Quantcast
Channel: Nam Ròm
Viewing all 121 articles
Browse latest View live

Nữ Quân Nhân VNCH hiện nay ra sao ?

$
0
0

Cuộc đời người Nử Binh?
Nữ Quân Nhân chúng tôi đã có những chiến sĩ nhẩy dù gan dạ, những chiến sĩ trong các ngành truyền tin, tham mưu hay trong những nghề chuyên môn như y tá, nha tá, dược tá, chuyên viên thí nghiệm, tiếp huyết và các nữ điều dưỡng trong quân đội cũng như những người mang đến tình thương giáo dục cho các cô nhi của Tử Sĩ. Chúng tôi chỉ thua nam giới trong lãnh vực tác chiến vì qui chế của chúng tôi không ấn định.
Cuộc đời binh nghiệp của chúng tôi đang bình yên, đang cùng nam giới xây dựng một quân đội hùng mạnh, hậu phương và tiền tuyến cùng hoạt động nhịp nhàng thì có ai ngờ một ngày cuối tháng Tư đen đã làm sụp đổ tất cả những gì đã gầy dựng, làm dở dang mọi chương trình và kế hoạch đang trên đà thăng tiến của QLVNCH nói riêng và cả một chính thể VNCH nói chung.

Sau khi CS cưỡng chiếm miền nam, ngoài một số ít các chị may mắn thoát được, di tản sang Hoa Kỳ, còn phần đông chị em bị kẹt lại đã bị Cộng Sản lùa hết vào các “Trại Tập Trung Cải Tạo”. Kể sao cho hết những nỗi ê chề, đau khổ về tinh thần cũng như vật chất trong lao tù của CS. Chị em chúng tôi chịu đựng, người 2,3 năm kẻ 4,5 năm,
Chị em chúng tôi lần lượt được thả về, đau đớn và chua xót làm sao khi nhà mình ở từ nhỏ đến giờ lại chỉ được ở với tư cách tạm trú và sau đó đều bị buộc phải đi vùng kinh tế mới của CS. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn lì bám lấy ngôi nhà cũ, mưu sinh nơi các chợ trời vì tên bị xóa trong sổ hộ khẩu.
Trong trưởng hợp nầy tôi nói đến chị NQN Nguyễn Thị Hai SQ 58/600701 Chị phục vụ tại -- LỰC LƯỢNG PHÒNG THỦ KHÔNG ĐOÀN 74,
Chị ấy không được đi viện HO vì đi học tập cải tạo chưa đây 3 năm. Hiện giờ chị đã ngoài 84 tuổi, Sức khỏe của chị càng ngày, càng yếu, sống cô đơn, vì không có con , Chị sống vất vưởng nhờ tình thương láng giềng.
Tôi đại điện cho nhóm TƯỞNG NHỚ xin tất cả Mạnh thường Quân hải ngoại, cũng như trong nước, giúp đở cho chị..Tất cả chi tiết về địa chỉ và điện thoại, xin liên lạc với Fb Sue Phan ,Josef MT và Denis Dinh, cám ơn...
Nguồn FB : https://www.facebook.com/suong.phan.79827/posts/534784090027715





FB Sue Phan : https://www.facebook.com/suong.phan.79827



Mời xem thêm rất nhiều hình ảnh xưa về Nử Quân Nhân VNCH trên FB của chị Sue Phan .
===> https://www.facebook.com/suong.phan.79827/media_set?set=a.465795510259907.1073741842.100004883855736&type=3

 






 


Hàng rong xưa vài món ăn chơi trước 75

$
0
0
















































Nguồn FB với nhiều lời kể chuyện xưa qua hình ảnh hàng rong xưa vui lắm ===>
Sài Gòn phá lấu
Sài Gòn có nhiều thứ đáng nhớ nhưng nhớ tới nhớ lui lại nhớ cái mâm nhôm của mấy người Hoa đội trên đầu, cái ghế xếp đeo vai và tiếng kéo lách cách thay cho tiếng rao hàng...
https://www.facebook.com/tu.thang.3/posts/


Cuộc đua xe "Scooter"đầu tiên của miền Nam VNCH 1957 .

$
0
0
Đua xe " Scooter Rally Saigon-Banmethuot " vào dịp Hội Chợ Kinh Tế Ban Mê Thuột khi cố TT Ngô lên kinh lý vào dịp năm mới .
 FB Lua Culan : Nhà tui ở Gia Long nơi tụ tập buôn bán xe từ thời Goebel, Brumi, Vélo. Vì là nơi tụ tập của giới chơi xe gắn máy Sài Gòn ngày đó, Theo lời ba tui kể,thì hồi ở Ban mê Thuột, ngoại trừ mấy lò sửa xe nổi tiếng như Mười Vũ (tiệm Thanh Tâm,Gia Long),Ba cụt (đường Hồ văn Ngà)...có những tay đua chuyên nghiệp tranh hơn thua,thì phần đông không phải chuyên nghiệp có xe Scooter:Vespa,Lambretta..tham gia cho đông vui,đi du lịch mà có tiền tài trợ, có xe tải theo hổ trợ sửa chửa từng trạm dừng (cái này rất quan trọng,vì xe chưa bao giờ chạy đường dài).Ròm có để ý phần đông xe nào cũng có mang theo kè kè hành lý theo xe. Trong cuộc đua này ba tui có kể là những tay đua chuyện nghiệp phía trước chạy bụi mịt mù, đến cua quẹo lên gần tới Ban mê Thuột, ba tui và mấy ông chú cả đám đông bay vô rừng cao su luôn.
Và đặc biệt trong đó có 1 người phụ nữ cũng tham gia,nghe nói nhà bà cũng là lò sửa xe, có lẽ người phụ nữ này là duy nhất cho đến những lần đua xe gắn máy những năm sau này trong Sân vận động Quân Đội gần Bộ TTM ở SG, Sau 75 bà cũng có ra buôn bán xe cũ, tên của bà này chắc những người lớn tuổi ở SG có coi đua xe gắn máy trước khi có xe Nhật.


Vài nguồn trên mạng Net cho rằng đây là cuộc đua xe đầu tiên của miền Nam VNCH . Tiếc quá , hổng tìm được thêm tài liệu gì để chứng thật về người phụ nữ và cuộc đua xe đầu tiên của VN đệ nhất Cộng Hòa . Chỉ gom được một lô hình xưa về cuộc đua xe này thôi .








































 Nguồn FB  Hình ảnh xưa của một thời VNCH
 https://www.facebook.com/

Phụ nữ miền Nam hồi xưa 1957 đã từng tham gia đua xe " Scooter Rally "

$
0
0
Phụ nữ miền Nam hồi xưa 1957 đã từng tham gia đua xe " Scooter Rally Saigon-Banmethuot " vào dịp Hội Chợ Kinh Tế Ban Mê Thuột khi cố TT Ngô lên kinh lý Ban Mê Thuột vào dịp năm mới .



"Cuộc thi đua xe hơi SAIGON-BAMETHUOT"
"Hội Chợ Kinh Tế Ban Mê Thuột"


FB Man Bui Van : Bà nầy là Tuyết vợ của ông Có nhà ở đường Đinh công Tráng quận Nhất.(Tôi năm nay 69 tuổi)
FB Lua Culan : Nhà tui ở Gia Long nơi tụ tập buôn bán xe từ thời Goebel, Brumi, Vélo. Vì là nơi tụ tập của giới chơi xe gắn máy Sài Gòn ngày đó, Theo lời ba tui kể,thì hồi ở Ban mê Thuột, ngoại trừ mấy lò sửa xe nổi tiếng như Mười Vũ (tiệm Thanh Tâm,Gia Long),Ba cụt (đường Hồ văn Ngà)...có những tay đua chuyên nghiệp tranh hơn thua,thì phần đông không phải chuyên nghiệp có xe Scooter:Vespa,Lambretta..tham gia cho đông vui,đi du lịch mà có tiền tài trợ, có xe tải theo hổ trợ sửa chửa từng trạm dừng (cái này rất quan trọng,vì xe chưa bao giờ chạy đường dài).Ròm có để ý phần đông xe nào cũng có mang theo kè kè hành lý theo xe. Trong cuộc đua này ba tui có kể là những tay đua chuyện nghiệp phía trước chạy bụi mịt mù, đến cua quẹo lên gần tới Ban mê Thuột, ba tui và mấy ông chú cả đám đông bay vô rừng cao su luôn.Và đặc biệt trong đó có 1 người phụ nữ cũng tham gia,nghe nói nhà bà cũng là lò sửa xe, có lẽ người phụ nữ này là duy nhất cho đến những lần đua xe gắn máy những năm sau này trong Sân vận động Quân Đội gần Bộ TTM ở SG, Sau 75 bà cũng có ra buôn bán xe cũ, tên của bà này chắc những người lớn tuổi ở SG có coi đua xe gắn máy trước khi có xe Nhật.

Mời xem thêm album về

Cuộc đua xe "Scooter"đầu tiên của miền Nam VNCH 1957 . 

http://namrom64.blogspot.de/2016/07/cuoc-ua-xe-scooter-au-tien-cua-mien-nam.html

Phim xưa Sài Gòn tháng 10 -1957

$
0
0
Clip phim Sài Gòn xưa hồi tháng 10 - 1957 
 
FB Thuần Nguyễn : Hình ảnh về Sg xưa thật đẹp , dù khi này chị chưa có mặt trên đời ( tháng 10-1957 ) Từ nhà hát Tây ( Théâtre Municipal ) cho đến Bồn phun nước ngã tư Charner- Bonard ( Nguyễn Huệ- Lê Lợi ) . Người xem sẽ được nhìn lại hình ảnh của kiến trúc thời Pháp thuộc , một GMC (Grands Magasins Charner ) tiền thân của Tax. , những hàng cây xanh thẳng tắp , đường sá thênh thang , sạch sẽ .Được nhìn lại đền Kỷ Niệm ( đền Quốc Tổ Hùng Vương ) của một Thảo Cầm Viên ngày xưa , khi còn mang tên Vườn Bách Thảo ( Jardin Botanique) , cây cầu nối giữa Thảo Cầm Viên và một phần Thị Nghè ( xây dựng vào năm 1927 ) . Hình ảnh những con chiên cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường ( Nhà thờ Đức Bà Saigon ) , con đường Thống Nhất ( Norodom trước 1955 ) ngã tư Pasteur ( Pellerin) - Thống Nhất cùng banderole Tham Gia Hội Chợ Triễn Làm có chân dung của TT Ngô Đình Diệm , đường Bonard và Tòa Đô Chánh ( Dinh xã Tây 1909 )...Nhiều thứ quá, trong đó có cả sinh hoạt của các em Thiếu sinh quân , nhưng nhìn mãi không ra ở đâu .Theo chị có lẽ quay ở Thiếu sinh quân Vũng Tàu .Còn chi tiết nhỏ nhỏ có lẽ chị Tuyết Lê cũng đã liệt kê ở trên . Nhìn lại Định Quán đến ngỡ ngàng ....
FB Tuyết Lê : Phim khá rõ ..quay qua nhiều nơi ..đầu tiên là Hạ Nghị Viện .Bùng binh Nguyễn Huệ...Đền Vua Hùng Vương trong Sở Thú.. cầu gì tui hổng biết ..Cổng vào Nhà Thờ Đức Bà có những người phụ nữ áo dài đi vô nhà thờ ..nhìn cái lưng eo ..đẹp hết biết ..Những người lính nhỏ Thiếu Sinh Quân , cổng Chi Khu Định Quán , Xe lửa chạy qua cầu Bình Lợi , xe bò và những người vác tầm vông thật tài tình , cuối phim hình như Trường SQ Đà Lạt ..tui hổng nhận ra ..
Đây là chú thích bằng tiếng Anh từ nguồn Youtube , Ròm chôm về theo :
Fountain on main street, Dai Lo Le-Loi. Temple and bridge in botanical garden. Vietnamese women and children enter Catholic church in city. Archway over Thong N Hut near presidential palace. President's (Ngo Dinh Diem) picture over archway. Assembly building and fountain on Le-Loi. Close up of city hall. Lt. Gen. Williams, Ch. of MAAG, entertains boys from C. St. James School for Sons of Deceased Military Personnel. Boys are inspected by General, play various games with military personnel and enjoy... more
Source
Series Vietnam: A Television History
Distributor NARA

Mời xem thêm còm kể chuyện xưa bên FBNam Ròm

https://www.facebook.com/namrom64/posts/525238794336795

Hiìh xưa Cầu và Chợ Thị Nghè , Sài Gòn trước 75 .

Diễn văn của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1973

$
0
0
Chiến hữu các cấp !



Cách đây đúng một năm, cũng vào Ngày Quân lực, tôi đã ra lệnh cho anh em thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ. Đúng ba tháng sau, anh em đã đánh bại quân cộng sản xâm lược trên khắp các chiến trường chính yếu, và những lãnh thổ trọng yếu đã được tái chiếm.
Thời gian ba tháng đó là thời gian quyết định. Những chiến thắng đó là những chiến thắng quyết định. Quyết định sự thảm bại sau cùng, trong những cố gắng sau cùng của quân cộng sản xâm lược kể từ Tết Mậu Thân 1968. Đồng thời, buộc chúng ngày 13 tháng Sáu mới đây : Ngưng bắn lại được cộng sản cam kết thêm một lần nữa ; nhưng trong những ngày qua, chúng lại vẫn tiếp tục vi phạm trầm trọng hơn nữa.
Như vậy, đủ xác nhận rằng chủ trương của cộng sản không phải là vãn hồi hòa bình bằng một giải pháp ôn hòa dựa trên tinh thần hòa giải quốc gia, hòa hợp dân tộc qua công thức tổng tuyển cử tự do – dân chủ để thực thi quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam. Trái lại càng xác nhận rằng bản chất của cộng sản vẫn là hiếu chiến, chủ trương của cộng sản vẫn là chiến tranh xâm lược.
Ý đồ của chúng vẫn là thôn tính trọn vẹn miền Nam bằng vũ lực và bạo tàn. Với kinh nghiệm từ năm 1954, qua những hiệp định về Việt Nam và các quốc gia láng giềng, với kinh nghiệm hiệp định Ba Lê năm nay, với những vi phạm tiếp diễn so với thông cáo chung ngày 13 tháng Sáu vừa qua, cộng sản chỉ ký kết hòa ước là để tự cứu nguy khi chúng bị thảm bại, nhưng đồng thời để chuẩn bị một cuộc xâm lăng mới.
Cho nên, không còn ai ngây thơ tin tưởng rằng cộng sản sẽ tôn trọng ngưng bắn nghiêm chỉnh để vãn hồi hoà bình thực sự tại phần đất này. Nhân dân miền Nam hơn ai hết lại càng không thể ngây thơ tin tưởng rằng cộng sản đã từ bỏ ý đồ xâm lăng để có hòa bình thực sự bền vững tại phần đất này.
Chiến hữu các cấp trước ai hết, anh em lại càng phải thấy rằng hòa bình dù mỏng manh như hiện tại cũng không phải là một món quà tự nhiên mà có, ngồi chờ tự dưng nó đến. Càng không phải nhờ sự kêu gọi thiện chí hay van xin lòng nhân đạo của cộng sản mà được, như một số người chủ bại ngây ngô lầm tưởng. Trái lại, hòa bình mà không nô lệ cộng sản là nhờ nơi sức mạnh, nơi tinh thần, nơi ý chí của cả dân tộc quyết tâm chiến đấu để tự tồn, thực hiện bằng xương bằng máu của hàng ngàn hàng vạn thân xác anh em, bằng hy sinh vô bờ bến của hàng ngàn, hàng vạn đồng bào.
Hòa bình mà phải tước đoạt cam go từ trong tay một kẻ thù vô cùng bạo tàn khát máu. Vậy giá của hàng chục hàng trăm thị tứ xóm làng điêu tàn đổ nát của miền Nam thân yêu của chúng ta, chính nhờ ý chí kiên trì, sức mạnh của dân quân miền Nam chúng ta kết hợp cùng những dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do trên khắp thế giới mới buộc được cộng sản ký kết hòa bình hồi tháng giêng năm nay.
Rồi những tháng vừa qua, cũng với ý chí kiên trì và sức mạnh bằng xương bằng máu mà quân dân Miền Nam chúng ta mới chận đứng được cộng sản giành dân lấn đất. Suốt 18 năm trường, không khi nào cộng sản nghĩ đến chấm dứt xâm lăng vì thiện chí hòa bình hay vì tình thương dân tộc, mà cộng sản chỉ buộc phải dừng bước xâm lăng khi chúng bị ta đánh bại. Cho nên cộng sản cũng sẽ không khi nào từ bỏ ý đồ tái xâm lăng nếu không thấy rằng tái xâm lăng rồi cũng sẽ bị quân ta đánh bại.
Đó là lý do mà miền Nam chúng ta phải mạnh, phải duy trì và kiện toàn sức mạnh quân sự, phải có sức mạnh quân sự với một quân đội quyết chiến quyết thắng mới ngăn chặn được xâm lăng tái diễn, mới đảm bảo được hòa bình lâu dài và chỉ có 1 sức mạnh quân sự sẵn sàng đánh bại mọi hành động quân sự của cộng sản, chứ không có gì khác hơn mới làm cho cộng sản tôn trọng mọi hiệp định hòa bình mà chúng đã ký kết.
Cho nên Ngày Quân lực năm nay không chỉ để đánh dấu chiến thắng mà các anh em đã đạt được, mà còn để biểu dương sức mạnh thì chúng ta phải tiếp tục kiện toàn để biểu dương ý chí quyết chiến quyết thắng mà anh em phải tiếp tục nuôi dưỡng. Trước một kẻ thù gian manh lật lọng là cộng sản, tôi kêu gọi toàn thể anh em hãy không ngừng đề cao cảnh giác tột độ để ngăn chặn hữu hiệu, phản ứng kịp thời và mãnh liệt mọi hành động dành dân lấn đất của chúng. Hãy liên tục rèn kén chỉnh quân, trui luyện chí khí, trao dồi tác phong, cải tiến chiến thuật, canh tân kỷ luật để đập tan mọi công cuộc tái phát xâm lược của chúng. Anh em đã làm được sứ mệnh đánh bại xâm lăng, xây dựng hòa bình thì nay anh em phải làm được sứ mạng ngăn chận tái xâm lăng, bảo vệ hòa bình.
Chiến hữu các cấp ! Hôm nay, trước quốc dân với sự có mặt của những đơn vị chiến thắng về đây đại diện cho những đoàn quân chiến thắng; những cá nhân xuất sắc về đây đại diện cho những quân, binh chủng xuất sắc ; những cấp chỉ huy về đây đại diện cho toàn thể quân đội anh hùng,
Tôi long trọng tuyên dương toàn thể Quân lực chiến thắng và anh hùng.
Tôi kính cẩn nghiêng mình trước các anh em đã hy sinh.
Tôi gửi lời thăm các anh em đang điều trị.
Tôi gửi lời thăm các anh em đang ghìm tay súng bảo vệ đất nước.
Tôi gửi lời thăm các anh em đã trở về từ ngục tù cộng sản.
Tôi sốt sắng cầu nguyện cho các anh em đang còn trong ngục tù cộng sản.
Tôi gửi lời thăm các cựu chiến binh, các cháu cô nhi, các chị quả phụ tử sĩ toàn quốc.
Nhân dân ghi ơn tất cả các bạn, đất nước hãnh diện nơi các bạn,

Thân chào các chiến hữu !
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
(Copie Forum)


Sài gòn bình yên , Thôn quê loạn lạc ....cắp sách tới trường vào một thời trước 75 .

$
0
0
Sài gòn bình yên , Thôn quê loạn lạc ....cắp sách tới trường vào một thời trước 75 .



FB Thuần Nguyễn : Chị lại nhớ lời còm của một người bạn ( chị đã unfriend) Người này từng còm khi nói về Saigon xưa , đại khái, anh ta cho rằng khen ngợi Sg xưa là không công bằng với người dân các tỉnh thành khác thuộc miền Nam VN , về cách sống , về sự an bình v..v và v.. v. Thật ấu trĩ khi cho phép mình nói những điều như vậy . Bạn là ng Bắc 2 nút , bạn có biết SG là thủ đô của VNCH ? Nếu đã là thủ đô, thì đương nhiên phải tăng cường an ninh cũng như phải tăng cường mọi thứ liên quan đến phát triễn cơ sở hạ tầng . Miền quê bị VCphá rối , dân chúng xao xác ..mọi người có thể tản cư lên Sg . Thành thử nhận xét " không công bằng " là thứ nhận xét hời hợt nhất của những người chỉ biết nói mà không nhận thức ( Mà bạn này hiện giờ cũng rời bỏ thiên đường , sang sống chung quốc gia với em đó, Ròm ạ )

FB Dang Nguyen :Quân đôi giử an ninh cho đồng bào trên khắp lảnh thổ VNCH ,có vài nơi gọi là "Xôi Đậu"dân mới chịu tản cư ,khg ai muốn rời ngôi nhà ,ruộng vườn hiện hửu .Bên cạnh QLVNCH còn có Cán bộ XÂY DỰNG NÔNG THÔN giúp bình định .
Nói đến VNCH tốn khá nhiều giấy mực ,vài dòng DN khg lột tả được ,nhưng có thể là nhân chứng.Các bạn biết Quân Đội có trách nhiệm "Giử Nước" ,cơ cấu Hành Chánh từ Xả Ấp đến Trung Ương thi hành đồng nhất .Nơi nào nặng ..quân đội có mặt thí dụ làng xả có Nghĩa Quân đóng Đồn ,Tháp Canh ,tuần tiểu ,Quận có Địa Phương Quân ...Mặt trận lớn như An Lộc ,Quảng Trị phải cần thêm Tổng Trừ Bị ...Hải +Không .Vì tình hình An Ninh ,Đô thành /Bộ Nội Vụ /CSQG thành lập lực lượng Cảnh Sát Dả Chiến (BIỆT ĐOÀN) để kịp thời ứng phó tình hình ,giúp nhẹ tay Quân Đội trấn giử biên cương .Ngoài ra còn có Lực lượng Bán Quân Sự như CB /XDNT ,Nhân Dân Tự Vệ .Quân Sự Học Đường ...

Nguồn FB
Nam Ròm  2  Fotos
https://www.facebook.com/namrom64/posts/520770848116923 

Hình xưa Công Viên Đống Đa trước tòa Đô Chánh của Thủ Đô Sài Gòn

Hồi Ức Một Đời Người - Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính

$
0
0
 Hồi Ức Một Đời Người -
Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính




 http://chinhhoiuc.blogspot.de/
http://chinhhoiuc.blogspot.de/

Hình xưa VNCH : Mục lục mới vào ngày 30-07-2016

$
0
0

Nhìn hình ảnh xưa để nhớ lại miền Nam VN CH



Những hình ảnh Ròm đã chôm được trên mạng  ,đem về đây để làm tài liệu ,tư liệu và chia sẽ cho các bạn .
Cái mục lục này Ròm đề ba tạo ra vào ngày 2 tháng 9, 2012,rồi theo thời gian thêm vào những gì Ròm tìm được gom về

(Click vô đề tài để xem Entry hình ) Hình ảnh mới tìm được gom về ở trên hết .
===>
(Thay đổi và thêm vào mục lục mới vào ngày  30-07-2016)










    Trẻ em bụi đời trước 75 nói Tiếng Bồi

    $
    0
    0
    Trẻ em bụi đời vào một thời trước 75 nói Tiếng Bồi (tiếng Anh ) như thế nào , mời nghe để biết .

      Clip này tình cờ thấy được chôm về , dù Ròm hổng biết hổng hiểu tiếng Bồi tiếng Anh vào một thời đó cũng như bây giờ , nhưng vẩn chôm về cho mọi người cùng xem chơi hehehe .
     Câu chuyện đối thoại của anh bé này với người Mỹ như thế nào hổng biết  .... Chủ ý của Ròm ở đây hổng phải là câu chuyện đối thoại , thân phận anh bé này ... mà là " Tiếng Anh qua tiếng Bồi của một thời trước 75 " anh bé bụi đời này học tiếng Anh từ đâu và ảnh nói tiếng Anh như vậy thì người nghe hiểu như thế nào ..... đại khái là tiếng Bồi hồi xưa trước 75 và tiếng Anh hiện nay trong nước giống khác nhau như thế nào . Nhờ thấy được clip ngắn mà ròm tìm ra thêm được tài liệu bài viết hình ảnh về trẻ em bụi đời vào một thời chiến tranh trước 75 hehe
      
    Trẻ em bụi đời trước 75 nói Tiếng Bồi
    https://www.youtube.com/watch?v=4FtsK3JGubk&feature=youtu.be


     ***********************************************************
    Một số bài viết của lề phải VN về trẻ bụi đời và Dick Hughes .
    (Ròm đem về đây chứ chưa có đọc hết , vì vậy hổng biết nội dung của những bài viết của lề phải viết như thế nào hehehe ) 



    “Những đứa em” của Dick Hughes
    TT - Sau khi đăng bài “Ngày trở lại của Dick Hughes” (số ra ngày 8-3-2007), Tuổi Trẻ đã nhận được phản hồi của một số người từng được Dick Hughes hỗ trợ. Những...
    http://tuoitre.vn/…/nhung-dua-em-cua-dick-hughes/199064.html

    Ngày trở lại của Dick Hughes
    TT - Một buổi chiều đầu tháng 1-2007, lúc đáp máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Dick Hughes bất ngờ khi thấy cả một “đội quân” ra đón. Họ là những bác xích lô, người bán sách, thợ sửa viết, chủ trang trại... đứng đón một ông...
    http://tuoitre.vn/…/ngay-tro-lai-cua-dick-hughes/190130.html

    Đường đến Sài Gòn
    Sự nhầm lẫn ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn đã làm thay đổi cuộc đời Dick Hughes cùng nhiều số phận bất hạnh...
    http://phapluattp.vn/2011040701002222…/duong-den-sai-gon.htm

    Ngôi nhà cho trẻ bơ vơ
    Từ căn nhà 195 Phạm Ngũ Lão (Sài Gòn), nhiều thế hệ trẻ bụi đời đã trưởng thành và tìm được niềm tin vào cuộc đời và con người...
    http://phapluattp.vn/20110407102…/ngoi-nha-cho-tre-bo-vo.htm

    và một số bài viết khác xem thêm tại trang này nè : http://loosecannons.us/vietnamese-press.html
    ____________________________
    Trang này có nhắc tới Dick Hughes và nhóm trẻ bụi đời
    In April, 1968, a 24-year-old actor named Dick Hughes, living and working in Boston (MA) & troubled by the prosecution of the Vietnam War, decided to refuse induction into the armed forces and go to Viet Nam on his own "to do something to help the people there". He secured a journalist's visa through the Boston University News (page 1, page 2), raised the necessary airfare through friends & flew to Saigon to see the war for himself. The upshot was The Shoeshine Boys Project, an eight-year [1968-76] privately-funded, Vietnamese-run effort to help homeless street-children in the cities of Saigon & DaNang.
    http://loosecannons.us/shoeshine-boys-project.html

    Clip này được trích trong phim tài liệu Sad song of the yellow skinhttps://en.m.wikipedia.org/wiki/Sad_Song_of_Yellow_Skinhttps://youtu.be/6-4o1aTX1Ic

    Phim xưa dài gần 1 tiếng đồng hồ về trẻ em bụi đời vào thời chiến tranh hồi trước 75 .
    homeless street-children in the cities of Saigon & DaNang.
    SAD SONG OF YELLOW SKIN
    A film about the people of Saigon as seen through the experiences of three young American journalists who, in 1970, explored in their own way the consequences of war and of the American presence. It is not a film about the Vietnam war, or the rights or wrongs of it, but about the people who lived on the fringe of battle. The views of the city are arresting; but away from the shrines and the open-air markets lay another city, swollen with refugees and war orphans, where every inch of habitable space was coveted.
    https://youtu.be/6-4o1aTX1Ic










    Xe kéo thời Pháp tới xe Lam thời Cộng Hòa

    $
    0
    0
    Clip xưa này có thể tạm minh họa cho 4 trong 5 bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính về " Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng " . Bài Từ kiệu đến võng hổng phải là Xe thành ra hổng thể thấy được trong clip xưa này hehe

    Trong suốt chiều dài lịch sử, hàng loạt các loại phương tiện giao thông, cá nhân cũng như công cộng, lần lượt xuất hiện tại Việt Nam. Theo luật đào thải tất nhiên của cuộc sống, chúng cũng lần lượt được thay thế bằng những phương tiện mới hơn nhằm phục vụ cuộc sống tốt hơn. Loạt bài viết này sẽ điểm qua những phương cách di chuyển xưa của người Việt mà cho đến ngày nay đã trở thành quá khứ........
    Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (5) - Xe Lam
    http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/nhung-phuong-tien-di-chuyen…

    Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (4) - Xe Cyclo
    http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/nhung-phuong-tien-di-chuyen…
    Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (3): Xe ngựa
    http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/nhung-phuong-tien-di-chuyen…
    Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (2): Xe kéo
    http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/nhung-phuong-tien-di-chuyen…
    Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (1): Từ kiệu đến võng
    http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/nhung-phuong-tien-di-chuyen…
    ( Link clip : https://www.facebook.com/namrom64/videos/547200625473945/ )

    Hình xưa Sinh Viên Y Khoa VNCH và lời thề Hippocrates

    $
    0
    0
    Lời thề Hippocrates là gì , tại sao phải thề ? 

      Lời Thề
    - Văn Bằng
    - Bác Sĩ tương lai mới ra trường .



    Một bài viết về LỜI THỀ HIPPOCRATES và hình xưa thấy được tại trang này :
    “ Trước sự hiện diện của các Tôn Sư của nhà trường, của các Đồng Nghiệp và trước tượng thần Hippocrate, tôi xin hứa và xin thề trước Đấng Tối Cao sẽ hành nghề Y Khoa trong danh dự và chính trực. Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo khó và sẽ không bao giờ lấy thù lao nhiều hơn công sức của tôi. Đến nhà các bệnh nhân, mắt tôi sẽ không thấy những chuyện gì xảy ra quanh tôi, miệng tôi sẽ im lặng không nói ra những bí mật đã được tiết lộ với tôi. Tôi sẽ không lợi dụng chức nghiệp của tôi để làm bại hoại phong tục cũng như không hỗ trợ cho tội ác. Với sự kính trọng và biết ơn các Thầy, tôi sẽ truyền thụ lại cho hậu duệ của các Thầy những kiến thức mà các thày đã dạy tôi.

    Tôi sẽ được mọi người kính trọng nếu tôi giữ lời hứa!
    Tôi sẽ bị các đồng nghiệp khinh miệt nếu tôi thất hứa!“
    (BS NHH tạm dịch )
    http://www.svqy.org/3-2012/frame/nhungchuyendi.htm


     Tháng 10 năm 1954, GS. E. Leriche, phụ trách Ban Nha khoa trường Đại học Y Dược Hà Nội chuyển vào Sài Gòn. Một số sinh viên Việt Nam - người miền Bắc và miền Nam - cũng chuyển theo. Trong lịch sử ngắn ngủi của đào tạo ngành Nha trước đó, có thể ghi nhận những điểm mốc quan trọng: 1939 khai sinh, 1944 khóa Nha sĩ quốc gia đầu tiên, 1945 thành lập “Ban Nha học” trong Đại học Y Dược khoa hỗn hợp tại Hà Nội.
    ...... đem về từ trang này :
    http://rhm-yds.edu.vn/gioi-thieu.aspx

    Đại học Nha Y khoa Sài Gòn Tiếp khách quốc tế, năm 1974


     Y khoa Saigon (thời đó gọi là Y khoa Đại học đường Saigon) từ 1962-1969 thì tốt nghiệp. Thời đó học Y khoa chương trình 7 năm, ra trường phải thi tốt nghiệp, đậu 4 môn Bệnh lý (Nội, Ngoại, Sản, Nhi) thỉ được gọi là bác sĩ và hành nghề bác sĩ, sau khi đã đăng ký vào Y sĩ đoàn và thực hiện đúng Nghĩa vụ luận Y khoa. Sau đó, những ai làm luận án và bảo vệ thành công thì được nhận Văn bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia (Doctorat en Médecine, Diplôme d’Etat). Có nhiều người không làm luận án, có người 3-4 năm sau mới xong luận án vì là thời chiến, nhiều khó khăn. Tôi trình luận án vào năm 1970, một năm sau khi ra trường, đề tài về bệnh Sốt rét ở Trẻ em, Hội đồng giám khảo gồm GS Phan Đình Tuân, GS Nguyễn Văn Út và GS Nguyễn Thế Minh, nhận Văn bằng Tiến sĩ y khoa Quốc gia vào năm 1972. Cùng lượt trình luận án với tôi có BS Nguyễn Dương, BS Nguyễn Kim Hưng…( hiện nay đều đang ở Mỹ).

    (Trích đoạn chôm về của bs ĐHN hehehe )
    http://www.dohongngoc.com/.../vai-cau-hoi-dap-ve-y-khoa.../

    Trình luận án trước Hội đồng Giáo sư


     Nghĩa vụ luận Y Khoa có nghĩa là gi?

    ....chữ Y sĩ trong “Y sĩ đoàn” ngày xưa có nghĩa là người bác sĩ, người hành nghề Y chớ không phải chỉ một cấp bậc (Y sĩ), thấp hơn Bác sĩ như ta biết sau này. Ngoài Y sĩ đoàn còn có Dược sĩ đoàn, Nha sĩ đoàn… v.v.
    Họ quản lý các thành viên bằng Luật chuyện ngành, gọi là Nghĩa vụ luận Y khoa (Déontologie médicale), có những điều đảm bảo Y đức trong hành nghề như đối với bệnh nhân phải thế nào, đối với đồng nghiệp ra sao, và đối với cộng đồng có nghĩa vụ gì…

    Từ năm thứ năm Y khoa, Sinh viên phải được học rất kỹ để chuẩn bị ra trường. Khi ra trường phải ghi danh vào Y sĩ đoàn mới được mở phòng mạch (phòng khám). Vì cùng trong nghề, họ tổ chức “tự quản” rất tốt để điều chỉnh hành vi người thầy thuốc và đồng thời bảo vệ họ, bảo vệ nghề nghiệp để luôn có được sự tôn trọng của xã hội!

    Đọc lời thề Hippocrates (Nguyễn Dương, Đỗ Hồng Ngọc,…,Nguyễn Kim Hưng)




     Tân BS Y Khoa Sài Gòn đọc lời thề Hippocrates khi nhận văn bằng tốt nghiệp.

     *************
    Lòng vòng xem thêm một mớ hình xưa liên quan với Y Khoa của một thời trước 75 


    Đọc những gì Wiki viết là đại khái xem coi những gì mình muốn biết ... nhưng muốn biết chính sát thật sự thì nên tìm tài liệu gốc mà xem chứ hổng nên nghe theo những gì Wiki "tiếng Việt " viết
    Lời thề Hippocrates
    Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, c
    ác thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.
    https://vi.wikipedia.org/.../L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81...


    Hippocrates là gì ? nếu muốn biết thì nên đọc Wiki tiếng Anh , Pháp , Đức ... hay hơn là tiếng Việt .... nếu hổng biết ngoại ngữ thì mới tạm đọc bên wiki tiếng Việt .

    https://en.wikipedia.org/wiki/Hippocrates

    Hippocrates of Kos (/hɪˈpɒkrəˌtiːz/; Greek: Ἱπποκράτης; Hippokrátēs; c. 460 – c. 370 BC), also known as Hippocrates II, was a Greek physician of the Age of Pericles (Classical Greece), and is considered one of the most outstanding figures in the history of medicine. He is referred to as the "Father…
    en.wikipedia.org
     
    Hippocrates được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông đã thực hành y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên cứu cơ thể con người. Ông tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được. Ông bác bỏ những quan niệm cho rằng bệnh gây nên do các sức mạnh siêu nhiên và do người ta có những ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh.......
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Hippocrates
    Hippocrates được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng được xem là thầy thuốc…
    vi.wikipedia.org
     
    _________________________
     



     Năm 1972, khu nhà chính 6 tầng của bệnh viện được xây dựng trên diện tích 12.126 m2 với sự trợ giúp của Hàn Quốc. Đến cuối năm 1973, công trình hoàn tất và bệnh viện được khánh thành vào ngày 02/3/1974 với tên mới là Trung Tâm Y Khoa Hàn -Việt. Cùng với cơ sở cũ, bệnh viện có 550 giường trị các bệnh: truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi và các khoa dược, cận lâm sàng, khu phẫu thuật 04 phòng được trang bị hiện đại. Lúc này bệnh viện được xem như là “một Trung tâm Y tế toàn khoa mới và tối tân hàng bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ”. Bệnh viện được lựa chọn làm nơi thực tập của các trường Đại học Y khoa và các Chương trình huấn luyện của Bộ Y tế chính quyền Sài Gòn cũ như: Đại học Y khoa Sài Gòn, Đại học Y khoa Minh Đức, Chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa Quản trị bệnh viện, Viện Quốc gia Y tế công cộng..


     Cổng Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn trước 1975


    Trang bìa báo "La Dépêche Coloniale" số ngày 15 tháng 12 năm 1908 nói về Trường Y Khoa Đông Dương


     Một nhóm sinh viên lớp Y Khoa năm 1908

     Y Khoa đại học đường .số 28 đường Testard.
     Các Y Tá trong ngày lễ ra trường tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, 1971

     Sinh viên Y Khoa chụp chung với thầy người Pháp

     Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.
    Trang chính với hình mặt tiền Trường Y Khoa Đông Dương



     Gs Phạm Biểu Tâm nói chuyện với SVYK trong một giảng đường 28 Trần Quý Cáp, Sàigòn sau vụ Thầy bị bắt trước biến cố 1963. [nguồn: Life Magazine]

    Diễn đàn của Cựu Sinh Viên Quân Y

    http://svqy.org/2014/1-2014/timlai.html


     ĐH Y Khoa Sài Gòn 1967
     Đại Học Dược Khoa Sài Gòn trước 1975
     
     Bác Sĩ NGUYỄN VĂN HOÀI, Người thầy thuốc hiến trọn đời mình cho một hạng người bạc phước
    https://123hoang.wordpress.com/.../bs-nguyen-van-hoai.../

    123hoang.wordpress.com
     
     ------------------------------------------------------------
    Nhìn cảnh đám nhỏ sinh viên thời nay đọc lời thề ngoài Hà Nội thấy ngồ ngộ hổng như hình xưa hehehe
    Sinh viên Khoa Y Dược khóa 1 (2012) của ĐHQGHN đang đọc Lời thề gì đó chứ hổng phải Hippocrates
     

     
     

    Nụ cười xưa , những nụ cười vào một thời trước 75


    Nhóc tì xưa vào một thời trước 75

    Tượng Đài tại Sài Gòn Xưa hồi trước 75

    Mũi Cà Mau còn đó , Ải Nam Quan đâu rồi ,Tìm hoài sao hổng thấy ?

    $
    0
    0
    Bài học Địa Lý lớp 3 hồi trước 75 : nước Việt Nam hình cong chữ s dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau .... học hồi tiểu học ,nhớ hoài không quên .
    *****


    Về Với Mẹ Cha
    ( N/s Nguyễn Đức Quang )

    Từ Nam Quan, Cà Mau
    Từ non cao rừng sâu
    Gặp nhau do non nước xây cầu
    Người thanh niên Việt Nam
    Quay về với xóm làng
    Tiếng reo vui rộn trong lòng


    ÐK:
    Cùng đi lay Trường Sơn
    Cùng đi xoay Hoành Sơn
    Cùng đi biến rừng hoang ra lúa thơm
    Vượt khơi ra đảo xa,
    Lướt ngàn nước sang nhà
    Ta đắp bồi cho Mẹ Cha

    Nhìn non sông tả tơi
    Tình quê hương đầy vơi
    Người thanh niên Việt Nam ngậm ngùi
    Chờ chi không vùng lên
    Thiết tha với dân lành
    Cứ co ro ngồi sao đành (ÐK)

    Nào anh em cùng nhau
    Người trước lo người sau
    Cùng đi cho quên hết tiếng nghẹn ngào
    Ðường gân căng bàn tay
    Mắt trong như sao trời
    Nơi quê hương là sáng ngời (ÐK)

    Mặt lem nhem mồ hôi
    Còn lưng tê bờ vai
    Lòng lâng lâng ta thoáng thấy tương lai
    Một tương lai thảnh thơi
    Nắm tay nhau nô đùa
    Nước non ta tươi đẹp rồi (ÐK)
    https://youtu.be/gLrZ9FHb7jw

     
































     *******
    Hình ảnh trang trong sách Địa Lý lớp Ba với hình bìa .




     ++++++++++++++++++++++
     ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA 16: CUỘC THI CHUNG KẾT NĂM 2016, trong kỳ thi "Về Đích" câu hỏi đưa ra cho các thí sinh trong clip này, các bạn kéo thanh thời gian đến 1:48:09 sẽ rõ:
    https://youtu.be/sZgsGGwrsbk?t=1h48m6s


     ải nam quan vốn dĩ là của trung quốc dùng để tiếp đón sứ thần việt. nếu thuộc về Việt Nam thì nó đã là ải Bắc Quan bạn ạ.

    Thư viết tay của "cựu" Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và "tân" Tổng thống Trần Văn Hương ,vào tháng này hồi 1975 .

    $
    0
    0
    Thư viết tay của "cựu" Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và "tân" Tổng thống Trần Văn Hương ,vào tháng này hồi 1975 .
    ******
    Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,
    Thưa Cụ,
    Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
    1. Ðại tá Võ Văn Cầm
    2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
    3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
    4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
    5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
    6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh
    7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
    8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)
    Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
    1. Trung tá Ðặng Văn Châu
    2. Thiếu tá Ðinh Sơn Thông
    3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
    4. Ông Ðặng Vũ (giờ chót không có mặt)
    Ðại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
    Kính chào Tổng thống
    (ký tên Thiệu)
    Tổng thống Trần Văn Hương phê thuận,
    Ðề ngày 25/4/75
    Và ký tên Trần Văn Hương 



    *******
    Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương
    Quyết định
    1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Ðài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.
    2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.
    Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.
    3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.
    4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).
    Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
    (ký tên Hương)

    Vũng Tàu xưa ,Chùa Tịnh Độ khóm Xóm Mới và những tên đường trước 75 .

    $
    0
    0
    Vũng Tàu xưa ,Chùa Tịnh Độ khóm Xóm Mới và những tên đường trước 75 .
     

    Hôm nay Ròm ráng nhớ lại những con đường xưa trong khóm Xóm Mới vườn điều ,quê của Ròm hồi còn nhỏ tí hon .
    Hình xưa Chùa Tịnh Độ "Hưng Hiệp Tự"đường Trương Bá Hân , Vũng Tàu Xưa 1968 . Chùa năm trên đường Trương Bá Hân góc ngã tư Cô Giang /TBH . 
    Không ảnh xưa khóm Xóm Mới ,Ngã tư Trương Bá Hân / Cô Giang .

    Không ảnh theo bản đồ khu khóm Xóm Mới hiện nay  
    Bản đồ khu khóm Xóm Mới hiện nay
     
    Hình xưa trong vườn điều khóm Xóm Mới hiếm lắm ,vì vậy Ròm chỉ có thể nhắc lại những gì Ròm còn nhớ mà thôi . Nếu có nhớ sai thì làm ơn nhắc lại giùm .... bởi vì thời 71 thèng ròm mới có 7 tuổi thôi hehehe (hình minh họa )
     
    Theo Ròm nhớ thì trung tâm điểm của khóm Xóm mới là ngã tư đường Trương Bá Hân và đường Cô Giang .
    Đường Trương Bá Hân sau 75  nguyễn văn Trổi vào chiếm mất ..... mấy chục năm trời hổng có nhắc tên thành ra quên mất tiu ,may nhờ FB Hứa Hùng nhắc Ròm mới nhớ lại được .

    FB Hứa Hùng ...từ ngã năm : Duy-Tân/Lê-Lai/Triệu-Ẩu/Trương-Bá-Hân/Triệu-Ẩu, theo đường Trương-Bá-Hân đi về hướng Nguyễn-Tri-Phương thì bên trái là nhà Y-Tá Hoàng-Cho (con trai Hoàng-Tuấn là chồng Quỳnh-Mai, vợ chồng Bác-Sĩ Hoàng-Tuấn đang ở Mỹ), tới vài chục mét nữa bên trái là đường Hùng-Vương, bên phải là đường nhỏ Hiền-Vương (bây giờ là Triệu-Việt-Vương). Đi tới vài chục mét nữa bên trái là Chùa Tịnh-Độ, bên phải là trường Xóm-Mới (khu 2, có 2 lớp, bây giờ là Nhà Văn-Hoá Thiếu-Nhi), tới nữa là ngã tư Cô-Giang, tới nữa là ngã tư Đoàn-Thị-Điểm/ Trương-Bá-Hân .... đi thẳng luôn sẽ đến ngã ba Trương-Bá-Hân/Nguyễn-Tri-Phương (bây giờ là ngã năm khu năm tầng).
    Ngã năm nhỏ đường Duy Tân ,Triệu Ẩu , Lê Lai và Trương Bá Hân .
    Ròm gọi ngã năm nhỏ vì ở đây con đường Triệu Ẩu có đường hẽm nhỏ kéo dài qua tới đường Nguyễn Thái Học ( sau 75 thàng ba cu ở đâu hổng biết nhảy vào VT cướp mất đi) .
    Đường Duy Tân thì biến thành Lê Quý Đôn .
    Đường Triệu Ẩu đổi thành Bà Triệu .
    Đường Lê Lai vẩn y như cũ
    Đuờng Trưong Bá Hân thành nguyễn văn trổi .
    Ròm bắt đầu đi từ ngã năm nhỏ hướng về khóm Xóm mới để tới đường Nguyễn Tri Phương .
    Từ ngã năm nhỏ đi kế tới là ngã tư Hùng Vương và đường Hiền Vương (sau 75 biến thành đ Triệu Việt Vương ).
    Quẹo phải theo đ Hùng Vương thì qua bên kia đường Lê Lợi .đường này cặp song song với đ Triệu Ẩu .
    Quẹo trái theo đ Hiền Vương thì đi tới ngã 3 Cô Giang Cô Bắc .
    Bên phải góc đường Trương Bá Hân / Hiền Vương hình như hồi xưa có lò mổ heo hay quay heo thì phải .
    Bên Trái Trương Bá Hân / Hùng Vương thì có Y Tá Hoàng Cho (có thằng con trai là bạn học của Ròm hihi )
    Đoạn đường kế tiếp là từ ngã tư Hùng Vương và Hiền Vương cho tới ngã tư Cô Giang / Trương Bá Hân .
    Bên trái đường có chùa Tịnh Độ ngay góc ngã tư CG/TBH . Cặp bên hông chùa có một cái hẽm nhỏ đi qua đường Mạc Đỉnh Chi - trong hẽm này có thằng bạn học chung thời Trung Học VT sau 75 .
    Bên phải đối diện chùa có trường Tiểu Học Xóm Mới .Hồi nhỏ Ròm học lớp hai trường này khoảng năm 71 ,chỉ học có năm lớp 2 mà thôi . Đối diện hẽm nhỏ MĐC cặp theo trường này cũng có một cái hẽm nhỏ đi qua ngã ba đ Cô Giang /Bà Huyện Thanh Quan .
    Ngã tư Cô Giang / Trương Bá Hân đi tới nửa là ngã tư Đoàn Thị Điểm / Trương Bá Hân .
    Đường Cô Giang hướng qua bên chân Núi Lớn là đường Lê Lợi .hướng ngược lại qua đường Cô Bắc hướng đi ra đường Nguyễn Tri Phương (quẹo phải ra Ngã Năm Lớn )
    Góc xéo chùa Tịnh Độ bên kia ngã tư có chuồng nuôi heo trước nhà có quán cà phê dưới cây điều . Tới ngã tư Đoàn Thị Điệm là nhà Ông Nội của thằng ròm hehehe trước và bên hông nhà có 5 cây điều .
    Quẹo phải đường Đoàn Thị Điểm là tới đ Bà Huyện Thanh Quan .
    Quẹo bên trái đường ĐTĐ là tới đường Ký Con .
    Ngã tư kế tiếp là ngã tư đường Tú Xương / Trương Bá Hân chỉ cách ngã tư Đoàn Thị Điểm vài căn nhà mà thôi .
    Và khúc cuối đường Trương Bá Hân ra tới ngã ba đường Nguyễn Tri Phương (Theo bản đồ hiện nay thì nó là ngã tư lớn )
    Hồi xưa gần cuối đường này bên trái có sân trượt ba te tên là Phi Long
    Quẹo trái ngã ba Nguyễn Tri Phương hướng qua chân Núi Lớn đường Lê Lợi có trường Quân Cảnh QLVNCH 
     

    Quẹo phải đường Nguyễn Tri Phương ra hướng Ngã Năm Tữ Sĩ .
     
     
     
     
     
     
    Khu bên trái đường Trương Bá Hân khóm Xóm Mới ,có đường Mạc Đỉnh Chi , đ Ký Con và nhiều con hẽm nhỏ Ròm hổng biết tên đường hay là hồi đó chưa có tên đường .
    Từ ngã ba Hùng Vương / Mạc Đỉnh Chi đi tới quẹo trái vô hẽm nhỏ có trường Tiểu Học Xóm Mới khu 1 .(khu 2 đối diện chùa Tịnh Độ ) .con hẽm nhỏ này đi lòng vòng ra tới đường Hùng Vương và ra được hướng ngã ba Triệu Ẩu / Lý Thường Kiệt .
    Đường Ký Con thì từ đường Cô Giang cặp song song với đường Trương Bá Hân .Ngã ba Cô Giang /Ký Con là cổng sau của chùa Tịnh Độ . Khúc đường Ký Con giửa đ Cô Giang và Đoàn Thị Điểm nếu nhớ hổng lầm thì có nhà của Cô Mười dạy trường Tiểu Học Xóm Mới khu 1 .
    Khu bên phải đường Trương Bá Hân khóm Xóm Mới ,có đường Hiền Vương (sau 75 là đ Triệu Việt Vương ) .
    Ngã ba Cô Bắc / Cô Giang .
    Ngã ba
    Bà Huyện Thanh Quan /Cô Giang .
    Đi lòng vòng khóm Xóm Mới cả ngày nay mấy tiếng đồng hồ vậy mà cũng đi xong rồi ,mõi tay quá hehehe
    Coi như khu này có ba tên đường xưa bị đổi tên từ sau 75 là :
    Đường Trương Bá Hân ....nguyễn văn trổi .
    Đường Hiền Vương ..... Triệu Việt Vương
    Đường Nguyễn Tri Phương ....Lê Hồng Phong .
    Khu Khóm Xóm Mới theo bản đồ xưa .
     
      
    Chùa Tịnh Độ Cư Sĩ ,Hưng Hiệp Tự theo sách xưa xuất bản vào năm 1970

     

    Bản đồ Vũng Tàu xưa thiệt là xưa 
     
     

     
     





















    Vài cảnh đẹp của Vũng Tàu hồi trước 75 
     



    Viewing all 121 articles
    Browse latest View live