứ và Công Lý là rap Cathay, phía bên kia đường lên nhà in Phiêu Ký.
Trên Nguyễn công Trứ ở phía trái quãng này là nhà của họa sĩ tranh lụa nổi tiếng của Sài Gòn, họa sĩ Tú Duyên!
- Nhà HS Tú Duyên sát vách sau của hội trường Diên Hồng đường Nguyễn công Trứ.
- .........




Phạm Chân DũngThượng Nghị Viện.
 Taybien TranTNV nơi các Thượng nghị sĩ họp còn Dân biểu thì họp ở Hạ Nghị viện còn gọi là Quốc hội ( nhà Hát lớn )




Saigon Elections 1967 - Các liên danh Ứng cử Tổng thống ra mắt báo chí tại trụ sở Thượng nghị viện (Hội trường Diên Hồng)









SAIGON 19 Oct 1967 --- Tổng Thống đắc cử Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ trong lễ khai mạc Thượng Nghị Viện VNCH gồm có 60 nghị sĩ tại phía trước Hội trường Diên Hồng, từ nay sẽ là trụ sở Thượng Viện cho đến ngày 30-4-1975.


Trước 75 , miền Nam VN có bắn pháo hoa hay không ?

$
0
0
Bác Ròm ơi ! cho cháu hỏi , trước 75 VNCH mình có bắn pháo hoa không bác ? (Câu hỏi mà Ròm nhận được )
Theo Ròm nhớ và lời kể của các anh chị lớn thì có bắn pháo bông vào những ngày lể lớn như ngày Quốc Khánh .... ngày Tết có hay không thì chưa rỏ lắm , đó là ở thành phố lớn như thủ đô Sài Gòn . Còn ở Vũng Tàu quê của Ròm ,chỉ nhớ là đốt pháo bình thường vào mùa tết ,chứ gđ Ròm hổng có bắn pháo bông . Để Ròm hỏi lại các anh chị lớn tuổi ,rồi sẽ cho Nhật biết thật sự là có đốt pháo bông ngày tết hay không .(Ròm chỉ có thể trả lời nhửng gì Ròm còn nhớ mang máng ,hổng biết đúng hay không ) Ngày xưa bắn" Pháo Bông " từ Sài Gòn chĩ có dân Bắc 54 thì mới gọi là" Pháo Hoa " ...(FB Liem Chu )
Lòng vòng dạo mạng Net tìm hình pháo hoa của một thời xưa đó mà hổng thấy được hình nào cả .... chỉ thấy Hỏa Châu Đêm trên bầu trời Sài Gòn ngày xưa đó .

Pháo hoa thời chiến trên bầu trời miền Nam .
 

Đây là những câu trả lời cho câu hỏi mà Ròm nhận được của các anh chị bạn đã từng sống qua thời xưa đó và sẽ đưa thêm vào những lời kể chuyện xưa về bắn pháo hoa hồi xưa của các anh chị ... : Nguyễn Bá Dũngcó bắn pháo hoa thời tt Diệm, tôi đã có chứng kiến, đẹp hơn bây giờ nhiều, hoa to và lâu tàn, có nhiều hình dáng lạ mắt. Nge nói có nguồn gốc từ Nhật .... anh thấy tại SG, Lúc ấy ở quận 4 Khánh Hội, nhà gần cầu quay, điểm bắn ở cột cờ Thủ Ngữ bến Bạch Đằng . về sau chiến tranh lan rộng, thì chỉ có hỏa châu..... ngoài ra có khi ban đêm thấy máy bay trực thăng bắn xuống xa xa như vòi lửa, có lẽ có trận đánh nhỏ nào đó ở vùng ven Thời Đệ Nhất Cộng Hòa ấn tượng nhất vẫn là lễ Hai Bà Trưng, lễ khởi phát từ bến Bạch Đằng , đến đại lộ Nguyễn Huệ, live show vì các nhân vật đều được tuyển từ các nữ sinh đẹp của trường Trưng Vương. Ấn tượng thứ hai là cá lễ diểu binh hoành tráng của hai thời kỳ đệ nhất và đệ nhị CH
 

Liem ChuNgày xưa bắn" Pháo Bông " từ Sài Gòn chĩ có dân Bắc 54 thì mới gọi là" Pháo Hoa "bi giờ thì Pháo Hoa phổ thông hơn..hè....hè...còn địa điểm bấn ở Thủ Đô Sài Gòn như bạn Nguyễn Bá Dũng đã Lói.. khi còn nhỏ không được người lớn chở đi coi,thì củng có thể coi trực tiếp trên nóc nhà...há...há..đây là một chút kỷ niệm Đẹp thời ...Tắm Mưa + cưởi Truồng.....
Dang NguyenTừ thông dụng Miền Nam kêu BÔNG (phương ngữ) pháo thường ... sau Mậu Thân bị cấm vì bên kia lợi dụng. Tết mấy năm sau 68 có Hỏa Châu (trái sáng) như hình trên thường thấy khắp vùng quê Miền NAM .
 

 Mời xem thêm lời còm bên FB ==> https://www.facebook.com/notes

Ống Loa là ống gì ....xem để biết hehehe

$
0
0
 Thuan ChuHồi đó có câu :''Hippy choi choi,mặc quần ống voi ''.

Thuần NguyễnQuần patte ( còn gọi là quần ống loe ) xuất hiện tại Saigon vào những năm cuối thập niên 60 .Qua thập niên 70 , quần được " cải tiến " trở thành nửa cigar , nửa patte , gọi là cigar-patte .Nếu như cigar rộng thẳng đuột thì vừa patte , vừa cigar nó ra dạng quần ống ...loa như thế này đây .




 Duy Hùng, Thanh Lan, Duy Quang (Đại hội Nhạc Trẻ - Sài Gòn 1974)Ta LienĐại hội nhạc trẻ tại trường Taberd
Nguyen ChinhĐây là hình Thanh Lan khi mới chập chững bước vào nghề ca hát tại những sân khấu nhạc trẻ của sinh viên - học sinh.


 Ta LienMặc quần patte như 2 anh chàng hình trong bài Ròm đăng và anh quần xanh lợt trong hình này , hồi đó gọi là " dân chơi nữa mùa " , như anh quần đen mới là "à la mode " .












Hình xưa Phú Yên trước 75 và và Trận Vũng Rô ... xem để biết ...

$
0
0
Phú Yên - Vịnh Vũng Rô trước 75 vài hình xem chơi .




















*********************
Còn đây là bài post thuộc dạng tài liệu xưa mà Ròm tìm thấy đem về với một số hình ảnh về Trận Vũng Rô ... mời các bạn đọc xem để biết ....




Trận Vũng Rô qua cái nhìn cả hai bên


Dưới đây là bốn bài viết, hai bài đầu do bên phía Cộng Sản Việt Nam và và hai bài sau, một do một chiến sĩ thuộc Lực Lượng Người Nhái Việt Nam Cộng Hòa và bài kế tiếp tổng hợp nhiều nguồn thuật lại vụ Vũng Rô, cùng một sự kiện, cùng một trận đánh.




Trận Vũng Rô qua cái nhìn cả hai bên

Vũng Rô



Vũng Rô là địa danh một vịnh nằm tại xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, ngay sát ranh với tỉnh Khánh Hòa . Trước 1975, Vũng Rô được biết đến qua sự kiện quân đội Việt Nam Cộng Hòa khám phá và đánh chìm một tàu chở vũ khí từ miền Bắc vào tiếp tế cho quân đội Cộng Sản tại miền Nam. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã họp báo trưng ra hình ảnh chiếc tàu do Trung Quốc đóng với hàng chữ Trung Quốc, cùng với vũ khí do Trung Quốc chế tạo để công bố với thế giới là quân đội Cộng Sản tại miền Nam được miền Bắc tiếp tế vũ khí và vũ khí là do Trung Quốc cung cấp .

Dưới đây là ba bài viết, bài đầu tiên do bên phía Cộng Sản Việt Nam và và hai bài sau, một do một chiến sĩ thuộc Lực Lượng Người Nhái Việt Nam Cộng Hòa và bài kế tiếp tổng hợp nhiều nguồn thuật lại vụ Vũng Rô, cùng một sự kiện, cùng một trận đánh.

Bài viết bên phía Cộng Sản Việt Nam, đăng trên vietbao.vn

Bùng nổ sự kiện Vũng Rô

Thứ tư, 22 Tháng mười hai 2004

Chúng tôi dỡ hết hàng thì trời đã sáng bạch. Nhanh chóng chuyển hàng vào các hang đá. Và giấu tàu.

Mỏm đá lạ trên vách núi
Vũng Rô ba bề vách đá dựng đứng. Trên những vách sừng sững ấy, thỉnh thoảng có những chòm cây mọc bám vào đá, lơ lửng giữa không trung hay sát mặt nước.

Chúng tôi cho tàu áp sát vào một vách đá đen gồ ghề và chặt những cành cây lớn phủ kín. Từ trên nhìn xuống chẳng khác gì một mỏm đá hơi nhô ra, có một chòm cây lá mọc từ vách đá che phủ.

6g sáng…

Trên đỉnh đèo Cả, ngay từ mũi tàu ta nhìn lên, cách vài trăm mét là một đồn địch lù lù. Nhìn ra phía biển, cách 500m là một đồn địch khác: đồn Mũi Điệng.

Thật tình lúc này rất lo nhưng lại tự an ủi: càng ở ngay trước mũi chúng càng bất ngờ. Chúng không thể nghĩ ta dám vào tận đây đâu.

7g sáng, có ba chiếc trực thăng từ phía nam bay ra…

Trong chiến tranh, những sự kiện vang dội nhất lắm khi lại bắt đầu từ một ngẫu nhiên không đâu. Ngày hôm ấy một ngẫu nhiên như vậy đã xảy đến, mãi về sau này, sau năm 1975 giải phóng miền Nam rồi, qua tài liệu của địch chúng tôi mới biết.

Ngày 15-2-1965, tức là đúng cái ngày chúng tôi đến điểm chuyển hàng trên vùng biển quốc tế ngang Phú Yên, Khánh Hòa, trên chiến trường Khu 5 đã diễn ra một trận đánh lớn đặc sắc: trung đoàn 2, sư đoàn 3 quân giải phóng Khu 5 chặn đánh tiêu diệt hoàn toàn hai tiểu đoàn địch tại đèo Nhông thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Gần chục xe tăng của địch bị bắn cháy tan tành. Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Khu 5 quân ta sử dụng súng chống tăng B41. Số súng này do chính các tàu ta đưa vào Khu 5 trong những chuyến trước.

Thương binh địch ngổn ngang trên trận địa đèo Nhông. Chúng phải dùng trực thăng chở về các bệnh viện ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Bệnh viện Quy Nhơn cũng chật cứng rồi, chúng lại phải chuyển về Nha Trang.

Chính trên một chiếc trực thăng UH1B tải thương đó, bay dọc đường số 1 ven biển từ Quy Nhơn về Nha Trang, lúc qua đèo Cả khoảng 12g trưa, viên phi công đã tình cờ nhận thấy “một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô” mà những ngày trước chưa hề thấy. Hắn liền báo về bộ chỉ huy quân đoàn 2 ngụy ở Nha Trang.


Trực thăng UH1-B
Phải nói công tác tham mưu của bọn này rất chặt chẽ, tỉ mỉ. Ngày nào cũng có hai lượt máy bay trinh sát bay chụp ảnh suốt dọc vùng ven biển. Đối chiếu các không ảnh chụp những ngày trước, chúng thấy quả là “mỏm đá lạ trên vách núi phía tây Vũng Rô” mới xuất hiện từ sáng nay.
Máy bay trinh sát O-1

Bấy giờ là khoảng 1g chiều. Một máy bay trinh sát từ phía Nha Trang ra, quần mấy vòng trên Vũng Rô rồi bắn một quả mù đúng vào chỗ ta giấu tàu. Lập tức hai chiếc khu trục AD6 lao tới, bổ nhào, ném một loạt bom xăng trúng tàu. Tất cả lớp lá ngụy trang của ta bốc cháy rừng rực. Tan khói, toàn bộ hình tàu lộ ra rõ mồn một.


Khu trục cơ AD-6 Skyraider
Từ đó đến sẩm tối, hàng chục tốp khu trục liên tiếp đến ném bom. Tới 5g chiều thì tàu chìm hoàn toàn.
 Xác chiếc tàu chìm dưới nước

Cuộc đụng độ không cân sức
Trước đó, khoảng 4g chiều, tôi được lệnh cùng đồng chí máy trưởng tìm mọi cách xuống tàu để đánh bộc phá. Trong tàu đã đặt sẵn một khối bộc phá 500kg, đảm bảo giật nổ tung tàu, phi tang. Khối bộc phá này bố trí ở khoang máy.

Chúng tôi vượt qua bom đạn mù mịt, tiếp cận được tàu nhưng không vào được khoang máy. Tàu bị trúng bom nghiêng hẳn về một bên, cửa khoang máy chúi xuống phía đáy vịnh, bị sức ép mạnh của nước, chúng tôi lặn xuống nhiều lần không cách nào mở ra được.
Tối, máy bay địch lại đến thả pháo sáng. Mặc pháo sáng, chúng tôi trở lại tàu, lặn xuống, cố lấy hết số súng đạn còn lại trong tàu.

Mờ sáng hôm sau địch lại đến ném bom.

Tối 17-2, quân khu phái xuống một tiểu đội công binh, dùng 1 tấn bộc phá quyết phá tan tàu, thủ tiêu tung tích. Nhưng giật nổ bộc phá xong, chúng tôi trở lại xem thấy tàu chỉ vỡ đôi.

Chiều 17-2 có hiện tượng mới: một chiếc tàu LSM405 của địch có hai tàu chiến PC04 và DCE2 yểm trợ từ phía biển tiến vào, đồng thời trực thăng đổ hai tiểu đoàn bộ binh chiếm các đỉnh cao quanh vịnh. Chúng dùng bộ binh từ các điểm cao đánh xuống, kết hợp tàu thủy đổ bộ, cả máy bay liên tục ném bom yểm hộ. Về sau này chúng tôi mới biết thêm: một tên tướng ngụy từ Sài Gòn bay ra trực tiếp chỉ huy trận này.

Lực lượng ta lúc này chỉ có một trung đội du kích Hòa Hiệp, hai tiểu đội bộ đội địa phương huyện và 18 thủy thủ, trong đó thuyền trưởng Thêm đã bị thương. Chúng tôi chia nhau đánh chặn không cho địch đến gần chỗ tàu và các hang đá còn giấu một số hàng từ các chuyến trước chở vào chưa kịp chuyển đi hết.

Suốt các ngày 17, 18 và 19 địch cố đổ bộ lên bờ mấy lần đều bị ta đánh bật lại. Đến chiều 19, một đại đội địch mới đặt chân được lên bờ. Ta vẫn tiếp tục bám đánh, ngày từng tổ đánh chặn, đêm tập kích bọn địch trú quân trên các đồi trọc. Cứ như vậy suốt các ngày 20, 21, 22 và 23.

Sáng 24, địch lại đổ thêm quân, triển khai từ đường số 1 và các điểm cao phía nam, phía bắc đánh xuống, siết vòng vây chúng tôi lại.

Nhận định lực lượng đã quá chênh lệch, đêm 24 chúng tôi dùng mìn phá nổ hết các hang đá chứa hàng và tổ chức thoát khỏi vòng vây.

Giai đoạn mới sau Vũng Rô
Anh Trần Phong, nguyên tham mưu trưởng Lữ đoàn 125, nói với chúng tôi:

- Vụ Vũng Rô là sự kiện lớn trong lịch sử con đường biển Đông. Nó chấm dứt một giai đoạn hoàn toàn bí mật của con đường này. Nhưng đương nhiên nó không kết thúc con đường, không dập tắt được quyết tâm lớn của chúng ta dùng biển Đông làm con đường quan trọng vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam đang ngày càng đánh lớn hơn. Nó chỉ mở ra một giai đoạn mới của quyết tâm đó. Gian nan hơn, ác liệt hơn, mặt đối mặt thi gan với kẻ thù trên mặt biển mênh mông.

Chúng tôi ráo riết theo dõi động tĩnh của địch.

Tháng 4-1965, tức chỉ gần hai tháng sau vụ Vũng Rô, chúng đã bắt đầu triển khai một chiến dịch mang tên Market time, phân công rõ ràng: hải quân ngụy tuần tiễu ven bờ, hải quân Mỹ, tức một bộ phận quan trọng hạm đội 7, ngăn chặn ngoài khơi. Một lực lượng đặc nhiệm của quân đội ngụy được tổ chức lấy tên là lực lượng 115, gồm bảy tàu khu trục hộ vệ, hai tàu quét mìn, hai tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn, năm máy bay trinh sát.

Hải quân Mỹ thì đưa vào công việc này 54 tàu hiện đại. Đến tháng 9-1965, chúng lại tăng thêm năm tàu tuần tiễu ngoài khơi, 30 tàu tuần tiễu trên sông, chín tàu tuần tiễu ven bờ. Toàn bộ vùng ven biển miền Nam được tổ chức lại thành chín khu vực chiến đấu và năm trung tâm giám sát lớn…

Còn ta? Ta tạm dừng một thời gian để rút kinh nghiệm; ráo riết tổ chức, huấn luyện lại lực lượng; tăng thêm 12 tàu cao tốc. Cần có tàu cao tốc là vì chiến thuật thay đổi: tàu đi đến những vùng biển rất xa, đánh lạc hướng địch, rồi bất ngờ dùng tốc độ rất cao lao thẳng vào bờ, thời gian tàu đi trên vùng biển thuộc miền Nam do địch kiểm soát sẽ rất ngắn, vào bờ cất hàng xong, lại dùng tốc độ cao vượt qua thật nhanh vùng biển địch kiểm soát, lao ra vùng biển quốc tế an toàn.

Đó chính là để hạn chế khả năng chạm địch, buộc phải đánh địch trên biển hết sức bất lợi. Hạn chế chứ không loại trừ hoàn toàn được. Bởi Mỹ dùng máy bay trinh sát ngày đêm kiểm soát vùng trời rất rộng, tàu ta rời bến miền Bắc là nó có thể phát hiện được rồi và sẽ theo dõi ta suốt hành trình dài, chờ khi ta vào hải phận miền Nam là vây đánh…
Nghĩa là sau Vũng Rô, tiếp tục đi trên con đường biển Đông sẽ là một trò chơi ú tim lớn, ta hết sức cố gắng lừa địch, tránh địch, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận đánh địch trên biển khi không còn khả năng nào khác.

Tháng 10-1965, tiếp tục mở lại con đường.

Một thời kỳ mới của con đường biển Đông đã bắt đầu…

Trò chơi ú tim trên biển Đông ngày càng quyết liệt. Từ 1966-1972, hầu như không chuyến đi nào của tàu không số là hoàn toàn yên ổn, trót lọt…





Một tàu tiếp tế không số từ miền Bắc bị bắn cháy


Xác chiếc tàu tiếp tế không số từ miền Bắc bị bắn cháy





Chiếc tàu không số từ miền Bắc này bị bắn chìm ngoài khơi Nha Trang năm 1968


Chiếc tàu không số này bị bắn cháy và bị bắt vào ngày 1-3-1968


Nhưng cuộc chiến đấu thì không dừng lại. Vũng Rô hiểm yếu bị phát hiện thì những bãi cát dài trống trải ven biển miền Trung lại được tìm làm bến đậu. Mấy mươi năm sau, nhà văn Nguyên Ngọc đã tìm về một bến đậu như vậy ở tỉnh Quảng Ngãi. Cũng từ đây ông nghe thấy không chỉ tiếng gầm của súng đạn…

NGUYÊN NGỌC
http://vietbao.vn/Phong-su/Bung-no-su-kien-Vung-Ro/40060817/263/
Chấm dứt bài viết đăng trên báo mạng Việt Báo

Dưới đây là một bài viết bên phía Cộng Sản Việt Nam của tác giả Ngô Minh


Tàu không số: nảy lửa ở Vũng Rô


Từ tháng 10/1962, chiếc tàu “Phương Đông I” chở thành công 30 tấn vũ khí từ Đồ Sơn đến Cà Mau, cho đến cuối năm 1964, đoàn tàu không số đã vượt biển Đông 87 chuyến, đưa được gần 5.000 tấn vũ khí, khí tài, hàng hóa vào Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nhưng có một sự cố đã xảy ra ở Vũng Rô…

Tàu hỏng và bị lộ


Từ ngày 11/10/1962, chiếc thuyền gỗ đầu tiên được gọi là tàu “Phương Đông I” do thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy chở 30 tấn vũ khí rời bến Vạn Sét, Đồ Sơn vào bến Vàm Lũng, Cà Mau thành công, cho đến cuối năm 1964, đoàn tàu không số đã vượt biển Đông 87 chuyến, đưa được gần 5.000 tấn vũ khí, khí tài, hàng hóa vào Nam Bộ và Nam Trung Bộ.


Trong 87 chuyến tàu ấy, có hai chuyến tàu vào bến Cồn Lợi (Bến Tre) và Bến Lộ giao (Bình Định), sau khi đã giao hàng xong thì phải hủy tàu để đảm bảo bí mật tuyệt đối, còn người và “hàng” lại đều an toàn.


Đặc biệt, từ 28/11/1964 đến 31/1/1965, tàu 41 của thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh là tàu lần đầu tiên cập bến Vũng Rô 3 lần liên tiếp, giao cho bến 180 tấn vũ khí và 6 cán bộ đi công tác an toàn tuyệt đối. Thế mà từ năm 1965 đến hết năm 1972, ta chỉ chở được 2000 tấn vũ khí vào miền Nam. Sự sụt giảm ấy do sự cố Vũng Rô gây ra.
Ngày 10/2/1965, tàu mamg ký hiệu 143 do thuyền trưởng Lê Văn Thiêm và chính trị viên Phan Văn Bảng chỉ huy cùng 16 cán bộ chiến sĩ rời cảng K20, chở 63 tấn vũ khí vào Vũng Rô (Phú Yên). Tàu đóng giả một tàu khai thác hải sản trên vùng biển quôc tế. Đang trên hành trình thì ban ngày, cứ vài tiếng lại có một chiếc máy bay của Mỹ bám theo tàu, có lúc sà xuống rất thấp. Ban đêm có hai tàu chiến địch đi kèm, chiếc phía trước, chiếc phía sau. Nhưng tàu 143 vẫn cứ đi.

23 giờ ngày 15/2/1965, tàu vào bến Vũng Rô. Bến đã tập trung lực lượng du kích xã Hòa Hiệp và cả tiểu đoàn 83, bộ đội chủ lực Quân khu 5 để bốc dỡ hàng vào các kho ở hang núi. Sau 4 tiếng đồng hồ số hàng trên tàu đã được bốc dỡ hết.

3 giờ sáng, tàu nhổ neo ra biển, nhưng neo bị hỏng. Khi sửa xong neo thì trời đã sáng bạch nên không thể quay tàu ra biển được. Phía trên bến Vũng Rô là Quốc lộ 1A, xe quân sự địch qua lại rất nhiều. Đỉnh Đèo Cả có đồn địch đóng. Phía biển có đồn Mũi Điện. Tình thế rất nguy hiểm. Thuyền trưởng cho tàu ép sát vào vách núi, lợi dụng vách đá và tán cây để che giấu tàu. Các thủy thủ và du kích nhanh chóng chặt các cành cây để phủ lên ca-bin và boong tàu để ngụy trang. Hai người được bố trí trông tàu, còn tất cả sơ tán lên bờ.

Một tài liệu lưu tại phòng quân báo Hải quân Mỹ cho biết, lúc đó khoảng 10 giờ ngày 16/2, một chiếc máy bay tải thương HU1B của Mỹ bay dọc quốc lộ 1 từ Quy Nhơn về Nha Trang. Khi bay qua Vũng Rô, viên phi công JS. Bowra phát hiện “mỏm đá” nhô ra khác thường, liền so sánh với những tấm không ảnh mà máy bay Mỹ chụp hàng ngày, thấy không khớp, nên viên phi công đã báo về Bộ chỉ huy khu vực duyên hải Nam Trung Bộ ở Nha Trang của Mỹ.

Sau đó một máy bay trinh sát bay tới Vũng Rô, ném xuống chỗ tàu của ta đang trú ẩn một quả pháo mù chỉ điểm mục tiêu. Một tốp máy bay khu trục A-1 Skyraiders lao đến bắn một loạt tên lửa làm cho lá ngụy trang trên tàu bốc cháy.

Cả con tàu phơi mình trước thanh thiên bạch nhật. Tàu 143 đã bị lộ.

Đương đầu với địch bảo vệ bí mật

Từ đó cuộc chiến đấu sinh tử đã xảy ra suốt cả tuần liền. Địch liên tục cho máy bay đến ném bom. Thuyền trưởng Lê Văn Thêm bị thương rất nặng. Không để tàu rơi vào tay địch, anh em quyết định bơi ra điểm hỏa bộc phá 500 cân đã cài sẵn trong tàu. Nhưng vì bom nổ làm cho tàu bị nghiêng nên hai thủy thủ không sao chui vào khoang máy được.

Ngày 17/2, địch cho tàu chiến, trực thăng đổ quân để bắt sống các thủy thủ, chiếm tàu. Đương đầu với mấy tiểu đoàn bộ binh, hàng chục chiếc máy bay của địch, bên ta chỉ có một trung đội du kích, 2 tiểu đội vũ trang địa phương và 18 anh em thủy thủ tàu 143. Thế mà địch không tài nào vào được khu vực bến Vũng Rô.

Tối 17/2, một tổ công binh được phái đến dùng bộc phá hỗ trợ để hủy tàu. Song bộc phá gài sẵn của tàu vẫn không nổ, nên tàu không phá hủy hoàn toàn được. Gần một tuần đánh nhau với lực lượng địch đông gấp nhiều lần, một số đồng chí của ta bị thương và hy sinh, sức lực anh em yếu dần, chỉ huy quyết định dùng mìn tiêu hủy số hàng mới đưa vào chưa kịp chuyển đi và phá vòng vây rút lên rừng.

Mấy ngày sau đó, bọn Mỹ cho biệt kích “người nhái” tới chỗ tàu chìm lặn mò, tìm được một số tài liệu liên quan đến con tàu và số vũ khí chưa kịp tiêu hủy, đồng thời tháo gỡ một số bộ phận của tàu 143.

Rồi chúng đưa những thứ đó vào Sài Gòn tổ chức cuộc triển lãm rùm beng: “Chiến tích thu được từ tàu chở vũ khí Bắc Việt tiếp tế cho Cộng sản ở Trung Bộ bằng đường biển”. Sau đó trên tờ Naval Institute Press, đại tá Mỹ R.Schrosbay nói: “Vụ Vũng Rô khẳng định điều đã ngờ trong một thời gian dài nhưng chưa có bằng chứng. Số lượng chiến cụ lớn bị phát hiện chỉ ra rằng nhiều lô hàng lớn hơn đã được chở đến bằng tàu trước đó...”. Thực tế thì trước đó thuyền trưởng Hồ Đức Thắng, người Phú Yên đã ba chuyến cập bến Vũng Rô an toàn với 180 tấn vũ khí và nhiều hàng hóa, quân trang khác.

Một số vũ khí hiện đại như DKZ, B40, B41, trọng liên 7,62 ly, súng 12,7 ly... xuất hiện trên chiến trường các tỉnh duyên hải Khu 5 đã làm cho địch nghi vấn, cảnh giác. Mặt khác việc ngụy trang tàu chưa tốt, việc bảo vệ các tài liệu và hủy tàu chưa thực hiện tốt.
Súng DKZ (Đại bác Không Zật)

Vẫn chạy về phương nam

Đoàn 125 nhận định: “Như vậy con đường vận chuyển vũ khí bí mật trên biển Đông đã bị địch phát hiện, không còn bí mật tuyệt đối nữa. Đó là một tổn thất to lớn. Sự kiện Vũng Rô xảy ra đã làm thay đổi tình thế. Từ đây việc vận chuyển chi viện cho miền Nam sẽ gian khổ, khó khăn phức tạp hơn”.

Được tin tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô, Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã chỉ thị Hải quân ngừng ngay việc vận chiển vào miền Nam, tổ chức rút kinh nghiệm từ các cơ quan chỉ huy đến đơn vị tàu và khẩn trương nghiên cứu phương thức vận chuyển mới.

Thời kỳ sau khi tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô, địch ráo riết tăng cường lực lượng tàu chiến, máy bay tuần tra suốt ngày đêm trên biển Đông. Chúng kiểm soát cả đường hàng hải quốc tế ngoài hải phận Việt Nam. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Nhưng không có gì ngăn cản được đoàn tàu không số. Những con tàu bằng cách này hay cách khác, bất chấp hiểm nguy, vẫn tiếp tục chạy về phương nam…

Ngô Minh


Dưới đây là bài viết của ông Lê Đình An, một binh sĩ thuộc Lực Lượng Người Nhái Việt Nam Cộng Hòa, đã từng tham gia trận Vũng Rô:
Hành Quân Phá Hủy Mật Khu Vũng Rô 
Tác giả: Lê Đình An
Ghi Chú: Bài viết nầy chỉ lược thuật riêng về nhiệm vụ của Người Nhái trong cuộc hành quân vĩ đại nầy gồm nhiều quân, binh chủng phối hợp.
Khoảng 12 giờ trưa  Ngày 16-3- 1965,…phòng trực Người Nhái nhận được công điện khẩn của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Phòng 3. Tổ trực công tác hai người, tôi và Đạt (Gồ) với đầy đủ trang bị lên quân xa đưa chúng tôi vào phi trường bên MACV của Hoa Kỳ và được phản lực cơ loại nhỏ đang chờ sẵn và đưa chúng tôi đến phi trường Chu Lai. Trực thăng Việt Nam bốc chúng tôi đến Vũng Rô, đáp xuống tại quốc lộ 1 gần Vũng Rô, chúng tôi được anh em hải thuyền đón tiếp xuống chiếc Yabuta do anh Trung Sĩ 1 Nguyễn Hữu Phước (Phước Râu.) làm thuyền trưởng. Lúc đó khoảng 3 giờ rưởi chiều.
Trong lúc chờ đợi lệnh của Hộ Tống Hạm HQ. 08, chúng tôi dùng cơm với anh em hải thuyền. Khoảng nửa giờ sau chúng tôi nhận lệnh từ máy vô tuyến HQ 8, tổ người nhái đi vào thám sát tình hình trong vịnh và HQ08 ứng chiến.
Hải thuyền Yabuta

Chiếc hải thuyền Yabuta chạy vào lòng địch với nhiệm sở tác chiến, chúng tôi cũng sẵn sàng với các khẩu súng cơ hữu của hải thuyền. Đại liên 12.7, đại bác 20 ly đều hướng về mục tiêu bên trái phía sườn núi nơi chiếc Tàu Trung Cộng được ngụy trang bằng nhiều tàng cây trên boong tàu, chở vũ khí bí mật xâm nhập vào vịnh Vũng Rô bị phản lực cơ tuần thám của Không Quân Hoa Kỳ phát giác và bị bắn chìm gần sát bờ cạnh triền núi.
 Hộ tống hạm HQ-08, Chi Lăng
Khi chiếc ghe hải thuyền tiến vào còn cách bờ khoảng 300 thước thì bị thượng liên và súng tự động cá nhân Việt Cộng trên triền núi bắn xuống dữ dội, chiếc hải thuyền chúng tôi phản pháo và báo cáo cho HQ.08. Chúng tôi được lệnh rút lui ra, đại liên địch bắn theo xối xả. Khi rút ra khỏi tầm đạn, chiếc hải thuyền bị bắn tét be ghe mấy chỗ, cũng may thủy thủ đoàn không ai bị thương.
Hộ Tống Hạm HQ 08 tiến vào vịnh và nã trọng pháo 76 ly, 40 ly và 20 ly v.v. vào các điểm đại liên Việt Cộng vừa phát hiện khi giao chiến với hải thuyền. Khoảng nửa giờ sau ngưng bắn, HQ.08 rút ra án ngữ cửa vịnh. Qua sự hướng dẫn và chỉ điểm của HQ.08, Không Quân Việt Nam bắt đầu phi pháo và oanh kích, tiếp theo trực thăng bay đến đậu lại trên không bắn đại liên 6 nòng và phóng hỏa tiễn vào các ổ pháo của Việt Cộng như những con khủng long phun lửa khói mịt mù.
Chúng tôi được biết Tư Lệnh chiến trường cuộc hành quân nầy là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Qua sự điều động của Phó Đề Đốc Thoại trong đêm các chiến hạm công tác quanh vùng gần đó đều tập trung và bao vây vùng biển Vũng Rô. Còn trên bộ do quân khu 2 điều quân bao vây vùng đồi núi và tiến quân vượt núi tấn công xuống vịnh Vũng Rô..

Buổi sáng tinh sương, một trận oanh tạc dữ dội của Không Quân để mở màn cho các chiến hạm Hải Quân tiến theo đội hình vào vịnh. Tất cả trọng pháo, đại bác trên tàu đều thi nhau trực xạ vào hai bên sườn núi. Các ổ đại liên của Việt cộng ẩn trong các hang động nên phi cơ oanh kích không tiêu diệt được. Chúng cũng phản công lại mãnh liệt..Tiếng súng đạn vang rền, khói súng mờ mịt che khuất cả mặt vịnh. Khi chiến hạm HQ 403 tiến vào tầm tác xạ của địch, một thủy thủ bị trúng viên đạn xuyên qua kẽ hở cao độ của bửng sắt che đạn khẩu đại bác 20 ly trúng ngay giữa trán nên chết liền tại chỗ.

Trên chiếc hải thuyền chúng tôi đã được tăng cường thêm mười lăm(15) người nhái và Cố Vấn người nhái Đại Úy Franlin W Anderson từ Sài Gòn ra với đầy đủ trang bị. Chiếc xuồng cao su Zodiac chở người nhái sẵn sàng đổ bộ nương theo sau chiến hạm tiến lần vào…

Xuồng cao su Zodiac

Sau hơn một giờ quần thảo, tiếng súng của địch đã giảm lần, toán người nhái chúng tôi được lệnh đổ bộ lên bãi.
Chiếc xuồng cao su tách rời chiếc hải thuyền, và ẩn mình theo các chiến hạm rồi vượt nhanh lên phía trước tiến thẳng vào bãi cát khoảng vài trăm thước dưới làn mưa đạn hải pháo bắn yểm trợ. Toán người nhái với vũ khí cá nhân nằm rạp trên xuồng cao su lao nhanh vào bờ, khi chiếc xuồng vừa chạm bãi cát, toán người nhái cấp tốc dàn đội hình vừa bắn vừa tiến nhanh vào sườn núi và mở rộng vòng đai an toàn trên bãi cát lập đầu cầu cho tàu đổ quân, trong lúc đó chiếc Hải Vận Hạm HQ 405 mở cửa Ram ủi bãi.
 HQ-405 Tiền Giang
Một đại đội Biệt Kích Dù tràn lên bờ tiến sâu vào sườn núi tiến chiếm các mục tiêu trải rộng hai bên dải núi của vịnh..
Toán người nhái hoàn thành công tác lập đầu cầu cho quân đổ bộ xong. Toán người nhái trở lại xuồng trực chỉ tiến vào nơi chiếc tàu chở vũ khí bị dội bom chìm cách bờ khoảng chừng 50 thước nhưng vì địa thế nơi đây không có bãi cát, vách núi thoai thoải hơi dốc đứng,. Xuồng cao su ủi vào bãi, các người nhái nhảy lên bờ lập vòng đai và lục soát quanh khu vực tìm thấy 2 khẩu cao xạ phòng không và vũ khí cá nhân đủ loại rơi rải cùng nhiều xác chết văng tung tóe khắp nơi, đặc biệt có mấy xác chết bị xiềng chân vào 2 khẩu cao xạ. Tịch thu một số tài liệu và một số giấy bạc 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa còn mới tinh..

Tôi là một trong ba tổ mang bình hơi lặn xuống thám sát nơi tàu chìm sâu chừng 7-8 thước nước. Chiếc tàu ngụy trang bằng nhiều nhánh cây trên boong tàu bị chìm nghiêng nghiêng theo triền vách đá của bờ, phía ngoài tàu có chữ của Trung Cộng. Khi lặn vào trong khoang tàu nơi phòng lái, từ chiếc la bàn, bản đồ hải trình và chiếc đồng hồ treo trong phòng lái đều là chữ Trung Cộng..và một cái chân bị đứt ngang nơi háng còn dính vải ống quần đang nổi lềnh bềnh trong phòng lái… Tại khoang tàu chở hàng chúng tôi vớt lên một số súng ống đạn dược và thuốc men

Kết quả công cuộc khám phá mật khu Vũng Rô đã tìm thấy hai hang động Việt Cộng đã dấu vũ khí và thuốc men tại Vũng Rô và thung lũng Đá Bí tổng cộng lên đến 100 tấn, toàn là vũ khí mới loại tự động như AK47,AK50 và B40 B41.v.v. còn quấn vải tẩm mở dầu bó lại từng bó được gom lại trên bãi biển như những đống củi thước đầy trên bãi cát trong vịnh…Việc thu dọn chiến lợi phẩm phải mất mấy ngày mới dọn dẹp xong.

Vào khoảng thời gian nầy quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa được trang bị súng cá nhân tự động, chỉ có súng Gagrant M1, Carbine M1 và một số Carbine M2 dành trang bị cho các đơn vị thiện chiến như Nhảy Dù, TQLC.v.v Mải cho đến sau Tết Mậu Thân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới được lần lượt thay thế súng tự động M16 và trang bị loại chống chiến xa M72. Trong khi đó Việt Cộng đã được khối Cộng Sản viện trợ trang bị súng tự động cá nhân từ năm 1965 như tại mật khu Vũng Rô nầy.

Sau khi hoàn thành công tác người nhái chúng tôi được đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha trang để nghĩ ngơi, vài ngày sau chiến hạm đưa chúng tôi trở về bộ chỉ huy Liên Đoàn Người Nhái tại Sàigòn.

NN Lê Đình An  – 2004



Vũ khí tịch thu được từ chiếc tàu tiếp tế bị đánh chìm

Các thùng đạn được vớt lên bỏ lên bãi ngay trong vịnh

Ước lượng khoảng trên 100 tấn vũ khí đã bị tịch thu

Một thùng đạn

 Một thùng đạn có ghi chữ Trung Quốc

Một số thùng đạn trong số hơn một triệu viên đạn tịch thu được

Hơn 3500 súng trường và súng tiểu liên mới còn bọc trong vải tẩm dầu

Vũ khí chống tăng do Trung Quốc chế tạo



Vũ khí tịch thu được

Người Nhái đứng trên hải thuyền (bên phải) cạnh chiếc tàu bị đánh chìm (bên trái)

Ảnh chụp các chiến sĩ Hải quân và Người Nhái trước chiến lợi phẩm



Trận Vũng Rô

Trích Cánh Thép

Ngày 18 tháng 2 năm 1965

Từ những năm trong thập niên 60, tình báo Việt-Mỹ đã ghi nhận được những sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) vào Miền Nam Việt Nam. Các báo cáo của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm soát Đình chiến (International Control Commission =ICC) đặt ra do Hiệp định Geneve (1954), đã viết trong năm 1962 : ‘ Nhân sự võ trang và không võ trang, võ khí, đạn dược và các trang, thiết bị quân sự khác đã được gửi từ Miền Bắc xuống Miền Nam với mục đích yểm trợ, tổ chức hoặc tiếp tục các hành vi chống đối, kể cả tấn công các lực lượng an ninh của Miền Nam..’ Báo cáo này dĩ nhiên là gặp sự phản đối của Phái đoàn Ba Lan trong ICC.


Vấn đề đặt ra cho các giới chức quân sự Việt-Mỹ là : mọi người đều đồng ý về việc có sự xâm nhập từ Miền Bắc, nhưng lại chưa đồng ý về phương thức xâm nhập : một phái cho rằng bằng đường biển, phái khác cho là bằng đường bộ, qua những vùng rừng núi dọc biên giới giữa Việt-Lào và Việt-Miên, và một phái nữa, thực tế hơn, cho rằng qua cả hai đường kể trên.


Đến tháng 12 năm 1961, các tàu vớt mìn MSO (MineSweeper, Ocean) của HQ HK bắt đầu phối hợp với HQ VN để tuần phòng vùng biển của VNCH, phía Nam vĩ tuyến 17. Các chiến hạm HK không trực tiếp chặn xét tàu bè nhưng dùng radar để tìm các mục tiêu khả nghi và thông báo cho chiến hạm HQ VNCH để thực hiện việc chặn xét và lục soát. Ba chiến hạm HQVN cùng tham dự các hoạt động này là HQ 114 (Hàm Tử II), HQ 115 (Chương Dương II) và HQ 116 (Bạch Đằng II) . Đây là những chiến hạm được Hoa Kỳ chuyển giao cho VN vào năm 1959.
Trục lôi hạm (Tàu vét mìn) HQ-114 Hàm Tử II


Đến tháng 2 năm 1962, chương trình tuần phòng được mở rộng hơn về phía Vịnh Thái Lan với sự tham dự của các Khu trục hạm HK loại Destroyer Escort (DE).


Tuy nhiên, các chương trình tuần tiễu hỗn hợp này bị đánh giá là không hữu hiệu nên được chấm dứt vào tháng 8 năm 1962. HQ Thiếu Tá Chung Tấn Cang, Chỉ huy trưởng Hành quân của HQVNCH vẫn tin rằng 60% số lượng xâm nhập và tiếp tế của CSBV vào Miền Nam là do đường biển (?).


Từ 1964, một phái đoàn nghiên cứu đặc biệt của HQ HK do Đại Tá Phil Bucklew hướng dẫn đã tìm hiểu vấn đế tiếp vận của CS và sau khi đến rất nhiều địa điểm : từ các tiền đồn hẻo lánh trên vùng Cao nguyên đến các vùng đầm lầy Năm Căn, các hải đảo nhỏ ngoài khơi Biển Ddông và Vịnh Thái Lan.. Phái đoàn này đã nhìn tận mắt các loại vỏ khí bị tịch thu như AK-47 của Liên Sô, đại liên 7 ly 62, súng cối 82 từ Nga, Trung cộng.. Ngày 15 tháng 2 năm 1964, ĐT Bucklew đưa ra bản phúc trình :..’Nhiều bằng chứng cho thấy việc xâm nhập nhân sự từ BV vào Miền Nam , phần chính là bằng đường bộ, trong khi đó hệ thống sông ngòi chằng chịt của miền châu thổ sông Cửu Long là những đường tiếp vận lý tưởng để vận chuyển các thiết bị quân sự nặng. Việc sử dụng các ghe đi biển và các tàu thuyền đánh cá để đưa người vào Nam VN đã nhiều lần bị chặn bắt. Một số các súng đạn hạng nặng cũng đã được đưa vào miền Trung bằng các phương thức tương tự. Các võ khí và binh sĩ CSBV bị bắt trên đảo Phú Quốc cho thấy có sự xâm nhập từ phía Vịnh Thái Lan..’

Đại liên PK, 7,62 mm, Liên Xô chế tạo

Trên thực tế thì ngay từ 1959, CSBV đã thành lập Đoàn 559 để tổ chức đưa người vào Nam VN bằng đường bộ và sau đó thành lập Đoàn 759 để lo việc đưa người và võ khí xâm nhập bằng đường biển. Lực lượng chính trong việc chuyển vận là Đơn vị vận tải đường biển số 125 của Quân đội BV. Chuyến đưa vũ khí bằng đường biển đầu tiên vào Nam VN đưởc thực hiện vào mùa Thu 1962, và nơi đổ hàng là Cà Mâu (BV gọi dường xâm nhập này là ‘ Đường HCM trên biển)

 Lộ trình các chuyến Tàu Không Số chở vũ khí từ miền Bắc vào

Mười giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1965, Trung úy phi công James Bowers, bay một phi vụ trực thăng UH-1B tải thương(1) của Lục quân HK, từ Qui Nhơn về Nha Trang, thời tiết xấu đã khiến anh phải thay đổi phi trình, thay vì bay trong đất liền, phi cơ đã bay dọc theo bờ biển. Đến 10 giờ 30, sau khi vượt qua Hải đăng ỡ Mũi Varella, vòng theo một vịnh nhỏ mang tên là Vũng Rô (235 miles phía Bắc Sàigòn), anh nhìn xuống vịnh và thấy một đảo nhỏ hình dạng hơi lạ, đầy cây..đang di động ! Khi hạ thấp cao độ để quan sát thì anh ghi nhận được đây là một tàu đánh cá được ngụy trang với cây đặt trên sàn tàụ Tr/U Bowers đã khẩn cấp báo ngay cho Trung Tá Harvey Rogers, Cố vấn trưởng HK tại Bộ Chỉ huy Vùng 2 Duyên Hải đặt tại Nha Trang và Tr/T Rogers đã thông báo cho HQ Trung Tá Hồ văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Vùng 2 Duyên hải VNCH yêu cầu gửi ngay phi cơ đến quan sát sự kiện.


Chiếc tàu được ghi nhận là thuộc loại tàu đánh cá ven biển, dài khoảng 45 m, trọng tải chừng 100 tấn.

Quan điểm của HK là dùng phi cơ oanh kích để đánh chìm chiếc tàu này, nhưng Tư lệnh Vùng 2, Tướng Nguyễn Hữu Có lại muốn bắt sống chiếc tàu để dùng lang tang chứng cho sự xâm nhập của CSBV từ Miền Bắc..do đó HQ VNCH đã dùng toàn bộ số chiến hạm khả dụng trong khu vực để chặn kín đường thoát, dồn chiếc tàu BV vào trong vùng vịnh..


Tr/T Thoại đã liên lạc với Thiếu Tá Nguyễn Huy Ánh, Không đoàn trưởng KĐ 62 để yêu cầu KQ can thiệp.

(Phi vụ đặc biệt này đã được Phi công ‘ Phượng Hoàng Kim Cương’ ghi lại trong bài Chiến thắng Vũng Rô trên Cánh Thép (canhthep.com) với những chi tiết tóm lưuợc như sau : Trong phi vụ này tác giả cùng bay với Tr/U Chánh. Phi vụ gồm 2 A-1, danh hiệu Phượng Hoàng 1-1, cất cánh từ Biên Hòa đi Nha Trang và sẽ nhận mục tiêu oanh kích khi bay trên không phận Nha Trang. Phòng hành quân chiến cuộc KĐ 62, danh hiệu vô tuyến Phi vân đã xác định mục tiêu là một chiếc tầu nhỏ không tên, chỡ vũ khí của VC đang ở trong vùng..không có FAC hướng dẫn, coi chừng phòng không12 ly 7 ở các sườn núi quanh đó..

Súng phòng không DShK 12.7mm do Liên Xô chế tạo

Phượng Hoàng 1-1 đã bay vào Đại Lãnh dọc theo bờ biển, ở cao độ 2000 bộ, sau đó vào vịnh Vân Phong và xuống thấp hơn để quan sát và tìm mục tiêụ Sau khi xuống thấp đến 500 bộ, phi tuần đã tìm thấy mục tiêu là một chiếc tầu đang chạy thẳng vào vịnh, hai làn sóng trắng rẽ thành hình chữ V sau tàu.. Chỉ sau một đợt thả 2 trái bom MK-1, tuy không trúng mục tiêu nhưng chiếc tảu do bị sóng dồn đã bị lật úp..mắc cạn. (2).


Trung tá Thoại sau đó đã yêu cầu Tướng Lữ Lan, Tư lệnh SĐ 23 ra lệnh cho Trung Đoàn 49 trú đóng tại Tuy Hòa đưa bộ binh đến nơi tàu chìm. Ông cũng dùng Quân vận hạm HQ 405(Tiền Giang) từ Nha Trang di chuyển đến Vũng Rô. Các đơn vị thuộc Duyên đoàn 24 cũng được lệnh yểm trợ, đồng thời xin Bộ Tư lệnh HQ khẩn cấp gửi người nhái đến địa điểm tàu chìm để trục vớt.


Tuy nhiên các yêu cầu của Tr/T Thoại về các phi vụ thả hỏa châu và oanh kích trong đêm 16 rạng 17 đã không được đáp ứng..Một phi cơ quan sát đã báo cáo có một số hoạt động của địch quân trong khu vực, có ánh đèn từ phía tàu chìm và các di chuyển giữa tàu và bờ..


Sáng sớm ngày 17, HQ 405 đến Tuy Hòa để chuyển quân thì gẵp sự từ chối của Trung Tá Trần Bá (Trung đoàn trường TrĐ 49) viện lý do khu vực quanh Vũng Rô và Mủi Varella tập trung các lực lượng CQ khá đông

Đến 2 giờ 30 chiều 17, HQ 405 trở lại Vũng Rô và khi tiến vào Vịnh đã gặp tác xạ dữ dội từ bờ biển phía Bắc..


Ngày 18 tháng 2, một cuộc họp được triệu tập tại Nha Trang với sự tham dự của Tướng William E Dupuy, Trưởng Phòng 3 MAC-V cùng các sĩ quan Đại diện SĐ 23 BB, Đại diện HQ VN, HQ HK và Lực lượng ĐB VNCH. Một kế hoạch hành quân đã được đưa ra : 2 Tiểu đoàn BB thuộc Tr/Đ 49 tiến quân vào vị trí ngăn chặn, dọc Quốc lộ 1 từ Đèo Cả xuống phía Nam, trong đó 1 Đại đội sẽ từ Tiền đồn Đèo Cả tiến xuống bờ biển. Một Đại đội LLĐB sẽ được trực thăng vận đến Đại Lãnh (phía Nam Vũng Rô) và sẽ lên Hải vận hạm HQ 405 để đổ bộ vào nơi tàu BV mắc cạn..


Trong lúc cuộc họp đang diễn tiến, HQ VNCH tiếp tục gửi lực lượng tăng viện đến vùng hành quân : Hộ tống hạm HQ 08 (Chi Lăng 2) do HQ Th/tá trịnh Quang Xuân làm hạm trưởng đã đến Vũng Rô để hợp lực với HQ 405 (HQ Th/tá Nhan Chấn Toàn là hạm trưởng). Sau đó HQ 08 được Tr/T dùng làm soái hạm trong cuộc hành quân. 2 chiến hạm tiếp tục dùng hải pháo oanh kích vào các mục tiêu trên bờ. Sau đó HQ 405 di chuyển về Đại Lãnh để đón ĐĐ LLĐB.. Nhưng đến 5 giờ chiều, có lệnh tạm hoãn cuộc đổ quân..


Trong đêm 18 tháng 2, Hộ tống hạm HQ 04 (Tuy Động) do HQ Đ/U Trần văn Triết làm hạm trưởng, đã đến khu vực hành quân, chở trên tàu 15 Người nhái HQVN cùng Đ/U Franklin Anderson, Cố vấn LL Người nhái . Đồng thời Bộ Tư lệnh HQ cũng gửi thêm Dương vận hạm HQ 502 (Thị Nại) do Th/T Ngô Khắc Luân làm hạm trưởng đến để tăng cường cho lực lượng.


Ngay 8 giờ sáng ngày 10, sau đợt oanh kích của KQ VNCH, cả 3 chiến hạm cùng tiến vào vịnh, nhưng khi đến cách bờ khoảng 500m vẫn bị súng từ bờ bắn ra dữ dội, nên các chiến hạm phải lùi ra và các phi cơ tiếp tục oanh kích..Sau 2 đợt oanh kích tiếp theo..đến 11 giờ ĐĐ LLĐB đổ được vào bờ biển, tuy vẫn bị bắn sẻ nhưng các chiến sĩ LLĐB đã bảo vệ được khu vực và công việc trục vớt bắt đầu..


( Trong tập sách : Can trường trong Chiến bại, Phó Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, đã ghi lại cuộc đổ quân này như sau :

..’ Đúng 8 giờ sáng, khu trục cơ của KQ bắt đầu dội bom xuống bải biển. Ba chiến hạm từ từ tiến vào gần bờ. Sau khi phi cơ oanh tạc xong, HQ 405 bắt đầu tác xạ vào bờ để chuẩn bị cho Đại đội BK Dù đổ bộ. Khi đến cách bờ khoảng nửa hải lý thình lình từ trong bở địch bắn dữ dội vào HQ 405. Sự bắn trả bất thình lình làm cho Th/T Toàn cho chiến hạm ngưng lại, không tiến lên nữạ trong một giây khắc tôi phải lấy một quyết định sinh tử. Tôi thông cảm với Th/T Toàn về trách nhiệm của người hạm trưởng nhưng tôi cần phải quyết định gấp vì HQ 405 đang thành một mục tiêu không di động. Qua máy vô tuyến tôi nói với Toàn : Không thể trở ra được nữa,anh đã quá gần bờ, yêu cẩu anh ủi bãi luôn..Th/T Toàn ra lịnh cho chiến hạm chạy thật nhanh thẵng vào bờ. Cụa chiến hạm mở ra và ĐĐ Biệt kích chạy thật nhanh từ cửa chiến hạm vào thẳng trong các bụi rậm ở bãi biển..’ )


Trong bài ‘Nhiệm vụ của Người Nhái trong cuộc Hành quân Phá hủy Mật khu Vũng Rô 1965’ của NN Lê Đình An, trên trang Web của ThuVien VN, đã ghi lại những hoạt động của Người Nháị Tác giả Lê Đình An có một số sai lầm về danh hiệu các Chiến hạm trong Trận như HQ5 (HQ VNCH chỉ nhận Chiến hạm này vào năm 1971), hình chụp HQ 406, nhưng Chiến hạm tham chiến là HQ 405, Người Chỉ huy Trận là HQ Tr/T Hồ văn Kỳ Thoại, không phải là Tr/T Hoàng Cơ Minh...)


NN Lê đình An viết :

..’.. khoàng 12 giờ trưa, phòng trực NN nhận công điện khẩn của BTL/HQ/P3..Tổ trực công tác 2 người, tôi và Đạt với đầy đủ trang bị được quân xa đưa chúng tôi vào phi trường bên MAC-V và chúng tôi được phản lực cơ loại nhỏ đưa đến phi trường Chu Laị Trực thăng VN bốc chúng tôi đến Vũng Rô, đáp xuống Quốc lộ 1, và chúng tôi được đón tiếp xuống chiếc Yabutạ Lúc đó khoảng 3 giờ rưởi chiều..


Sau khi nhận lệnh từ HQ 5 (ghi chú của Trần Lý: có lẽ từ HQ 405?), tổ NN đi vào thám sát tình hình trong vịnh. Chiếc Yabuta chạy vào lòng địch với nhiệm sở tác chiến, khi chiếc ghe tiến vào bờ còn chừng 300 m thỉ bị thượng liên và súng cá nhân VC trên triền núi bắn xuống dữ dội.. Chúng tôi đưọc lệnh rút lui ra..

..Ngày hôm sau, trên chiếc hải thuyền, chúng tôi đã được tăng cường thêm 15 NN từ Sài gòn ra với đầy đủ trang bị.. Chiếc xuồng cao su Zodiac chỡ NN sẵn sàng đổ bộ theo hải thuyền nương sau chiến hạm tiến dần vào..


Sau hơn 1 giờ oanh kích, tiếng sùng của địch giảm lần và toán NN chúng tôi được lệnh đổ bộ lên bãi..Chiếc xuồng cao su tách khỏi hải thuyền , vượt nhanh lên phía trước tiến thẳng vào bãi cát dưới làn mưa đạn hải pháo bắn yểm trợ. Toán NN với vũ khí cá nhân, nằm rạp trên xuồng caosu lao nhanh vào bờ, khi chiếc xuồng vừa chạm cát, toán NN cấp tốc dàn đội hình, vừa bắn vừa tiến nhanh vào sườn núi và mở rộng vòng đai an toàn trên bãi cát, lập đầu cầu cho tàu đổ quân...trong lúc đó một chiếc Hải vận hạm mở cửa Ram ủi bãi..’


Không xa nơi đổ bộ, Lực lượng hành quân đã khám phá được một hang cất giấu quân dụng với khoảng 4000 súng đủ loại gồm súng trường, tiểu liên cùng hàng ngàn thùng đạn, dược phẩm.. Đến 6 giờ 30 chiều, HQ 405 đã đổ bộ thêm 1 ĐD Bộ binh để giúp lục soát..


Các cuộc lục soát được tiếp tục cho đến ngày 24 tháng 2..

Diễn tiến cuộc lục soát được PĐĐ Thoại ghi lại thêm các chi tiết :

‘.. Việc di chuyển súng đạn tịch thu gặp rất nhiều khó khăn vì toán quân của LLĐB từ chối khiêng đạn lên tàụ Thủy thủ đoàn cùng với một số quân nhân BB khác cũng cố gắng đem lên tàu và chở về Nha Trang được trên 2000 súng và hơn trăm tấn đạn.


Về đêm ĐĐ Biệt kích do Tr/U Từ Vấn chỉ huy từ chối ở lại bờ ban đêm nên t6i cho họ trở lên HQ 405. Đêm hôm đó, tôi được lịnh từ Sàigòn phải đổ bộ ĐĐ này trở lại bờ ngày hôm saụ Từ ngày 20 đến 24 tháng 2, cuộc lục soát tiếp diễn trong khi chiến hạm dùng hải pháo bắn lên sườn núị Trong ngày 24 một quả đạn trọng pháo tình cờ rơi trúng một hầm đạn trên núi, nổ tung làm rung động cả vùng..’

Kết quả : Số lượng trang thiết bị quân sự gồm :
- Hơn 1 triệu viên đạn súng cá nhân.
- Hơn 1000 lựu đạn thỏi.
- 250 kg thuốc nổ TNT, cùng ngòi nổ.
- 2000 quả đạn súng cối.
- 500 lựu đạn chống chiến xa.
- 3600 súng trường và tiểu liên.
- 250 kg tiếp liệu y dược.


Nhản hiệu ghi trên súng đạn và y-cụ cho thấy xuất xứ từ Trung Cộng, Liên Sô, Bắc Hàn, Tiệp Khắc và Đông Đức..

Trong quân trang của các thủy thủ BV bị hạ còn có cả Báo Hải Phòng, đề ngày 23 tháng Giêng năm 1959, bản đồ hải hành BV, thư từ và địa chỉ liên lạc của các cán binh BV.. Trong nhật ký tịch thu từ xác sỉ quan BV bị hạ cũng có hình ảnh, giấy tờ, chứng minh thư ghi rõ cấp bực, đơn vị, thuộc SĐ 338 CSBV.


( Toán NN lặn xuống thám sát nơi tàu chìm sâu chừng 7-8 thước nước : Chiếc tàu bị chìm nghiêng theo triền vách đá của bờ, phía ngoài tàu có chữ Tàụ Khi lặn vào trong khoang tàu nơi phòng lái, từ chiếc la bàn, bản đồ hải trình, và chiếc đồng hồ trong Phòng lái đều là chữ Tàu..)


Chiếc tàu thuộc loại vỏ sắt dài 40m, đóng tại Trung Cộng, võ trang đại liên thuộc Đơn vị K35, nhóm vận tải đường biển 125 của HQ BV, xuất phát từ Hải Phòng, chãy dọc hải phận quốc tế để tránh sự kiểm soát của các chiến hạm VNCH, sau đó sẽ đâm thẳng vào địa điểm đổ hàng..Cũng theo nhật ký hải hành thì tàu này đã xâm nhập và chuyển hàng vào Nam Việt Nam được 22 chuyến, trong các lần trước, nếu đổ hàng không kịp, tàu sẽ trở ra hải phận quốc tế để đêm sau sẽ trở lại..Đây là chuyến thứ 23 của chiếc tàu.


Trong thời gian xẩy ra sự kiện Vũng Rô, Đại tướng Nguyễn Khánh (lúc đó đang là Tổng tư lệnh Quân đội) đã ghé thăm và quan sát tại chỗ nơi xẩy ra trận đánh cùng các võ khí tịch thu được..

Trần Lý
(bổ xung cho bài Trận Vũng Rô, trong Tổ Quốc Đại Dương 1999)

Ghi chú :
(1) Trong tập sách’ Can trường trong Chiến bại’, Phó Đề đốc Thoại có ghi là theo trí nhớ của Ông, thì Trung Úy James Bowers bay loại phi cơ có cánh của Lục quân HK tên là Otter, dùng để liên lạc và tải thương. Trên thực tế, loại phi cơ De Havilland Canada U-1A Otter là loại phi cơ vận tải nhẹ, cánh quạt, một máy chở được 9 hành khách..không dùng để tải thương.

 U-1A Otter

(2) Cũng trong tập sách trên, phần viết về thăng thưởng chỉ nhắc đến các chiến công cùa Hải Quân, Lực lượng ĐB.. nhưng không đề cập đến vai trò..chính của KQ là đánh chìm chiếc tàu này.. 
 

Hình xưa Xe VESPA của một thời trước 75

$
0
0



































Thỉnh thoảng thấy có còm hỏi "Xe xưa của miền Nam trước 75 , từ sau 75 biến đi đâu hết rồi ? "
Đây là câu trả lời : 

 http://namrom64a.blogspot.de/2016/03/xe-vespa-xua-sau-75-bien-i-au-het-roi.html

Hình xưa Vũng Tàu trước 75 , cùng một góc độ khác thời gian .

Hình xưa Đà Lạt trải nhựa đường trước 75 .

$
0
0
Trải nhựa đường xưa trên Đà Lạt trước 75 , nhìn thấy đơn sơ quá mà hổng biết có tốt hay không ?

 Lua Culancông nghệ làm đường này là phương pháp Mac-Adams (ma-ca-dam) còn gọi là nhựa xâm nhập, dễ làm vì không cần cơ giới nhiều,công nhân không cần chuyên môn cao, thường thì phải tưới 3 lớp nhựa lịch thanh keo (asphal AP,mà ta thường gọi là dầu hắc), lớp dưới là đá 3x4,tưới nhựa đã đốt nóng chảy,lớp đá 1x2, lại tưới nhựa ,sau cùng lớp đá mi, sau 1 thời gian thì nhựa sẽ trào lên mặt làm cho đường láng.










 Lua CulanTrước 75, phương pháp này cũng chỉ để dặm vá hay đường trong khu gia binh chật hẹp thôi, còn nơi nào đường có xe hơi lưu thông mà qui mô nhỏ ,chúng tôi lại cùng phương pháp gọi là Roadmix giống như Hotmix (trộn nóng đá và Asphal lỏng tại nhà máy ra một hổn hợp,rồi xe chở ra công trường,đổ vô máy ép) nhưng trộn đá cấp phối và nhựa Asphal lỏng ngay tại hiện trường,xong dùng xe ban trãi ra mặt đường và dùng xe rouleaux (Hủ-lô) nén ép lên mặt đường, dùng phương pháp này cũng đơn giản như macadam nhưng đẹp láng như nhựa Hotmix. Nói thêm hình như phương pháp này do Công Binh VNCH sáng tạo.


 Saigon 1971 - Tượng An Dương Vương, Thánh tổ Binh chủng Công Binh Quân đội VNCH tại Ngã sáu Chợ Lớn





Hình xưa Đà Lạt , Phong cảnh thiên nhiên trước 75

Tân Định Sài Gòn Xưa , Nữ Sinh trường tư thục Huỳnh Thị Ngà

$
0
0
Chè Huỳnh Thị Ngà góc đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật khu Tân Định Sài Gòn Xưa trước 75 ngon hông vậy ? 

 Trần Quang Khải, khu Tân Định chỉ là một con đường nhỏ độ vài trăm thước. Giới hạn đầu đường là Hai Bà Trưng và cuối đường là Đinh Tiên Hoàng. Trên đoạn đường này có rất nhiều cửa hàng, cửa tiệm bán các món ăn, thức uống nổi tiếng và hấp dẫn. Tuy nhiên khi nói về món chè thì bất cứ học sinh nào ở Sài gòn cũng đều công nhận và tấm tắc khen ngợi chè Huỳnh Thị Ngà .... xe chè nằm trên đường Trần Nhật Duật, có trường trung học tư thục do bà Huỳnh Thị Ngà làm hiệu trưởng, nên bà con tự đặt tên là chè Huỳnh Thị Ngà cho tiện. Xe chè nằm ở góc đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đối diện phía bên kia đường là đường Bà Lê Chân có tiệm bán dụng cụ học sinh Kim Thạch, có bà Sáu già bán trà Huế và hai bàn đá banh. Kế bên là quán cơm tấm chả, bì, sườn nướng, hột gà ốp la và cà phê pha bằng vợt của vợ chồng con trai nghệ sĩ cải lương Bảy Nhiêu. ( trích đoạn đem về ) Vài hình ảnh xưa Nữ Sinh trường tư thục Huỳnh Thị Ngà gom về xem chơi .... Hình hổng có chú thích , có thể có hình sau 75 (?) 

























Mời qua FB xem chú thích cho hình trong comment :
https://www.facebook.com/namrom64/posts/499431413584200

Xe hơi thời cổ trên đường phố Sài Gòn Xưa trước 75 .

$
0
0
Trinh Khanh TuanThời thập niên 50 và 60 ở Sài Gòn thường thấy các loại xe Pháp của hảng Citroën... Chiếc xe màu đen của hình lớn (xe nằm ở vị trí ngang) đó là Citroën Traction Avant, tức là xe được chạy bằng cầu trước (Avant) và máy được đặt ở phía trước, loại động cơ đốt trong 4 thì, chạy xăng. Các loại lưu hành vào thời đó thường là loại có công xuất là 11 CV hoặc 15 CV ( mã lực)

Mời xem thêm comment về Xe Xưa bên FB : https://www.facebook.com/media/set/?set=a.2248256341981125.1073742018.1782901738516590&type=3




















 

Nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur) Sài Gòn xưa trước 75

$
0
0
Ta LienNgay góc này có tiệm hủ tiếu gà cá ngon hết xẩy , có món chè sâm bổ lượng tuyệt cú mèo . Tui quên tên tiệm rồi .
*********
Tiệm nước mía nổi tiếng là tiệm không bảng hiệu với tấm bạt chìa ra ở bên phải. Tui vẫn nhớ cách làm nước mía của họ rất độc đáo, trước khi đẩy bó mía vào máy ép họ nhét vào giữa 1 trái quýt còn nguyên vỏ, làm nước mía của họ thơm nồng mùi quýt tươi mà những nơi khác không có hay không dám làm vì thêm quýt thì bán không lời.

Nhìn cái bảng hiệu Viễn Đông bên trái thấy 1 chi tiết thú vị, công ty xuất nhập cảng số vốn 5 triệu, bằng 1 bữa ăn tiệm bây giờ. Với hồi đó là khá lớn vì ở thời gian này chỉ cần vài trăm ngàn có thể sang được 1 căn nhà ở khu vực này.
...... mía ép cùng với quýt còn vỏ, nước mía sẽ rất thơm và làm tăng thêm cảm giác ngọt của nước mía, còn ép chung với trái tắc vỏ còn màu xanh cũng thơm nhưng trước khi ép phải vắt nước của trái tắc chứ không nước mía ép ra sẽ bị chua, còn nữa, mía ép cũng phải chọn loại nào để khi ép nước sẽ ngọt , nhiều bọt , có màu trắng sữa và để lâu ( 5 - 10 phút ) sẽ không bị xuống màu.
Ở bên kia đường đối diện tiệm nước mía còn có ông già tàu đứng bán những xâu thịt bằm nướng nhét bánh mì trét tương ớt, ..... vừa rẻ vừa ngon. Kiểu bánh mì thịt của ông già ngộ cái không thấy nơi nào bán.
Bánh mì thịt nướng xỏ que đũa, mỗi lần bán mổ ổ bánh mì , xong kẹp que thịt vô ổ bánh mì rút que ra một cách điệu nghệ, xong cho đồ chua và tương đen hơi ngọt , tương ớt , ăn vô cay lè lưỡi, Cay mà ngon :-))
+++++++++++++++
 Mời xem thêm comment kể chuyện xưa về góc phố Lê Lợi - Pasteur bên FB Nam Ròm 
https://www.facebook.com/namrom64/posts/496112993916042

 Saigon 1974 - Góc Lê Lợi - Pasteur
....dãy nhà lầu khung vòm giữa hình lúc đó dưới trệt cũng có bán cà-rem : buổi tối cơm nước xong ra mua kem "vỏ ốc"đem lên Nhà thờ Đứ
c Bà vừa ăn vừa hóng mát vừa coi cây kim phút đồng hồ Bưu điện cứ mỗi 5 phút nó mới lia cây kim bự rung rinh vui lắm ,lúc đó từ Công Viên tượng các cụ TQLC quẹo trái Tự Do (2 chiều)
từ xa đã thấy Đức Mẹ ngay giữa dưới các hàng vòm cây Tự Do là cảnh tượng rất đẹp (ban ngày)

Lua Culandãy nhà này,căn giửa là quán nhà Quang E. sát với thương xá TAX mới là quán kem "Phương Lan" nơi này "học chò" lớn ưa tới, hì..hì..vì Mai Hương là chổ mấy tay anh chị và lính rằn ri nên không dám ngồi ở đây.










 Bưu điện Q1 góc Lê Lợi - Pasteur




 Ta LienTiệm mì Hào Huê , còn tiệm bán cà phê Meilleur gout tui quen chị tên Thảo nên hay ghé chơi , ngồi ngắm ông đi qua - bà đi lại .
Cao-Giang OzMì Hảo Huê có miếng bánh tôm đi kèm theo mỗi tô mì với nước lèo ngon tuyệt!!
 

 Ngã tư Lê Lợi và Pasteur - Tiệm nước mía Viễn Đông phía bên tay phải - Kem Mai Hương phía trước bên phải

 Tiệm kem Mai Hương góc Lê Lợi-Pasteur

 Bưu điện Q1 góc Lê Lợi - Pasteur

 Tiệm kem Mai Hương góc Lê Lợi-Pasteur

 Saigon 1963 - Góc Lê Lợi-Pasteur. Bưu điện Q1
Thuần NguyễnNơi đây bây giờ là tòa nhà Saigon Centre .Tòa nhà này hiện tạm ngưng kinh doanh để chờ kết nối với tòa nhà thương mại phần 2 đang xây dựng .Bưu điện quận 1 cũng nằm trong tòa nhà SG Centre và vẫn đang hoạt động vì thuộc khu hành chính , không nằm trong phần kinh doanh
 

 SAIGON 1967 - Góc Lê Lợi-Pasteur
Đô Thành Sài Gòn - Công Quản Xe Buýt
Tòa nhà bên phải sau này là Bưu Điện Saigon-Lê Lợi số 57 Pasteur






 Tiệm kem Mai Hương góc Lê Lợi-Pasteur




 

Bánh mỳ pa tê Hương Lan trước cổng Bưu Điện Sài Gòn xưa trước 75

$
0
0
Hồi ức về góc phố ẩm thực Bưu điện Sài Gòn (xưa trước 75 )



 Thuần NguyễnKhu này là " lãnh địa " của bọn học trò ngày xưa như chị .Đối diện với Bưu Điện là Librairie Liên Châu .La cà bên LC xem sách tranh xong thì băng qua bên này công trường Kennedy để đến với thú vui ăn quà vặt .Nói vặt nhưng không vặt chút nào : bánh mì gà của Hương Lan , cornet à la chantilly thơm nức mũi , hình như thứ gì của HL cũng tuyệt cú mèo ( từ ngữ của nhà văn Duyên Anh ) .Chị còn nhớ nơi đây có xe bán bột chiên , xe gỏi khô bò ..
Mời xem nghe thêm lời kể chuyện xưa bên FB
Nam Ròm: https://www.facebook.com/namrom64/posts/494747317385943






 Xem bài viết về ẩm thực trước cổng bưu điện SG xưa tại trang này nè : http://honngocviendong.vn/…/hoi-uc-ve-goc-pho-am-thuc-buu-…/




 Bưu Điện Sài Gòn năm 1969, phía trước gọi là quảng trường JFK




 Bán tem chơi trước bưu điện Sài gòn xưa

 Bưu Điện Sài Gòn năm 1969, phía trước gọi là quảng trường JFK

 Bưu điện Sài gòn từng bị bọn khủng bố vc đặt bom, hay là tượng thần bị nổ tung vào lúc đó

 Cảnh đổ nát bên trong Bưu Điện Sài Gòn do Việt cộng đặt chất nổ ngày 8-5-1969.

 Kiosk bán báo và bánh mì Hương Lan phía trước Bưu Điện




Vụ nổ tại Bưu điện trung tâm Sài Gòn ngày 8-5-1969 ...

Vũ trường Maxim's vào một thời của Sài Gòn Xưa trước 75

Rạp Văn Cầm (đường Võ Di Nguy, khu Phú Nhuận ) Sài Gòn Xưa trước 75

$
0
0
Tuan TruongGần rạp Văn Cầm ngày xưa có nhà may Bảo Toàn .
Trên đường Võ di Nguy còn thương xá Cẩm Vân .Sau này là phân hiệu của một trường Cao đẳng
 

Không ảnh ngã tư Phú Nhuận, tòa nhà 2 tầng ngay góc bên phải ngã tư là bịnh viện Cơ Đốc. Đường ngang hình là Võ Tánh, dọc hình là Võ Di Nguy

Mời xem nghe thêm lời kể chuyện xưa về khu Phú Nhuận SG bên FB : https://www.facebook.com/namrom64/posts/474422996085042

 Thuần NguyễnCám ơn Nam Ròmđã kéo ký ức lùi về vùng Phú Nhuận của những năm thập niên 60 và tháng 4 đen 1975 . Những hình ảnh biết nói sẽ giúp chúng ta giữ lâu hơn trong lòng những yêu thương một thời về Saigon cũ .Dù chỉ là một cột đèn đường vô tri hay một mái nhà phơi nắng phơi sương .























 

Mục lục hình xưa gom về được từ Thu 2015 tới Xuân 2016

$
0
0

Hình xưa gom được từ tháng  10 -2015 tới tháng 04-2016 

 

Hình xưa từ mùa thu 2015 cho tới nay (tháng 4 - 2016) mà Ròm gom về được từ mọi nơi trên mạng Net . Cám ơn các anh chị ,các bạn đã post những hình xưa này cho Ròm chôm , gom về đây để mọi người Việt từ xa gần trong ngoài già trẻ bé lớn .....cùng với Ròm xem hình xưa của một thời hehehe

Nhiều bài post từ hồi khởi đầu gom ,chôm hình xưa trong list đã mất đi, nhiều hình xưa không xem được ...do cách post của Ròm không đúng , thông cảm cho Ròm nhe hìhì .... để khi rảnh và siêng Ròm làm lại sau hehe (hứa thì hứa vậy chứ ,hổng bảo đảm lời hứa đâu hihihi)




▼ thg 4 2016 (8)
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/rap-van-cam-uong-vo-di-nguy-khu-phu.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/vu-truong-maxims-vao-mot-thoi-cua-sai.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/banh-my-pa-te-huong-lan-truoc-cong-buu.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/nuoc-mia-vien-ong-goc-le-loi-pasteur.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/xe-hoi-thoi-co-tren-uong-pho-sai-gon.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/tan-inh-sai-gon-xua-nu-sinh-truong-tu.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/hinh-xua-lat-phong-canh-thien-nhien.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/04/hinh-xua-lat-trai-nhua-uong-truoc-75.html

▼ thg 3 2016 (3)
http://namrom64.blogspot.de/2016/03/hinh-xua-vung-tau-truoc-75-cung-mot-goc.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/03/hinh-xua-xe-vespa-cua-mot-thoi-truoc-75.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/03/hinh-xua-phu-yen-truoc-75-va-va-tran.html

▼ thg 2 2016 (5)
http://namrom64.blogspot.de/2016/02/ong-loa-la-ong-gi-xem-e-biet-hehehe.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/02/truoc-75-mien-nam-vn-co-ban-phao-hoa.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/02/hinh-xua-thuong-nghi-vien-vnch-hoi.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/02/hinh-xua-sai-gon-ong-duong-thoi-phap.html
http://namrom64.blogspot.de/2013/08/hinh-xua-sai-gon-co-ben-chuong-duong-co.html

▼ thg 1 2016 (3)
http://namrom64.blogspot.de/2016/01/tai-sao-phu-nu-mien-nam-xua-thuong-ngoi.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/01/hinh-xua-tuan-bao-thang-bom-1970-vai.html
http://namrom64.blogspot.de/2016/01/hinh-xua-tre-con-hang-xom-vao-mot-thoi.html

▼ 15 (51)

▼ thg 12 2015 (5)
http://namrom64.blogspot.de/2015/12/hinh-xua-ban-o-o-thanh-sai-gon-truoc-75.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/12/ten-uong-sai-gon-xua.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/12/hinh-xua-nan-ket-xe-hoi-tai-sai-gon.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/12/hinh-xua-rach-gia-cua-mot-thoi-truoc-75.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/12/mien-que-trong-mien-nam-hoi-xua-truoc-75.html

▼ thg 11 2015 (2)
http://namrom64.blogspot.de/2015/11/hinh-xua-trong-cho-vung-tau-truoc-75.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/11/tim-lai-khu-cho-vung-tau-xua-qua-hinh.html

▼ thg 10 2015 (4)
http://namrom64.blogspot.de/2015/10/dan-mien-bac-xin-co-oi-loi-voi-cac-bac.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/10/tai-sao-dan-mien-nam-keu-benh-vien-la.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/10/3-rap-chieu-bong-cua-vung-tau-xua-truoc.html
http://namrom64.blogspot.de/2015/10/hinh-xua-ao-ba-ba-cua-mot-thoi-truoc-75.html





    Viewing all 121 articles
    Browse latest View live