Quantcast
Channel: Nam Ròm
Viewing all 121 articles
Browse latest View live

Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết Lộ

$
0
0
Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết Lộ

********
Tài liệu về Hỏa Xa VNCH thì có thể tìm xem trên mạng Net ......bài post này Ròm chỉ trích đoạn về An Ninh Thiết Lộ VNCH và vài hình ảnh xưa để biết tại sao VNCH phải có An Ninh Thiết Lộ .
Bài post này Ròm đem qua từ FB Nam R
òm  :
https://www.facebook.com/notes/


*******
...Trong cuộc TCK tết Mậu Thân năm 1968, thông tấn xã Giải Phóng của VC cho biết đã phá hủy 33 đầu máy, 121 toa xe và gây cho 19 đoàn tàu trật đường rày. Những con số này dĩ nhiên rất khó kiểm chứng. Tuy nhiên những con số trên thực tế đã chứng minh cho sự tuyên truyền và phóng đại. Báo cáo trong tháng 2/1969 cho thấy ngành hỏa xa tiếp tục điều hành 608 km đường sắt và phỏng định sẽ gia tăng lên 762 km vào khoảng cuối năm....
Tàu hoả và đường sắt ở miền nam VN trong thời VNCH, còn là một mục tiêu cho bọn phá hoại csVN, chúng tìm đũ phương thức để triệt hạ hệ thống thiết lộ của VNCH. Đây là bộ mặt thật của một bọn ngưòi chuyên dùng mỹ từ " giải phóng miền nam"để lường gạt đồng bào cả nước. Chúng phá hoại miền nam bằng đũ cách đũ trò, bất chấp là những hành động nhơ nhớp nhất, chúng cũng mặc. Phá hoại đường sắt bằng cách đặt mìn, chận đoàn tàu, cạy đường sắt là một hành vi của bọn người khủng bố "Terrorist" sao được gọi là giải phóng??

Con số phá hoại được ghi nhận trong khoảng thời gian 1949-1954. Theo thống kê thì Việt Minh đã cắt đường 874 lần, một vài lần đường sắt dài nhiều cây số bị tháo gỡ; 556 vụ phá hoại trong đó có 167 lần làm trật đường rày; 249 lần phá hoại các công trình khác; 42 lần tấn công các hợp đoàn La Rafale, 63 lần tấn công các chuyến tàu sửa chữa, bảo trì thiết lộ; 11 lần tấn công Xe Lửa Bọc Sắt và 59 lần tấn công các đồn canh giữ đường sắt hoặc nhà ga. Những con số này không bao gồm đoạn Tourane-Ðông Hà bị tấn công gần như thường xuyên. Có tất cả 254 nhân viên hỏa xa bị tử nạn, trong đó 202 người là hậu quả trực tiếp của chiến tranh. Số còn lại là do các tai nạn khác. Số người bị thương là 2679 với 1981 người chết là hậu quả trực tiếp của sự phá hoại do bọn vem thực hiện. Nhìn vào thống kê nầy cho thấy mức độ phá hoại tại miền nam của bọn cs Bắc Việt đã khốc liệt biết chừng nào..
 

TIỂU ĐOÀN AN NINH THIẾT LỘ
Trung tá Nguyễn Văn Tự đang là Chỉ huy trưởng căn cứ chuyển vận Sài Gòn được cục quân vận chỉ định sang giữ chức CHT liên đoàn an ninh thiết lộ (ANTL). BCH đặt trên lầu 2 của Sở Hỏa Xa Nam Việt, gần chợ Bến Thành, nhìn qua công trường Quách Thị Trang. Ông giữ chức vụ này cho đến khi ngành HXQÐ giải tán năm 1974 với cấp bậc đại tá. Trước năm 1964, bảo an và dân vệ không được Mỹ xem là chủ lực quân. Hậu quả là quân đội Mỹ không trực tiếp trang bị cho các lực lượng bán quân sự này. Trong khi đó, chính phủ VNCH cũng muốn trang bị tốt hơn cho bảo an nên Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, qua quan hệ ngoại giao với Thủ Tướng Tunku Abdul Rahman đã đề nghị Mã Lai giúp đỡ. Chánh phủ Mã Lai đồng ý viện trợ cho VNCH 600 thám thính xa và 60 xe lửa bọc sắt Wickham , đã được sử dụng trong chiến tranh chống CS tại Mã Lai. Cũng nên biết thêm rằng sau chiến tranh, Tổng Bí thư đảng CS Mã Lai đã cho rằng các biện pháp phá hoại kinh tế như phá hoại đồn điền cao su hay tấn công các xe lửa dân sự chỉ làm mất lòng dân và không phải là chỉ thị của trung ương đảng. QLVNCH trang bị đại liên .30 và trung liên FM cho các xe lửa bọc sắt Wickham khi đưa vào sử dụng. Mỗi xe Wickham có 2 tài xế, 2 phụ tài xế và 2-3 khinh binh. Các xe Wickham được tổ chức thành trung đội gồm 3 xe và luôn luôn di chuyển trọn trung đội. Khoảng cách di chuyển giữa các xe là 200-400 m tùy theo điều kiện của tuyến đường và do sĩ quan TrÐT quyết định. Ba nhiệm vụ chính của xe lửa bọc sắt Wickham là tản thương, cứu viện các xe lửa bị phục kích và tuần tiễu đêm.https://www.youtube.com/watch?v=T5IFV5vgDeU#t=19 
Năm 1963, các liên đội (LÐT là một sĩ quan cấp đại úy) ANTL được đặt trực thuộc các tiểu khu. Sau đó, tiểu đoàn ANTL đầu tiên được thành lập với BCH đặt tại một biệt thự nguyên là tư thất của ông Huyện Sỹ tại Gò Vấp để phụ trách tuyến đường Sài Gòn-Nha Trang. Năm 1964, có tất cả 4 tiểu đoàn ANTL được bố trí như sau: - Tiểu đoàn 3 ANTL với BCH đặt tại Sài Gòn, phụ trách tuyến đường Sài Gòn-Mương Mán. - Tiểu đoàn 5 ANTL với BCH đặt tại Nha Trang, phụ trách tuyến đường Mương Mán-Quy Nhơn. - Tiểu đoàn 2 ANTL với BCH đặt tại Quy Nhơn, phụ trách tuyến đường Quy Nhơn-Quảng Nam. - Tiểu đoàn 1 ANTL với BCH đặt tại Huế, phụ trách tuyến đường Quảng Nam-Ðông Hà. 
Nguồn :
HOẢ XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ ( Xây dựng trong sự phá hoại liên tục của vc)


******
Vài hình xưa : Chú thích cho hình ,rinh nguyên xi từ nguồn về chứ không phải Ròm viết đâu nha .

 1 A train headed by Alsthom diesel electric locomotive No. BB-902 derailed at Phú Yên in 1967, later repaired at Chí Hòa
 A convoy of Wickham armoured trolleys in October 1967, photo Fondation Gilles Caron
 A repair crew installs new railway track on the Tháp Chám to Phú Cát line
 A train headed by Alsthom diesel electric locomotive No. BB-902 derailed at Phú Yên in 1967, later repaired at Chí Hòa
 A train waits to depart Saigon for Mỹ Tho on 20 July 1885, the opening day of the railway line, image courtesy Maison Asie Pacific (MAP)
 Beginning the cleanup of a wrecked train at Phú Yên in 1970 by Steve, MACV Advisory Team 280
 GE U8 diesel electric locomotive No. BB-936 at Cape Varella by Paul S Stephanus, from a March 1969 Trains Magazine article on Vietnam railways
 Loading freight wagons at Chí Hòa in the 1960s
 Near Phù Cát, a train runs with flat wagons coupled in front of the GE B-B diesel electric locomotive in case of landmines in October 1971
 Passengers boarding a Saigon-Nha Trang train in the 1960s
 Re-laying track on the Sài Gòn–Đông Hà line in 1959
 The arrival of a train at Saigon station
 The railway bridge outside Tuy Hòa in 1970
Thủ Đức station in March 1967
















Hình xưa Tân Sơn Nhứt Phi Cảng của Đô Thành Sài Gòn

$
0
0
Phi Cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhất (Phi cảng Tân Sơn "Nhứt" chứ không phải Nhà Ga Tân Sơn Nhất khi đề cập tới thời trước 75 )


FB Chu Thụy Nguyên .....trước năm 1975 là phi cảng Tân Sơn Nhất là một trong những phi cảng lớn và phát triển nhất vùng Đông Nam Á. Còn nhớ lúc đó đi học đệ lục, nhà trong hẻm 220 TMG bên hông đại học Vạn Hạnh. Ngày chủ nhật ra đường đón xe buýt mang tên là Phi Cảng, số 11 ( học sinh vé chỉ có 1 $). Xe buýt đậu tận bên trong phi cảng. Lần nào đi cũng mang theo đầy đủ thức ăn thức uống, trái cây. Xuống xe leo lên cầu thang lên lầu của phi cảng là thấy sát chỗ máy bay đậu. Ngày đó, phi cảng TSN hoạt động liên tục. Lý thú nhất là đứng nhìn máy bay đáp và cất cánh. Quang cảnh khi đó trống trải nên tầm mắt nhìn hết 2 đầu phi cảng sướng lắm, không bị những tòa nhà thò ra thụt vào mất trật tự như bây giờ. Đặc biệt là dưới hành lang đáp của máy bay không hề có nhà cửa cất lố nhố và vô tội vạ ở vòng đai phi cảng như hiện nay. Phi cảng Tân Sơn Nhất lúc bấy giờ du khách khi đáp sẽ thấy bên dưới là những bãi cỏ, và xa xa là hàng rào vành đai như các phi trường Nhật hay Hàn Quốc hiện nay. Thời đó anh em chúng tôi đã từng chứng kiến có những chuyến bay cargo lớn, sau khi đậu lại, phi cơ bẻ gập cổ để lấy hàng ra. Trên lầu xem phi cơ có gió mát, có ghế ngồi, ăn uống xong khi nào coi chán chê thì xuống đất chờ xe buýt phi cảng số 11 vô là leo lên về nhà...
 FB Dang Nguyen Chuyện Vui bên lề ...Hồi Di Cư 1954 có vụ Bắc Kỳ mới và củ ,để xác định cứ ai phát âm TS Nhứt được là BK củ ,hầu hết dân mới Di cư khg nói được TS Nhứt mà gọi TS Nhất .Cũng gần giống ..có vụ Bịnh Viện và Bệnh Viện ...


 Dang Nguyen Câu chuyện bên lề :" Thằng cháu tôi ở Mỹ về ,đi xe ôm , sợ bị ăn giá cao ...ra vẻ ta đây người địa phương .nói từ đây lợi "PHI TRƯỜNG" mà anh ăn mắc vậy ,tui ở đây ,đi hoài mà .Ông xe ôm cười ...:"DÂN Ở ĐÂY HỎNG AI KÊU PHI TRƯỜNG HẾT ÔNG ƠI,NGƯỜI TA KÊU SÂN BAY "


FB Nguyen Chinh
“Tân Sơn Nhứt” hay “Tân Sơn Nhất”?
Gần đây trên cộng đồng mạng dấy lên phong trào đòi lại đất “quốc phòng” cho phi trường Tân Sơn Nhất. Bài viết này không bàn về chuyện đất đai có vẻ “nhạy cảm” về chính trị mà chỉ nói đến chuyện ngôn ngữ trong tiếng Việt.
Vấn đề đặt ra là “Tân Sơn Nhứt” hay “Tân Sơn Nhất”? Nhiều hình xưa cho thấy tên gọi “Tân Sơn Nhứt” thuộc dòng “chính chủ”, được sử dụng một cách chính thức và được coi là “trademark” của phi trường lớn nhất miền Nam. Đó là điều không thể chối cãi với những chi tiết lịch sử.
Phi trường được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhứt là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày. Năm 1956 Mỹ cho xây dựng phi trường rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ. Tuy nhiên tính theo diện tích thì phi trường vào năm 2016 chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với phi trường Tân Sơn Nhứt năm 1975.

Tại sao lại có tên “Phi trường Tân Sơn Nhất”? mời xem thêm từ Nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.chinh.589/posts/10207116612831946?hc_location=ufi


















Album FB Nam Ròm  „Tân Sơn Nhứt Phi Cảng của Đô Thành Sài Gòn

Bộ sưu tập hình ảnh về VN "In Memories of Pre-1975 Vietnam Pics"

$
0
0
Bộ sưu tập hình ảnh về VN 
(FB Nguyen Chinh )

Album Bộ sưu tập hình ảnh về VN của Thiếu tá Hugh Gordon Waite
https://www.facebook.com/nguyen.chinh.589/media_set?set=a.10207138460138115.1073741847.1780417289&type=3

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tôi có một trang web về hình ảnh trên Flickr.com(https://www.flickr.com/photos/nguyen_ngoc_chinh/) trong đó có một Group mang tên "In Memories of Pre-1975 Vietnam Pics". Ngay sau khi thành lập Group này, tôi nhận được email của Stephanie Waite Witherspoon, Evanston, IL, con gái của Thiếu tá Hugh Gordon Waite. Nguyên văn như sau:

"I came across one of your comments on a photo of my father's, posted at my cousin's Flickr site regarding your photo group “In Memories of Pre-1975 Vietnam”. 

"I have scanned in a large proportion of my father's slides, photos he took while he was stationed in Bien Hoa from 1967-1968. I spent close to a year scanning and posting his collection on my site at Smugmug, located here: 

www.misssnep.smugmug.com, specifically in this directory: misssnep.smugmug.com/Military/464998
***

Dưới đây là chi tiết email của Stephanie Waite, ngày 18/02/2008:

“I am unsure of the camera my father used, but i can try to find out. my first guess is either a Nikon or a Leica, if I'm spelling that correctly. 

“His camera collection is with my mother. The slides are both ektachrome and kodachrome, and some generic chrome available at the time in Vietnam. 

“I scanned the slides with a Nikon Super Coolscan 5000 ED slide (and negative) scanner. I corrected the color where necessary (on a few slides, you can see where I wasn't able to help much) and where I could. Many of the reds on the kodachrome are too hot, as they are wont to do, but hell. the slides are 40 years old and whatever i could get out of them, i ran with. 

“He would be SO pleased to hear all of this!! 

Miss Snep, (as he used to call me) AKA Stephanie Waite.

***

Cô Stephanie Waite đã có nhã ý gửi tất cả những hình ảnh về Việt Nam, thời kỳ 1957-1968, mà người cha quá cố, Thiếu tá Hugh Gordon Waite, đã chụp cho “In Memories of Pre-1975 Vietnam”. Nhờ vậy, nhóm hình ảnh của Group này rất phong phú. 

Hơn thế nữa, có nhiều hình ảnh mà chúng ta sử dụng nhưng không biết nguồn gốc và đây cũng là cơ hội để chúng ta xác định được người chụp những hình ảnh này, đặc biệt là những cảnh đổ nát tại Biên Hòa sau Tết Mậu Thân năm 1968.

Chúng tôi sắp xếp hình ảnh theo 3 nhóm chính với chủ đề: (1) Chân dung Thiếu tá Hugh Gordon Waite; (2) Hình ảnh tại Biên Hòa nơi ông là cố vấn; và (3) Hình ảnh Sài Gòn nơi ông có dịp ghé qua. 

Một số hình ảnh này trên Flikr đã được rất đông người vào xem (cả người Việt lẫn người Hoa Kỳ đã từng tham chiến hoặc quan tâm đến Việt Nam). Chúng tôi post lại album này trên Facebook với một số hình ảnh có đường link đến Flickr để các bạn có thể theo dõi phần bình luận của người xem. 

Riêng anh Mạnh Hải (thường được coi là người có nhiều hình ảnh xưa về VN) cũng đã tham gia bình luận, chúng tôi vốn là bạn đã từ lâu trên Flickr.

Mời các bạn chiêm ngưỡng album “Bộ sưu tập hình ảnh về VN của Thiếu tá Hugh Gordon Waite”.

***

P.S: Tất cả những captions trong hình là của cô Stephanie Waite nên có thể không chính xác với thực tế.


++++++++++++++++++++++++++
 In Memories of Pre-1975 Vietnam Pics - Nguyen Ngoc Chinh ADMIN
This is a group in memories of Vietnam during the period of pre-1975 taken by Vietnamese or expats. Be it the Vietnam War or normal daily life in pre-1975, before the collapse of the Republic of Vietnam, better known as South Vietnam. We hope to collect as many pre-1975 photos as possible in memories of the time past. Thanks for your cooperation and enjoy the old pics of the past.

https://www.flickr.com/groups/905914@N22/

"In Memories of Pre-1975 Vietnam Pics" là group chánh ,trong đó có nhiều thành viên post hình . Mổi thành viên có link trang riêng của mình .Group này anh FB Nguyen Chinh tạo ra hồi 7. Sep. 2008 . trong đây có 959 thành viên post lên tổng cộng 9375 tấm hình .



Clip xưa chợ Trương Minh Giảng .Sài Gòn 1971

$
0
0
Sài Gòn 71 ,clip xưa về chợ Trương Minh Giảng .
Chợ Trương Minh Giảng ,cầu Trương MInh Giảng và đường Trương Minh Giảng cũng như đường kết nối từ cầu TMG là đường Trương Minh Ký tới Lăng Cha Cả theo bản đồ xưa .

Vài lời còm kể chuyện xưa mà các anh chị đã sống vào thời trong clip xưa còn nhớ được :
-FB Nguyễn Như Thạch: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Eyriaud des Vergnes (từ đường Trần Quý Cáp tức Võ Văn Tần ngày nay, đến đường ray xe lửa ). Năm 1955 đổi tên là đường Trương Minh Giảng (đến ranh giới tỉnh Gia Định) sau đó nó được mở rộng đến lăng Cha Cả, đặt tên đoạn từ ranh tỉnh Gia Định đến Lăng Cha Cả là đường Trương Minh Ký. Ngày 14/8/1975 nhập hai đường làm một và đặt tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. sau ngày 4/4/1985 nó lại được cắt thành 2 đường : Lê Văn Sỹ (Kỳ Đồng đến Lăng cha cả) và Trần Quốc Thảo ( Nguyễn Thị Minh Khai đến Ký Đồng) như hiện nay.

-FB Thuần Nguyễn :Theo hình ảnh trong clip thứ hai , nếu chị không lầm , đây là chợ Trương Minh Giảng chứ không phải chợ Trương Minh Ký .Căn cứ vào tòa nhà ba tầng màu trắng bên góc phải ở đoạn mở đầu .Ngôi nhà này đối diện với chợ Trương Minh Giảng . Và hướng quay từ cầu Trương Minh Giảng, đại học Vạn Hạnh .Chợ Trương Minh Giảng đổi tên là chợ Nguyễn Văn Trỗi ( theo tên đường NVT trước đây đổi tên từ Trương Minh Giảng .
Đoạn clip thứ nhất , hình ảnh quá mờ .Tuy nhiên chị cũng kịp nhìn thấy phớt qua một cửa tiệm có địa chỉ với chữ cuối cùng là ...Giảng .Vậy chắc chắn đây là đường Trương Minh Giảng , chợ Trương Minh Giảng quận 3 chứ không phải đường Trương Minh Ký ( nay là đường Lê văn Sỹ thuộc quận 3, Phú Nhuận , Tân Bình )
Khi xem clip, chị đã vận dung tối đa trí nhớ của mình để nhớ lại những gì chị từng trải qua ở đất Sg trước 1975 . Từ cầu Trương Minh Giảng đổ về hướng ngôi nhà ba tầng màu trắng, có pharmacie Tịnh của cô giáo dạy Vạn Vật của chị năm lớp 10 . Ký ức đi từ ký ức . Chị khó thể quên khi tìm đúng chỗ khơi gợi ký ức của mình .
-FB Ta Lien :Đúng là chợ Trương minh Giảng như Nguyễn Thuần đã còm . Sau 1975 chị và các bạn xách chổi " lao động " dọc đường này .

.
++++++++++++++++++++++++++++++++
Ròm dùng bản đồ xưa Sài Gòn trước 75 để tìm lại hai con đường xưa đó là đường Trương Minh Ký và đường Trương Minh Giảng (theo bản đồ xưa ghi là Giảng chứ hổng phải Giản đâu nha ) 
Đường Trương Minh Ký mà Ròm thấy đươc thì bắt đầu từ Lăng Cha Cã đường 
Võ Tánh Xã Tân Sơn Hòangang qua Nhà Thờ Ba Chuông xuống tuốt luốt Phường Trương Minh GIảng quận 3 .....tới cầu gì đó hổng thấy ghi tên để nối tiếp với đường Trương Minh Giảng .

Thuần Nguyễn Từ Lăng Cha Cả đến giáp với đường Trần Quý Cáp, chỉ có một cây cầu là cầu Trương Minh Giảng , nay là cầu Lê văn Sỹ



Đường Trương Minh Giảng thì nối tiếp từ cây cầu gì đó hổng biết tên nối tiếp cho đường Trương Minh Ký ..... kéo dài tuốt xuống tới ngã ba Trần Quý Cáp / Trương Minh Giảng

Thuần Nguyễn Cầu nối tiếp là cầu Trương Minh Giảng , nay là cầu Lê văn Sỹ , đoạn kênh Nhiêu Lộc .


Saigon 67-68. đường Trương Minh Giảng phía trước chợ TMG 
dãy nhà cạnh chợ Trương Minh Giảng (nay là chợ Nguyễn Văn Trỗi)
 

Quán Ngọc Hương ,Đặt Biệt Cơm Dĩa 
FB Chu Thụy Nguyên Đây là góc phải cùng của chợ Trương Minh Giảng. Có một con đường bên hông chợ cách hông chợ và bên phải là nhà hàng bán cơm tên Ngọc Hương còn thấy rất rõ. Con đường hông chợ dẫn chạy vòng ra sau chợ trong đó có nhà cửa nhiều, có một ngôi nhà xảy ra một vụ án nổi tiếng khắp Sài Gòn thời bấy giờ là vụ ông Huỳnh Văn Định giết mấy đứa con bằng cách trấn vào lu nước rồi tự sát. Thời ấy gia đình tôi sống ở hẻm 220 Trương Minh Giảng bên hông đại học Vạn Hạnh chạy sâu đến mé sông, nhà nửa đất nửa sàn, nhìn xéo về bên phải thấy chùa Miên. Chúng tôi sống ở đó từ lúc đại học chưa cất, chỉ là một sân cỏ, chiều ra đó thả diều. Tiệm cơm Ngọc Hương là một tiệm cơm ngon, nổi tiếng với 2 món cơm chiên và cơm xào, nên món đồ xào hải sản ở đây cũng tuyệt. Thỉnh thoảng mẹ tôi hay sai tôi chiều đạp xe đạp qua Ngọc Hương mua 2 dĩa đồ xào về cho cả nhà ăn cơm. Ngôi nhà nghèo ở đây cũng là nơi tôi có những bài thơ, truyện viết ngắn đầu đời được đăng trên nhật báo và đi xe buýt ra tòa soạn ngoài Sài Gòn lãnh tiền nhuận bút. Thời ấy con sông Trương Minh Giảng chưa là kênh nước đen hôi thúi. Nước lớn, chúng tôi nằm trên sàn nhà hay vớt cá 7 màu lên nuôi. Mưa hôm nào thật lớn dầm dề và gặp lúc nước lớn, cá chốt và cá trê bị ngộp vì sông đục ngầu nổi râu lên. Ngồi trên sàn nhà dùng vợt vớt một lúc là có cá trê kho tiêu, cá chốt canh chua. Lúc nước ròng tôi thường lội xuống sình trước nhà bắt một hồi cả rổ cá bóng kèo. Thời đó các ghe lớn đi xắn từng tảng đất bùn từ nơi khác chở về vùng nầy bán như tôm tươi. Người có tiền họ mua tre đập dập vuông lại thành một ô chừng 3 hay 4 nền nhà rồi kêu ghe đất quăng đất lấp kín ô đó, thành một khu nhà lấn sông. Lâu dần hình thành khu nhà nửa đất ( là đất bùn mua từ ghe ) và nửa sàn ven kênh Nhiêu Lộc là như vậy.

Đường Trương Minh Giảng phía trước chợ TMG (trái) và ĐH Vạn Hạnh (phải)

Saigon 1961 - Đuờng Trương Minh Giảng 
(nay là Lê Văn Sĩ và qua cầu TMG phía về SG là Trần Quốc Thảo)
Theo bản đồ xưa của anh Mạnh hải thì tên cầu là Cầu Trương Minh Giảng . Chợ Trương Minh Giảng ở gần cầu này


Ta Lien Dãy nhà lầu trắng là Đại học Vạn Hạnh .
Nguyễn Như Thạch Sau ĐH Vạn Hạnh có một ngôi chùa. Bên này cầu cũng có ngôi chùa Khmer rất đẹp ( Chùa Chantarangsay), nên xóm đó được gọi là xóm chùa Miên, tiếng tăm trong giang hồ ngang với cống Bà Xếp.
Chu Thụy Nguyên Đúng là tòa nhà cao màu trắng bên phải là đại học Vạn Hạnh, nơi đây hòa thượng Thích Minh Châu từng là viện trưởng. Nơi nầy cũng từng có mặt giáo sư thi sĩ đại tài Bùi Giáng giảng dạy. Trước khi trường Vạn Hạnh ra đời, nơi nầy từng in dấu chân bọn tôingày nào cũng bùn đất, nhất là mùa mưa đầy sình lầy bởi đa số bọn tôi là cư dân trong con hẻm 220 ngay bên vách phải của viện đại học, nghĩa là vừa xuống dốc cầu là quẹo phải vô hẻm. Buổi chiều sau giờ học bọn tôi hẹn nhau ra đó, nhóm thì thả diều, nhóm thì chia phe ra đá banh. Sau Tết Mậu Thân, đầu con hẻm 220 mọc lên một quán cà phê cóc, chủ quán là một phụ nữ mà sinh viên Vạn Hạnh ra đó uống mỗi ngày đã đặt tên cho quán là: " Quán cà phê Bà Vú ". Đi sâu vào trong hẻm 220 có một đền thờ nổi tiếng có tên là đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh. Đền thờ sâu trong hẻm, nhưng ngoài chân cầu Trương Minh Giảng vừa quẹo vô vài chục mét, người ta đã dựng một cổng lớn trên có ghi : Đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh và địa chỉ. Những ngày lễ vía, con nít chúng tôi hay bu theo coi, trong đền, các tín đồ nam hay nữ đều vận quần lụa trắng, áo dài màu đầy hoa văn. Tượng quan lớn được kiệu ra đường, các tín đồ đều lên đồng, tay chân múa may đi theo hai bên kiệu, miệng họ nhai trầu bỏm bẻm, môi tô son đỏ chót dù là đàn ông. Điều mà mọi người từ già đến trẻ đều rất lý thú theo dõi đó là màn " xiên linh ". Những cây xiên bằng sắt nhọn được đâm thủng má bên nầy qua vòm họng trổ ra má bên kia, sau đó đầu xiên đâm vô một trái cau tươi. Càng lên đồng cao độ họ càng xiên ngọt sớt không thấy tỏ dấu đau đớn mà họ càng hăng nhảy múa, và cầm một cán xiên còn lại quay nên còn gọi là xiên quay. Màn nầy khi đó đối với con nít chúng tôi là rờn rợn, hơi sợ, nhưng lại thích bám theo đoàn để xem cho đến khi đoàn rước quan thánh trở về đền. Ai ở xóm 220 Trương Minh Giảng đều sẽ nhớ rõ chuyện nầy từng lên các tờ nhật báo. Từ chân cầu Trương Minh Giảng đi vào, nghĩa là từ đầu hẻm 220 vô vài trăm mét sẽ có một ngã ba. Đi thẳng thì luồn vào xóm nhà nghèo của chúng tôi nửa đất nửa sàn. Còn quẹo trái ngay ngã ba thì vô đền quan lớn tuần tranh. Ngay tại ngã ba bên phải có một trụ đèn sắt lớn. Tối tối bên dưới ánh đèn là một xe phở khói bốc nghi ngút, một dạng phở bình dân cho người đói ban đêm như dạng xe mì gõ sau nầy. Xe phở gồm 2 cha con bán, cha lo nấu, đứa con trai là cậu Bình lo bưng khắp xóm cho khách. Bình dạo đó nhỏ hơn 17 tuổi, bạn thân của Bình là cậu Phằng, cậu nầy nhà ở xóm trong với tôi, khi đó nhỏ hơn tôi 4 tuổi. Đêm đó cậu Phằng gác nhân dân tự vệ nên tay cầm khẩu garant M1. Sau khi đi vô xóm trong tuần tra, Phằng trở ra ngã ba gặp Bình đang đứng rảnh. Hai đứa giỡn nhau , Phằng giơ cây garant kêu Bình giơ tay đầu hàng không tao bắn. Bình nhất định không giơ. Tiếng nổ đoanh như xé màn đêm, viên garant xé tan lồng ngực Bình, Bình gục xuống giãy một lúc rồi chết. Ngày mai trên tờ trắng đen, ký giả đăng tựa bài bào như sau : "Đêm qua, cậu Phằng bắn cái " pằng ", cậu Bình té cái " ping ". " Phằng sau đó ngồi tù, nhà nó rất nghèo. Sau 75 nó đi thanh niên xung phong, và hiện nay nghe nói đã qua đời lâu rồi. Còn một chi tiết cuối cần viết ra đây là ai cũng biết đến trưa ngày 30 tháng 4 là miền Nam bị thanh toán xong, nhưng không ai biết đêm 29 tháng tư rất đông đảo sinh viên băng đỏ và học sinh trường Lý Tự Trọng của cộng sản được họ ém vô ngủ đông nghẹt trong Vạn Hạnh để trưa hôm sau khi toàn miền Nam đầu hàng, lực lượng dân sự mang băng đỏ mũ tai bèo nầy tràn ra khắp nơi ở Sài Gòn cùng bộ đội chiếm giữ mọi công sở, trường học , chùa, nhà thờ của miền Nam. Nhân đọcNam Ròm, ký ức của cư dân một thời hẻm 220 Trương Minh Giảng bỗng quay về.
Trong bức ảnh bên trên, sỡ dĩ có đông cảnh sát dã chiến ngăn chận , và phía chợ Trương Minh Giảng đốt vỏ xe, nếu không lầm, năm đó Phật Giáo chùa Ấn Quang xách động khắp nơi phật tử kéo bàn thờ ra đường.






Trường Trương Minh Giảng 

Trước chợ TMG .


Ta Lien  . Đây là bài của bạn nói về đường Trương minh Ký , Trương minh Giảng :
Đường Trương Minh Giảng ,tên Tây là Amiyo des Vergne,bây giờ là Lê Văn Sĩ 

Tướng Trương Minh Giảng -một người văn võ song toàn, là công thần bậc nhứt của nhà Nguyễn,quan bảo hộ Trấn Tây Thành ,là tổng tài quốc sử giám.

Thời thập niên 50 ,Sài Gòn chỉ chạy tới mé cầu Mới tức cầu Trương Minh Giảng là hết . 

Đường Trương Minh Giảng này xuất phát từ ngã ba Trần Quý Cáp chạy thẳng xuống tới mé kinh Nhiêu Lộc là xong . Bên kia cầu là Sở Rác của Đô Thành và thuộc tỉnh Gia Định, thời đó chỗ này còn hoang vắng lắm, chưa có chợ Trương Minh Giảng,

Cuối đường dưới dốc cầu có một cái chùa Miên duy nhứt trong Đô Thành. 

Đi đường Trương Minh Giảng qua bên kia, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay mặt, đâm ra một con đường tên Trương Tấn Bửu,sau 75 là Trần Huy Liệu. Trương Tấn Bửu là phó tổng trấn Gia Định thành 

Bên phía tay mặt là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y.

Qua cầu ,tiếp Trương Minh Giảng là đường Trương Minh Ký bắt đầu tại chợ Vườn Xoài 

Thế Tải Trương Minh Ký là cháu của tướng Trương Minh Giảng,là học trò của Trương Vĩnh Ký,ông là nhà báo, nhà giáo . nhà văn hóa lớn của Việt Nam, đóng góp trong việc truyền bá và phát triển văn học Quốc Ngữ Việt Nam

Sau 1954 người di cư Bắc Kỳ 54 đã định cư dọc theo đường Trương Minh Ký,những Sở Rác,ao rau muống,đất sình lầy đã mọc lên nhà cửa đông đúc

Thuần Nguyễn Có một chi tiết chưa đúng :-) ..đường Trương Minh Giảng qua khỏi cầu Mới, bên tay mặt đâm ra một con đường tên TRương Tấn Bửu sau 1975 là Trần Huy Liệu . Thật ra , bên tay mặt chính là đường Trần Quang Diệu có từ trước 1975 .Giáp ranh với đường Trần Quang Diệu ( vi trí của bệnh viện An Sinh ngày nay ) mới chính là đường Trương Tấn Bửu chạy từ đây cho đến đường Quân Sự . Sau 1985 , đường Trương Tấn Bửu đổi tên là Trần Huy Liệu

Culan Ly Hồi tui bắt đầu học lớp năm (Lớp1) trường Trương minh Ký năm1959-60, phải học tạm bên trường Tôn thọ Tường để trường TMK xây mới 1 lầu, đến niên học 60-61, thì tất cả nam sinh phải chuyển qua trường TMK mới xây xong, và đổi tên là Nguyễn thái Học, còn nử sinh vẫn trường cũ và đổi tên mới là Phan văn Trị (lúc đó có đọc báo nói là dư luận phản đối tên trường Tôn thọ Tường, vì là người hợp tác với thực dân.)
Tom Nguyen Thanks bạn Culan Lý! (Y) Dzậy bạn là nhân chứng cho tui! Trước kia tui có nhắc tên trường Trương Minh Ký và Tôn Thọ Tường, vậy mà bị còm "phản bác" là SAI! Thực ra bạn đã từng học ở nơi nầy, cho mãi đến sau niên học 1960-61, TMK mới được đổi tên thành Nguyễn Thái Học (và trường tiểu hoc Nữ Tôn Thọ Tường đổi thành Phan Văn trị). Cá nhân tôi, sau cuộc "Ri cư" 54, dân "BK rau muống 9 nút", được hân hạnh học nhờ trường tieu hoc Trương Minh Ký (trường sở cũ một tầng) có 2 năm (55 & 56)!

............
(còn tiếp , mời vòng lại xem thêm )

Bản đồ xưa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biển Nam Hải

$
0
0
Hình bản đồ xưa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vùng biển Nam Hải theo bản đồ địa chất Việt-Nam - Campuchia - Lào .Phát hành lần thứ 3 tại Nha Địa-Dư Quốc-Gia Đà-Lạt 1971 .Duyệt và Bổ Túc phần Nam vỹ-tuyến 17 của Việt-Nam Cộng-Hòa 
Links bản đồ với khổ rất lớn và rỏ 








-----------------------------------------------------------

Thích nhất ghi chú trên bản đồ xưa này là "Nam Hải" chứ hổng phải những bản đồ xưa theo cách gọi quốc tế "South China Sea "


Bản đồ vẽ tay hồi 7 tháng bảy 1960 với giòng chữ Nam Hải hehehe .hình này rất là lớn , Ròm chôm luôn links nguồn về đây cho bạn nào thích thì lấy hình từ nguồn hehehe : 










Dạo phố Đô Thành Sài Gòn với hình xưa trước 75

Phim Xưa : Phạm Duy 1966 hát nhạc Phản Chiến

$
0
0
Phạm Duy 1966 hát nhạc Phản Chiến theo thơ Nguyễn Đắc Xuân (Huế Mậu Thân 68 )
Nguồn youtube
https://www.youtube.com/watch?v=-9_3p3TzdQk&feature=youtu.be
và FB
https://www.facebook.com/namrom64/posts/734826453378027



Phạm Duy hát bài Nhân Danh vào năm 1966 trong chương trình về nhạc dân ca của Mỹ. 
Đây là một chương trình Dân Ca mà Phạm Duy lại đưa ra đề tài về Tâm phẫn ca (Protest song) với ý nghĩa phản chiến tranh không hiểu ý của Phạm Duy lúc này (1966) là chống chiến tranh do VNCH gây ra hay là Bắc cộng (VNCS) gây ra ? 
***
Đã tìm ra được một số bài viết liên quan với chuyện Phạm Duy tạo ra bài hát Phản Chiến quậy phá vào thời trước 75 VNCH .Phạm Duy hát bài này để tiếp tay cho tên Nguyễn Đắc Xuân một đồ tể ngoài Huế , Mậu Thân 1968 .... Link bài tìm được post trong còm ,mời xem thêm .
.
Theo lời còm thấy được từ trang này thì mấy tay Phản Chiến quậy vào thời VNCH đang ở bên Úc . xem coi đám này chí chóe với nhau như thế nào 
*****

Peter Seeger mời Phạm Duy vào chương trình Rainbow West để hát một số bài dân ca và nhạc phẩm của Phạm Duy
27/07/2015 15:25:05 GMT+7
Mùa hè năm 1966, hai bài thơ Để Lại Cho Em và bài Nhân Danh của tôi được Phạm Duy phổ nhạc. Bài đầu là Tâm ca số 5 và bài thứ hai Tâm Phẫn Ca số 1 được phong trào tranh đấu vận động hòa bình rất ăn khách. Sau đó tôi phải chạy lên rừng, Phạm Duy sang Mỹ hát dân ca, Tâm ca (Giọt Mưa Trên Lá) và Tâm phẫn ca NHÂN DANH. Chương trình giao lưu ấy được thu hình và ngày nay NS Trần Quang Hải sưu tầm được. Các anh Trần Tiễn Tiến và Phạm Văn Minh gởi thông tin cho tôi tôi xin chuyển lại cho các bạn biết chuyện đã 48 năm cho vui. Có thể nói các bài nhạc đó là những bài phản chiến nổi tiếng đầu tiên và lại hát trên đất Mỹ đã có một ảnh hưởng nhất định đối với Phong trào hát phản chiến của Mỹ sau đó. . Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân 
*Phạm Văn Minh ở Úc viết cho Trần Tiễn Tiến:
Dear Tien,
Cám ơn lắm lắm. Nghe xong muốn khóc nhất là bài Giọt mưa trên lá và bài Nhân danh. Những hoạt động hòa bình của Phong Trào Phật Tử không phải là phong trào đơn độc. Peter Seeger có thể chịu ảnh hưởng của Phạm Duy trở thành một nhạc sĩ phản chiến danh tiếng nhất nước Mỹ? Biết đâu? Nếu thế thì phải vinh danh PD thêm nữa. Việc ủng hộ Phạm Duy về Việt Nam của NDX là can đảm và xứng đáng lắm. Chỉ thiếu bài Để Lại Cho Em nhưng lúc đó NDX đang bị Loan và Ngô Quang Trưởng truy lùng. Hy vọng anh NDX viết lại phong trào văn nghệ hòa bình nếu có thể.
Quang Trí PVM
Nguyễn Đắc Xuân bổ sung:
Anh Minh Phạm quý mến, Trong chương trình không có bài Tôi Ước Mơ của Thầy Nhất Hạnh mà là bài NHÂN DANH của Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân. Bài đó dữ dội hơn bài Để Lại Cho Em. Rất cám ơn các anh đã cho tôi được nghe lại Chương trình giao lưu thú vị này . Thế mà đã 48 năm rồi đó. Rất quý mến.Tâm Hằng NĐX
*Phạm Văn Minh:
Dear Anh Xuan,
Không ngờ bài đó cũng là của Anh. Anh chống chiến tranh còn dữ dội hơn anh em. Lúc đó tôi viết bài cho Ý Thức của Nguyên MInh nên không dám làm bể nồi cơm của anh em! Chỉ dám đánh du kích cái bọn văn nghệ sĩ ‘tự do’ của chế độ Sài Gòn. Như trong @ có nhắc nếu có điều kiện và hoàn cảnh anh viết lại phong trào văn nghệ hòa bình. Bây giờ ai cũng dành phần mình, cả cái bọn Giê Su Ma của Trần Ngọc Nhuận. Ha ha! Giám Mục của tụi nó vỗ tay cho chuyện Le May bỏ bom VN trở về thới đồ đá cũ, mà bây giờ có tên đường và Đại Chủng Viện là nghĩa lý gì. Cáng nói càng điên cái đầu! Quảng Trí. Pham Van Minh 
......
Nguồn : 
http://www.gactholoc.com/c59/t59-578/peter-seeger-moi-pham-duy-vao-chuong-trinh-rainbow-west-de-hat-mot-so-bai-dan-ca-va-nhac-pham-cua-pham-duy.html

***************************************
Trích đoạn đem về từ trang web viết về tay làm ra bài thơ ghê rợn để cho Phạm Duy khoe với đám Mỹ hồi thời 1966 . 
...
Gần đây, anh lại muốn cho thế hệ trẻ sau 1975 biết đến những đóng góp của thế hệ cha anh trong phong trào đòi hỏi hoà bình dưới hình thức thơ ca âm nhạc mà các phe lâm chiến quy kết là phản chiến, trong đó, ngoài Nguyễn Đắc Xuân còn có thầy Nhất Hạnh, Trịnh Công Sơn, Morisson, Nhất Chi Mai, Lê Minh Trường, Phạm Duy, Cao Thế Vũ, Huyền Không, Phạm Thế Mỹ, Trụ Vũ, Tam Ích, Thái Luân…
Thật vậy, thành quả hòa bình ngày nay đến với dân tộc và vẹn toàn lãnh thổ không chỉ do vũ khí quân dụng, mà còn cần đến cuộc vận động hoà bình của người dân qua thi ca, âm nhạc, và hội hoạ. Nghệ thuật đã giúp cho chiến tranh kết thúc sớm và hạn chế sinh mạng, giúp cho nhân dân thấy được giá trị của hoà bình và nhu cầu tất yếu của hòa bình; người dân phải quyết định sinh mạng của dân tộc mình chứ không thể chỉ là vũ lực.
.......
Nguồn : http://www.gactholoc.com/c60/t60-211/nguyen-dac-xuan-voi-nhung-cong-trinh-quoc-gia.html
.
Nguyễn Dắc Xuân  là ai xem tại đây nè 
===> http://ghpgvntn-toiacphatgiaoanquang.blogspot.de/2010/01/o-te-nguyen-dac-xuan-tiep-tuc-choi-toi.html

***
" Tâm Ca" của Phạm Duy biến ra "Tâm Phẩn Ca" và những bản nhạc Phản Chiến vào thời VNCH .
***
(Trích đoạn từ trang web Phạm Duy) 
Viết về Tâm Phẫn Ca .
Mùa Xuân 1968 đến với biến cố Tết Mậu Thân. Chiến tranh vào thành phố, Cái chết được chúng tôi nhìn thấy tận mắt, sờ được bằng tay. Thế nhưng chúng tôi lại thản nhiên lạ thường trước xác người nằm trên vũng máu đào hay trên mảng máu khô. Nhà văn trẻ Lê Tất Ðiều viết trên báo: Tôi không còn thấy rung động hay sợ hãi trước xác người chết! Tôi soạn một bài hát có tính cách phẫn uất nhan đề TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ (Saigon-1968), khi in ra có đề tặng Lê Tất Ðiều.
Tôi vẫn gọi những bài hát dữ dội ra đời sau vụ Tết Mậu Thân như vậy là ''tâm ca'', nhưng bây giờ ngôn ngữ của nó không còn ngọt ngào mà đã trở nên phẫn nộ. Tâm phẫn ca, cũng còn được gọi là ''bài ca nổi giận'' (chanson en colère) lần lượt ra đời, phần nhiều là những bài thơ được phổ nhạc. Lý do là vì sau khi tâm ca và một vài bài tâm phẫn ca của tôi được phóng ra thì nó gây một tiếng vang trong đám thi sĩ và nhạc sĩ trẻ. Nhiều bài thơ chống chiến tranh được viết ra, ví dụ thơ của Thái Luân, Tâm Hằng, Luân Hoán v.v... và nhiều bản nhạc phản chiến được soạn ra, ví dụ những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, Miên Ðức Thắng v.v...

Tôi phổ nhạc những bài thơ như NHÂN DANH, BI HÀI KỊCH, ÐI VÀO QUÊ HƯƠNG... và gọi đó là những ''tâm phẫn ca''.

NHÂN DANH

Theo thơ Tâm Hằng ( Nguyễn Đắc Xuân ... Huế , Mậu Thân 1968 )
(Saigon - 1966)

Vì giữ mình tôi phải giết, phải giết
Giết một người, giết một người !
Xin nhân danh ngồi dưới mặt trời
Vì giữ mình tôi phải giết một người.
Vì gia đình tôi phải giết, phải giết
Giết mười người, giết mười người !
Xin nhân danh hạnh phúc lạc loài
Vì gia đình tôi phải giết mười người.
Vì xóm làng tôi phải giết, phải giết
Giết ngàn người, giết ngàn người !
Xin nhân danh ruộng đất hẹp hòi
Xin nhân danh ruộng đất hẹp hòi
Giết ngàn người.
Vì giống nòi, tôi phải giết, phải giết
Giết vạn người, giết vạn người !
Xin nhân danh Tổ Quốc đẹp ngời
Vì giống nòi, tôi phải giết vạn người.
Vì lý tưởng, tôi phải giết, phải giết
Giết triệu người, giết triệu người !
Xin nhân danh giải phóng loài người
Vì lý tưởng tôi phải giết triệu người.
Vì nhân loại tôi phải giết, phải giết
Giết trọn loài người, giết trọn loài người
Xin nhân danh đường lối hoà bình
Xin nhân danh đường lối hoà bình... giết luôn tôi !!!
.
http://phamduy.com/vi/am-nhac/chuong-khuc/tam-phan-ca/5287-viet-ve-tam-phan-ca
***
Clip xưa với bài Nhân Danh của Phạm Duy được cắt ra từ Youtube .
....
Phạm Duy tham gia cùng với Bill Crofut, Stephen Addiss và Peter Seeger trong chương trình về nhạc dân ca của Mĩ.
00:00 : Pete giới thiệu các khách mời của chương trình.
02:15 : Pete phỏng vấn Phạm Duy về đàn tranh.
03:55 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày bài "Trèo lên quán dốc" (Full Moon Fair Song).
05:52 : Pete hỏi Phạm Duy về bài hát; các bài hát được trình bày như thế nào và ở những nơi đâu ở Việt Nam.
08:30 : Phạm Duy giới thiệu và Steve Addiss trình bày bài Lý Con Sáo bằng đàn tranh.
13:18 : Phạm Duy giới thiệu và hát bài "Qua cầu gió bay" (Wind on the bridge). Phạm Duy nói về chủ đề chính trong hầu hết các bài dân ca Việt Nam.
15:48 : Phạm Duy trình bày cùng với Bill Crofut và Steve Addiss bài "Hò lơ", một bài ca lao động do ông sáng tác.
17:45 : Pete phỏng vấn những khách mời và hỏi về những bài dân ca mới.
19:26 : Phạm Duy và Steve Addiss trình bày bài "Người thương binh" (The wounded soldier) 
23:05 : Nói về Tâm phẫn ca (Protest song) và trình bày bài "Nhân danh" (On behalf).
26:34 : Trình bày bài "Nhân danh" bằng lời tiếng Anh (For my defense)
28:15 : Pete nói về những bài hát với các khách mời.
28:30 : Phạm Duy, Steve Addiss và Bill Crofut trình bày bài "Giọt mưa trên lá" (The rain on the leaves) với phần lời tiếng Việt và tiếng Anh.
34:16 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày phần lời Việt do ông viết cho bài Clementine.
©Historic Films Archive
Nguồn : ===> https://www.youtube.com/watch?v=4LGAN1HgDcE
*****
_____________________

Wiki tiếng Việt viết về tay Phản Chiến tranh Peter này ít thôi , nhưng cũng đủ hiểu hắn là ai ....còn muốn biết rỏ hơn thì xem wiki tiếng Anh ,Pháp ,Đức cho biết về hắn Thật hơn .
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
https://de.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
https://fr.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
https://en.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger



xem tiếp về Nhạc Phản Chiến quậy phá VNCH , lời tự thú có liên quan giửa Nguyễn Đắc Xuân và Phạm Duy .
Ròm trích đoạn đem về từ bên trang của Trần Quang Hải
" ... tôi đã được nhạc sĩ hun đúc cho cái hồn dân tộc và khát vọng thống nhất đất nước. Cái hồn đó, cái khát vọng đó đã thúc đẩy tôi làm thơ tranh đấu cho hòa bình thống nhất dân tộc và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc các bài Để lại cho em (Tâm ca số 5), Nhân danh, Chuyện hai người lính, các bài hát ấy dã được sinh viên Huế hát vang trên sân trường nầy. Rồi cũng từ cái hồn đó, cái khát vọng đó dẫn tôi vào các cuộc tranh đấu yêu nước ở các đô thị miền Nam và thoát ly đi theo kháng chiến trên núi rừng Trị Thiên để đi đến cùng lý tưởng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước vào 30 tháng tư năm 1975. Từ ấy, bài Tình Ca của Phạm Duy viết từ năm 1953 luôn reo vui hạnh phúc trong lòng tôi với những câu: "
...

Nhạc Phản Chiến vào thời trước 75 VNCH là gì như thế nào , Ròm xem bên Wiki viết như vầy nè :
Nhạc phản chiến là dòng nhạc được sáng tác ra nhằm bày tỏ thái độ phản đối, không tán thành chiến tranh từ phía nhạc sĩ, đôi khi là để ủng hộ chủ nghĩa hòa bì
nh. Sự không tán thành này có thể thể hiện qua những giai từ phê phán trực tiếp chiến tranh hay bày tỏ thái độ chán ghét chiến tranh, và cả những đồng cảm sẻ chia cùng những nạn nhân của chiến tranh.

Dòng nhạc phản chiến trong một số trường hợp có thể bị chính quyền cấm biểu diễn[1], và cũng không hiếm khi bị từ chối tại các kênh truyền hình, kênh âm nhạc độc lập[2].
Tại Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam tạo cảm hứng mạnh mẽ cho những tên tuổi lớn như Trịnh Công Sơn (với dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn), Phạm Duy ở miền Nam và Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên ở miền Bắc[5] (phong trào "tiếng hát át tiếng bom""để động viên tinh thần các chiến sĩ"[6]). Riêng về dòng nhạc phản chiến tại miền Nam có sự tham gia nổi bật của Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ,...

https://vi.wikipedia.org/.../Nh%E1%BA%A1c_ph%E1%BA%A3n...

Nhạc phản chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, không chỉ có các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa mà còn xuất hiện nhiều ca khúc phản chiến. Người tiêu biểu nhất cho pho
ng trào nhạc phản chiến này là Trịnh Công Sơn.

Bắt đầu từ khoảng năm 1966, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly đã chinh phục giới trẻ, đánh trúng tâm lý chán ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình. Năm 1968, sau sự kiên Tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn tung ra tập nhạc Kinh Việt Nam. Năm 1969, Trịnh Công Sơn cho ra tiếp tập Ta phải thấy mặt trời, rồi sau đó là Ca khúc da vàng. Với các ca khúc Nối vòng tay lớn, Bài ca dành cho những xác người, Gia tài của mẹ... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người ngừng chiến tranh, nêu lên một hình ảnh Việt Nam đau thương vì cuộc chiến.

Song song với nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, sau Tết Mậu Thân năm 1968, mầm mống chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu nảy nở ở các trường đại học tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã sáng tác các ca khúc như Hát từ cách đồng hoang, Lớn mãi không ngừng. Phong trào học sinh và sinh viên xuống đường xuất hiện cùng với Hát cho đồng bào tôi nghe, trong đó hai nhạc sĩ tiêu biểu là Trần Long Ẩn và Tôn Thất Lập. Năm 1971, một tập nhạc khác xuất hiện là Hát cùng đồng bào ta. Những bài hát xuống đường được giới sinh viên học sinh hát nhiều nhất lúc đó là: Sức mạnh nhân dân của Trương Quốc Khánh, Tình nghĩa Bắc Nam của Nguyễn Văn Sanh, Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân... Phạm Thế Mỹ cũng viết Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Thương quá Việt Nam.

Phạm Duy cũng sáng tác một số ca khúc phản đối cuộc chiến tranh Kỷ vật cho em, Chuyện hai người lính, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ, Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ, Tưởng như còn người yêu... Trong đó ca khúc Kỷ vật cho em phổ từ thơ Linh Phương trở nên rất nổi tiếng, được các danh ca của Sài Gòn khi đó như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly hát thường xuyên tại các phòng tra, vũ trường gây nên các tác động mạnh mẽ tới khán giả.

Lê Hựu Hà cũng là một người có nhiều sáng tác trong phong trào phản đối chiến tranh tiêu biểu là bài hát Hãy nhìn xuống chân...
https://vi.wikipedia.org/.../T%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1...


Hình xưa minh họa cho Việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956

$
0
0


Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956
Trong những năm làm việc tại Tòa Đô Chánh Saigon, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Saigon Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Saigon Đông (Saigon) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường thì ngập nước sau cơn mưa, đường thì có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường thì dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc lòng tên hơn 300 con đường.
Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như:
  • Boulevard Charner
  • Boulevard Galliéni
  • Boulevard Kitchener
  • Boulevard Norodom v.v
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho chính phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc dành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sàigòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi.
Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lý không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua “Trần Nhân Tôn” và Tướng “Trần Hưng Đạo”, người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường thì đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy còn thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ.
Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Phòng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Phòng Hoạ Đồ.
Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đã được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nhìn những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên gì và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ý sâu xa của tác giả.
Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với điạ thế, và các dinh thự đã có sẵn từ trước. Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khiá cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của mình, bởi vì ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rõ ràng là ông có ý ấy:
  • Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
  • Đường đi ngang qua Bộ Y Tế thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
  • Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, phải chăng vì đi ngang qua Pháp Đình Sàigòn. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công lý và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.
  • Đại lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sàigòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.
  • Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
  • Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.
  • Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
  • Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.
  • Bờ sông Sàigon được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông cổ, chống Nhà Nguyên cuả Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
  • Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ lòng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải tìm đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Saigon, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, thì quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.
  • Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.
  • Trường nữ trung học Gia Long lớn nhất Sài gòn thì, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút gì cho trường nữ trung học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đã đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng.
  • Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý, nhưng có lý hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ “Vành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa” mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp.
Ông Nhà Văn - Trưởng Phòng Họa Đồ quả là sâu sắc.
Rất tiếc là lúc vào làm việc thì Thuần Phong Ngô văn Phát đã về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Mãi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đã làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này.
_______________________________________
Tiểu sử nhà văn lấy từ nguồn:
*** Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Thuở nhỏ học ở Bạc Liêu, Sài Gòn, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ nữ tân văn, họa mười hai bài Thập thủ liên hoàn của Thương Tân Thị... Có lúc ông dạy Việt văn tại trường Pétrus ký Sài Gòn.
Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia - Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn.
Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ông mất trong năm 1983 tại Sài Gòn.
Tác phẩm:
  • Ngụ ngôn Việt Nam I, II (thơ)
  • Bức tranh vân cẩu (nt)
  • Bóng người qua (1928)
  • Giữa Đồng Tháp Mười.
  • Giọt lệ phòng đào (1929)
Và nhiều tác phẩm kịch, giảng luận văn chương Việt Nam.
Nguyễn văn Luân
FB Album Hình xưa minh họa cho thí dụ về cách đặt tên đường của Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát từ bài " Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956 "


Trở về Lăng Ông hồi xưa 1955 xem tóc ba chỏm

$
0
0
Trở về Lăng Ông hồi xưa 1955 xem tóc ba chỏm hehehe (phút 00:37 ) .
Anh nào của Ròm từng có tóc ba chỏm hồi bé tí teo giơ tay lên hehehe .
**
Vào phút 00:55 có một chị nhỏ áo dài nón lá .

****
Theo lời của các anh chị nhắc giùm thì tùy theo vùng miền có cách gọi khác nhau như là .
Miền Nam gọi để Dá ,miền Bắc gọi để Chỏm .
.
Thuần Nguyễn : Ba vá hay ba chỏm, chỉ khác nhau phương ngữ, còn hình thức giống nhau , túm tóc chừa lại trên đầu 
.
Dang Nguyen : Miền Nam gọi để Dá ,miền Bắc hỏi anh Pham Khanh Vien phải gọi để chỏm hong?. Có loại 3 dá ,có loại 1 dá trước mõ ác cho ấm đầu .
.
Pham Khanh Vien : Dạ ! Gọi là để chỏm anh, tôi cũng nghe như vậy thôi, cũng ít sử dụng, đọc sách hoặc văn nói của mấy nhà văn miền Bắc thường dùng:
Chúng tôi biết nhau, từ hồi để chỏm đến bây giờ .....đó anh Dang Nguyen .
.
Tuyết Lê Ông bà xưa tập tục hay dị đoan, con nít cạo đầu chừa ba miếng vá cho dễ nuôi .
.
Nguyễn Thanh Tùng : Đầu chừa 3 dá Miễn Dùa ..hihi
.
明 ミン : Em cũng gọi 3 dá Muỗn Dùa .
.

Hình xưa Tượng Ngàn Năm Thao Diễn Nghỉ.

$
0
0

Tượng người lính là chấm trắng trên đỉnh núi Hòn Khô - Quân Trường Đồng Đế.... thân tặng các anh Đồng Đế vài hình xưa .
NgocTho Ly Người làm tượng này là Nhạc sĩ Anh...(cũng là người mang chử A sáng lập ban AVT) khi chúng tôi những khóa mùa hè đỏ lửa, thì ông là Đại úy trưởng phòng CTCT của Quân Trường, ông cứ phàn nàn là sao chúng tôi ưa gọi tượng người lính là" Thằng Cù Lần "


Hoan Tran Ngoc Người thứ 4 từ trái sang còn lại một chân!





"Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ
Em nằm xõa tóc đợi chờ ai”
http://sb72.blogspot.com/.../anh-ung-ngan-nam-thao-dien...




Hôm nay thấy lại tấm hình chụp tương người lính của quân trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế đứng trên triền núi…


SB72.BLOGSPOT.COM


NgocTho Ly Đến giửa khóa học thì trung tướng Dư Quốc Đống về làm chỉ huy trưởng,nhờ vậy để tóc coi cho được,chớ không có hớt cua như thằng ngố, sáng thường phải chà láng, ông đi ngang hỏi làm gì vậy, nghe trả lời xong ông nói sao hỏng chà láng Hòn Khô luôn đi, SVSQ không được làm chuyện kỳ cục...he..he..từ đó khỏi thức sớm chà láng, nhưng mấy môn học rèn luyện can đảm như tuột núi,đi dây tử thần, phục kích xe...phải tăng cường...he..he...nghe xong huấn lệnh ,thằng nào cũng muốn xỉu....




Hình xưa Tượng Đài Cảnh Sát Quốc Gia VNCH - Ngã 6 Hồng Thập Tự

$
0
0
Tượng Đài Cảnh Sát Quốc Gia VNCH - Ngã 6 Hồng Thập Tự ,Phạm Viết Chánh ,Petrus Ký , Nguyễn Hoàng ,Hùng Vương và Lý Thái Tổ . 
Không biết tượng đài này từ lúc xây dựng tới lúc bị xử tử tồn tại được bao nhiêu năm ? 



















Thuần Nguyễn Tượng đài Cảnh Sát Quốc Gia VNCH , bùng binh Cộng Hòa , nay chỉ còn là một bệ cây xanh nằm trên tiểu đảo . Những con đường xưa nơi đây đã thay tên đổi họ : Hồng Thập Tự ( nay là Nguyễn Thị Minh Khai ) Cộng Hòa ( nay là Nguyễn Văn Cừ ) , Nguyễn Hoàng ( nay là Trần Phú ) chỉ còn ba tên xưa là Phạm Viết Chánh ,Lý Thái Tổ và Hùng Vương .

Hình xưa Gia Tài Của Mẹ và Tài Sản Của Cha không thể nào bỏ lại .

$
0
0
Gia Tài Của Mẹ và Tài Sản Của Cha không thể nào bỏ lại .














Phim xưa Vĩnh Long trước 1975.... nhớ thời Tiểu Học hồi còn nhí trước 75

$
0
0
Vĩnh Long trước 1975.... nhớ thời Tiểu Học hồi còn nhí trước 75 .... Ô Kià Con Cua.... 
hehehe nhớ hoài hổng quên hihi


Ninh Nguyen Những người lớn tuổi mê cải lương, nói tới Vĩnh Long thì nhớ vở " Tuyệt tình ca" với "ông cò quận 9"

Sang Vuong Học sinh tiểu học mặc áo trắng quần đen coi đẹp quá! Hồi đó các thầy cô giáo trông mô phạm lắm, thấy là nễ! Nhớ thời xa xưa và nhớ thầy cô của mình !!!

Lan Doan cử nhân ra trường dạy lớp 6 .Vì thế chúng tôi rất kính trọng .

Sài-gòn 1963 một đoạn clip "câm" hồi xưa

$
0
0
Sài-gòn 1963 một đoạn clip "câm" hồi xưa , nếu có nhạc nền nào hay hay thì xem thấy sống động hơn .Nhưng nếu xem clip mà tự mình cảm nhận rồi nghe ra được những âm thanh trong clip như là âm thanh của những chiếc xích lô máy ,xe lam , xe vespa ...... rồi những tiếng động ồn ào trên đường phố hồi thời xa xưa hồi đó ....thì tuyệt vời hơn là một bản nhạc nền thật là hay , phải không nè hehehehe 
*******
amateur (very) video of a ride in a motorcycle pedicab in Saigon 1963. In this type of cab the passenger IS the airbag( or crumple zone). ... Youtube clip của isplsi1032 https://www.youtube.com/watch?v=7p86JL4HTDE


Phim xưa Một thoáng Sài-Gòn hồi 1963 .

$
0
0
Một thoáng Sài-Gòn xưa hồi 63 .
Nhạc nền trong clip : 
Ngồi Tựa Mạn Thuyền - Hòa Tấu Đàn Bầu Phạm Đức Thành
https://youtu.be/f1E2gvSlG0c
****
Clip này chôm của KomadaVideos ....còn Komanda chôm của ai hổng biết à nha hehe ( https://www.youtube.com/watch?v=7UH8hZgJMFo )


Thuần Nguyễn Saigon của năm 1963 đẹp hơn Singapore nhiều nên có lẽ , người Saigon thời đó không nghĩ rằng 42 năm sau , một quan chức Cộng Sản lại muốn biến Saigon trở thành Singapore .Sự thụt lùi "lịch sử " một cách tê tái khiến chúng ta đau xót khi nhìn lại vẻ đẹp dịu dàng của một nơi từng là thủ đô . Những đường phố chính của khu trung tâm sầm uất nhưng trật tự . Không có khẩu hiệu hô hào Xanh và Sạch , bởi Saigon đẹp không cần khẩu hiệu . Và đẹp đến tận giờ , dù chỉ trong hoài niệm .



Những hình ảnh bình dân của Sài gòn hồi xưa trươc 75

$
0
0
Những hình ảnh bình dân của Sài gòn hồi xưa trươc 75 , thấy hình nào vừa ý vui vui chôm về chứ không biết năm nào từ nguồn , và cũng không để ý tới nguồn .Nói chung là hình thấy trên Gugồ chôm trực tiếp chứ không vào nguồn xem chú thích .
























DZÓN có nghĩa là gì trông câu "bắc kỳ dzón"

$
0
0
DZÓN có nghĩa là gì trông câu "bắc kỳ dzón" mà đám nhóc người Nam hồi xưa gọi chọc ghẹo đám nhóc người Bắc Di Cư , rồi xảy ra những trận chiến Nhóc Tì Nam Bắc .....kết cuộc của trận chiến là những Trận Đòn do Ba Má Thầy Cô ban cho cả 2 phía Nam và Bắc hehehehehehe 
Nếu nhớ không lầm thì chỉ có đám nhóc tì đực rựa chọc ghẹo với nhau thôi chứ các Chị Gái nhí hổng có chiến tranh như vậy phải hông ? 
(Chủ ý stt này là vui chứ hổng có kỳ thị phân biệt gì đâu nha hehehe)
**********






FB Ta Lien : Bắc kỳ " rốn " bị nói trại ra : backy từ thuở " chôn nhau ( nhau thai ) cắt rốn " , bắc kỳ gốc .
Hồi đó hay chọc nhau hát :
- Có rau muống không ăn đi , để nó làm chi .
Người nam kỳ không kỳ đâu , người bắc kỳ mới kỳ .
Phe kia đáp lại :
- Có giá sống không ăn đi , để đó làm chi .
Người bắc kỳ không kỳ đâu, người nam kỳ mới kỳ .
.
FB Thuần Nguyễn : Nhiều người giải nghĩa chữ " dón " mà theo họ là vón ...tui cũng chẳng thể biết " lịch sử " chữ vón nào trúng .Thành thử không thể giải thích ra đây theo " khuôn mẫu " mà họ đưa ra.Chỉ biết là hồi nhỏ, người Bắc di cư nào mà ăn ở không làm hài lòng người miền Nam thì bị xếp vào " tổ hợp " Bắc kỳ dón . Nhưng đó chỉ là cách nói chơi cho vui theo kiểu tếu táo miền Nam , chứ không phải là kỳ thị .Nếu như người Saigon nói riêng và người miền Nam nói chung thật sự kỳ thị khi gọi Bắc kỳ thì có lẽ sau 1975 , Bake không ào ào vào đây để nhận sự " miệt thị "đúng theo kiểu của họ, nghe nói Bắc kỳ thì nhảy đông đổng như ăn phải dép...râu .Tui nói thiệt , ai nói tui Nam kỳ , tui chẳng màng gì tới , vì Nam kỳ là Nam phần theo cách nói chia để trị của ngày trước , có chi đâu mà nhảy lên do "mặc cảm " thói quen ăn ở mất nết của mình 
.
.
***********
FB Dấu Chân Chim
Hồi nhỏ đi học, học sinh gốc di cư tụi tui bị chọc là "bắc kỳ rau muống "Đáp trả lại tụi tui kêu lại là ..."nam kỳ giá sống". Cũng vui ! Cũng chả chết thằng nào và cũng chẳng ai nghĩ như thế là kỳ thị hay khinh bỉ nhau cả.
Một hôm tui bị một thằng lớp trên kêu là "bắc kỳ dzón". Chả hiểu "bắc kỳ dzón" là gì, tui vội vã đi báo "đồng bọn", vừa nghe xong cả bọn ùa lên .."tẩn bỏ mẹ nó đi, nó chửi mình đấy", thế là hùng hổ kéo "biển người"đi tấn công kẻ dám chửi "bắc kỳ dzón". Bác cai già thấy đánh nhau vội kêu thầy xuống, tất cả chúng tôi bị điệu về văn phòng.
Nhứ cây roi mây, thầy hỏi chúng tôi "làm sao mà kéo nhau cả bầy đánh trò An (tên nạn nhân). Tôi lễ phép :
- Thưa thầy trò ấy chửi chúng con là "bắc kỳ dzón". (Xạo dễ sợ, có mình con mà dám khuếch đại lên "chúng con").
Quay sang An, thầy hỏi "Sao lại nói các trò này là "Bắc kỳ dzón". Quang lắc đầu ngoay ngoảy đáp "Dạ, con chỉ nghe mấy đứa khác kêu nên bắt chước kêu thôi".
Sau một hội giáo huấn về tình bạn hữu, nghĩa đệ huynh.......thầy quất cho mỗi thằng 2 roi về tội đánh nhau. "Nạn nhân" An cũng bị quất 1 roi về tội nói bạn là .....bắc kỳ dzón.
Chuyện xảy ra cách đây đúng nửa thế kỷ, tôi nhớ lại vì hôm trước thằng An từ Mỹ về hú tụi tui đến họp mặt. Lúc trà dư tửu hậu, tôi kể lại chuyện xưa và hỏi có ai biết ..."bắc kỳ dzón" là gì không, cả bọn đều ngớ người ra ....không biết...... không biết....... nhưng có nghe.
Dạy học về hưu được.... giang hồ phong cho chức "cụ giáo" rồi mà không biết "bắc kỳ dzón" là gì thì quê quá nên kể lại đây, anh chị em nào biết làm ơn giải thích cho nghe với.

Sài-gòn xưa một góc đường .

$
0
0
Hình xưa góc đường này Ròm thấy nhiếu lắm , nhưng chỉ chọn một số hình dính chùm với nhau đem về thôi 

Dang Nguyen Khu vực Đồng Khánh - Tổng Đốc Phương là một trong nhữngđiểm sầm uất nhứt của Chợ Lớn .









NGHĨA QUÂN , những chiến binh âm thầm giữ vững hậu phương

$
0
0


  Thương anh Nghĩa Quân


Phù hiu "BA MT GIÁP CÔNG " và phù hic ,khi chưa đ

  CÙ tui có dp gn quý anh em NQ khi làm vic CHI KHU .Bn có chng kiến tn mt ,mi thương ,thông cm cuc sng khiêm tn nhưng tinh thn chiến đu không thua bt c quân nhân cm súng nào .Vì lý do nào đó như gia cnh nên h tình nguyn gia nhp hàng ng ti Đa Phương ,gi an-ninh Xp trong đó có nhà Cha m ,V con các anh .Các anh là "đi tượng "gai mt ca đám du kích ,,,nên chúng tìm mi cách trit h .Các đơn v ln Hành Quân xong rút đi nhưng các anh NQ bám r giđt ,các anh biết mt ,thân nhân ,v con đám du kích đa phương hơn bt cđơn v nào ,vì có khi là bn t nh ,b d vô bưng . Tin thân NQ..ngược dòng thi gian là T V HƯƠNG THÔN ri đi thành DÂN V ( POPULAR FORCES ) lương (1960) Cù nh r =898 đng nhưng cũng nuôi sng v con ,lúc by gi Bo An & Dân V là lc lượng Bán Quân S thuc B Ni VĐến 12-5-1964 được nhp B Quc Phòng ,,đi danh xưng thành ĐA PHƯƠNG QUÂN& NGHĨA QUÂN . Anh em ĐPQ quyn li có tăng như ph cp Gia Đình ,thăng cp ..nhưng NQ chng được là bao ,vi t chc căn bn là TRung Đi ,có hun luyn t Tiu Đi Trưởng ,Trung Đi Trưởng và cao nht là Liên Trung Đi ,cũng có cp hiu nhưng thường h không mang rườm rà .Trong thi kỳ ĐÔN QUÂN ,các Trung Đi Trưởng có đơn xin nhp ĐPQ s mang cp Trung Sĩ theo quy chế hin hành ,Cũng như s phát trin CSQG ,các anh t nguyn chuyn sang cũng được trng dng . Bn đã tng thy nhng Tháp Canh ch 4 anh NQ đm trách ,chn đim trng yếu ca đch xâm nhp .Khi b tn công ,t th ,khó tiếp vin ban đêm ,ngi "công đn đ vin" nên ch có Pháo Binh là cu tinh .anh em lên tinh thn ,chưa chc có máy truyn tin liên lc nên ch tác x hù da đám du kích ,hiu qu không cao .May Trung Đi có 1 máy AN/PRC 10 hay 25 ,còn nh h thng Siêu Tn S ca X qua TR.5 và HT,1 nên vic ym trđy khó khăn .Bn có biết...các ch chp nhn sng bên chng ,ban đêm cùng canh gác ,lau giúp chng khu súng cá nhân ,nên cũng rành .khi đch tn công quý ch tiếp đn ,có khi ném lu đn ph chng ,Quý Chđược nhc đến là "NGƯỜI LÍNH KHÔNG S QUÂN" ,không hiếm quý ch"t thương" khg có lá c ph quan tài ,không có đng xu tin t . Trong s anh em NQ không hiếm là các quân nhân tng là Nhy Dù ,Thy Quân Lc Chiến ,Bit Đng Quân ...ch khác màu áo hoa ,nhưng lòng qu cm vn là mt . Khi chúng ta ca ngi các đi đơn v vi chiến công hin hách ,xin đng quên có nhng chiến binh âm thm gi vng hu phương mà quyn li khiêm nhường có khi bđch tuyên truyn chế nho dùng t mĩa mai làm chán nn tinh thn chiến đu .Cá nhân Cù rt trân trng quý anh NGHĨA QUÂN VNCH. Nhân ngày L TƠn nước M ,Cù xin dành đôi dòng nh các anh chiến sĩ NGHĨA QUÂN .

Một trong những bài “Nhà Binh ..kể chuyện Lính “ của FBDang Nguyen 
https://www.facebook.com/dang.nguye…
Dang NguyenCác Bạn ơi ...tui hát tuồng bụng ,loại kể chuyện mắt thấy tai nghe hay của chính bản thân +tí hiểu biết và tham khảo Tài Liệu chút it về thời gian .Không tránh khỏi sơ sót ,các bạn bổ túc dùm các khiếm khuyết để bạn trẻ có ý niệm thời VNCH ,.Cám Ơn .... Đã 3 lần "Đột Quỵ " bộ nhớ tệ lắm ,nhưng cố gắng tới đâu hay đó ,gọi là chút gì cho bạn trẻ biết ngày xưa anh,cha họ như thế ...khg hư cấu .


Ròm đã tng có post mt bài hình xưa v Nghĩa Quân vào năm 2013 . http://namrom64.blogspot.de/2013/06…

Vài link ngun bài viết vĐPQ&NQ VNCH .

Địa phương quân và Nghĩa quân(Danh xưng ban đầu làBảo an và Dân vệ),[1](tiếng Anh: Regional Forces and Popular Forces, Rough Puffs / PF's), hay Tiểu đoàn Địa phương quân (tiếng Anh: Regional Forces Battalion, RFB) là Lc lượng t v và chiến đu được vũ trang gn bng các đơn v Ch lc, trc thuc các Tiu khu (Tnh) ca Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hot đng khu vc ni, ngoi thành và nông thôn trong sut thi kỳ Chiến tranh Việt Nam.Thánh t: Bình Định VươngLê Lợi...
Dang Nguyen Tôi khg hoàn toàn tin Wikipedia và cả Google ,nhưng sàn lọc lại cũng có món dùng được . Đôi khi cả bài tràng giang đại hải ,vẹm chêm 1 câu tuyên truyền .Mình hỏng xaì câu đó chẳng hạn .Đốt Mía nào sâu thì bỏ .Nhưng đôi khi Bạn Trẻ khg biết đoạn Sâu ,đó là chiêu kiểu Nghị quyết 36 . 

NGƯỜI LÍNH ĐA PHƯƠNG QUÂN VÀ NGHĨA QUÂN TRONG NHNG NGÀY HP HI THÁNG 4-75 TI BÌNH THUN https://ongvove.wordpress.com/2009/…

Đa Phương Quân và Nghĩa Quân ca QLVNCH 
Bài nầy viết để vinh danh những “Anh Hùng Vô Danh” Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trong cuộc chiến 1954-1975, họ là những người chịu nhiều đau thương nhất, tổn thất cao nhất so với các binh chủng khác trong QLVNCH, đồng thời họ chịu nhiều sĩ nhục từ phiá Cộng sản.Vì chính CSVN xem họ là kẻ thù nguy hiểm nhất qua 2 câu vè tuyên truyền của VC thời đó :“Ngàn hai bắt được thì tha.Chín trăm bắt được đem ra chặt đầu”(1200 đồng là lương hàng tháng của quân dịch Chủ lực quân, 900 là lương của Dân Vệ/Nghĩa Quân)thực tế CSVN chỉ tuyên truyền vậy thôi, thời kỳ chiến tranh 1945-1975 chúng bắt được ai thì hầu hết đều bị thủ tiêu chớ làm gì có tha ai đâu. 

KIẾP TÙ (Tâm sự của người Lính Nghĩa Quân QL/VNCH) http://www.chienhuuoregon.com/quochan2015/?p=226

Trò chuyện với một người lính Nghĩa Quân 
........
À , tôi tên Nguyn Văn Ba, Trung Đi trưởng Nghĩa Quân, sáu mươi sáu tui. 
–Ngày 30/4/75 chú còn trong quân đi?
 – Ti ngày 6/5/75… 
– Nghĩa là chú vn cm súng sau 30/4/75? 
– Ti tôi vn chiến đu mc dù đã biết có lnh đu hàng. 
– Chú nghĩ gì v cuc chiến tranh VN? 
– Rt đơn gin : bên mình (VNCH) phi t v vì b bên kia ( VC) tn công. H buông súng là chết…. 
– Chú có th gii thích rõ hơn mt chút. 
– Ti nó đánh mình, phá hoi nhà ca đt nước mình, bn phn mình là phi chng trđ t v. Cũng ging như b cướp vào nhà, mình không mun v con b hi thì mình phi chng li. .......... https://nhatbaovanhoa.com/a4137/tro…


Nhn được mt còm k chuyn xưa v các ch v lính Nghĩa Quân ,tuy không b du tiếng Vit nhưng đc có th hiu được câu chuyn .Ròm có mt hình minh ha nhưng không biết có phi là Nhhĩa Quân hay không ?

FB Mitchell Nguyen : Thuong lam cac ban oi., dac biet la nhung nguoi vo cua Nghia-Quan,co nhung buoi trua da cung chong ngoi tren gat canh cung chong canh gat .Chac cung con nhieu quy vi con nho tran danh don Giong-Dinh toi khong nho thuoc Quan nao nhung thuoc Tinh Go-Cong,khi VC tan cong cac chi va cac con da cung chong chien dau cho den khi tat ca lop chet lop bi thuong va cuoi cung chi con 5 vo linh Nghia-Quan trong do co mot chi da thay chong dung may truyen tin lien-lac voi Phao-Binh ban yem tro va giu duoc don cho den 5 gio sang va cung tu tran danh nay ma trong Quan-Doi moi co danh tu de Tuyen Duong cho cac chi la nhung nguoi linh khong quan so do quy
vi.Neu toi nho khong lam thi duong nhu TT TRAN-VAN-HUONG co xuong den tan noi  khen thuong cho cac chi 


Dang Nguyen Dòng ch dưới hình Family member visit an ARVN soldier at the Trench / ch AR tôi đoán Army-Republic Là Quân Đi VN CNG HÒA Tm dch nguyên câu kiu ba trn ca tui nha :Thành viên Gia Đình nh anh Lính VNCH đến thăm ti chiến hào ..NQ tui nh chưa có Đi Liên M.60 .H Súng cng đng khg thy rào km gai là đóng quân Dã chiến (khg phi đn cđinh) Dây Ba chc ,nón st ,giày ..ba bi ,tay áo không phù hiu ...tôi nghĩ là ĐPQ (hít may vô áo ) NGHĨA QUÂN ch Anh là POPULAR Forces, ĐPQ= REGIONAL FORCES
Female member of Vietnamese Popular Forces (South Vietnamese village defense) unit carries ammunition box

Tom Nguyen Tình hình chiến s sau biến c Tết Mu Thân 68; t năm 1969,70 và gia năm 71; ti Vùng 3 CT, dưới quyn trách nhim ca Thiếu Tướng Nguyn Văn Hiếu, Tư Lnh SĐ 5 B Binh, v/v an ninh din đa ti 3 tnh, Bình Dương, Bình Long & Phước Long. Tướng Hiếu sau khi nhm chc, đã chiếu cđc bit ti các đơn v Nghĩa Quân (NQ) và Dân s chiến đu. Ông đc thúc, kin toàn vic t chc và h tr ti đa các lc lượng ti mi đa phương; cho đúng vi vai trò "nghĩa quân" (!) bo v xóm làng, nông thôn. trước mưu toan lén lút xâm nhp, đánh phá đ kim soát "giành dân, ln đt" ca VC ti min Nam, VNCH. --- Tướng Hiếu mun tn dng hiu lc sn có t các ĐĐ, Liên đi (!) Đa Phương quân (ĐPQ); Ông đt lòng tin vào kh năng chiến đu ca các ĐV ny, đ sn sàng h tr (thay thế) lc lượng B binh tác chiến cơđng. => Quan sát viên quân sđã đánh giá rt cao v kế hoch điu binh va k ca Thiếu Tướng Nguyn Văn Hiếu; Hđ chng, nếu phương din quân s không b t nn chính tr làm thay đi, đc bit ti vùng trách nhim ca SĐ 5 BB; Tướng Hiếu s là v Tư lnh đu tiên (!) đã lưu tâm đến kế hoch t chc quan trng v quân s: (1) Khai thác, nâng cao kh năng và trách nhim tác chiến ca L/L NQ ti mi đa phương! (2) S dng lc lượng ĐPQ nhưđơn v"Tr b" tiếp ng, tăng phái ti đa cho các Chi khu, các vùng, min hot đng! (nếu có nhng cuc đng đ mnh gia NQ vi Cng quân); (3) Kết qu s giúp Tướng Hiếu hoàn tr (hoc s dng ti thiu) đơn v tăng phái t trung ương, tc lc lượng Tng Tr B v B TTM QL VNCH! => Nếu v nào mun tham kho thêm, xin vào đc ti < GeneralHieu.com > ! Cheers!





Dang Nguyen Có thể ĐPQ ..họ ít khi may phù hiệu trên vai áo ,trừ khi ở quân tường.Giày Da cao cổ NQ chưa được cấp phát ,nhưng có thể "bắt giò bạn " mang lấy le .Nhìn Ba lô mang theo tui tin 80% ĐPQ dù còn xử dụng máy AN/PRC .10 .


Dang Nguyen Các anh NQ xả Long Điền thời chưa đổi Vũ khí ,còn dùng tiểu lên Thompson ,Carbine ..máy AN/PRC .10


“United States Marines and Vietnamese Popular Forces soldiers set up an ambush near a small

1970 U.S. 1st Marine Reg. with Vietnamese Popular Forces at Bich Baa
Tom Nguyen Không biết có phải là Bình-Ba hơm (?)







Marines inspecting South Vietnamese Popular Forces


Dang Nguyen Hình ảnh cuối cùng trong những ngày hấp hối tháng 4 /1975 của NQ /BÌNH THUẬN


Dang Nguyen Hình ảnh mang 2 dây đạn và mớ lựu đạn M26 của anh NQ.


Dang Nguyen Anh Tiểu Đội Trưởng NQ cầm khẩu M.79 (còn gọi Đại Bác cầm tay 40 ly)


Dang Nguyen Anh lính NQ đang giữ An Ninh cho đồng bào địa phương sinh hoạt


Dang Nguyen Tháp canh NQ giử cầu trên trục lộ Từ Mỹ Tho đến Căn Cứ Đông Tâm


Dang Nguyen Mưa nắng gánh chịu khg thua bất cứ đon vị nào của QLVNCH


ang Nguyen Chúng tôi biết Đồn NQ kiên cố ,
nên dám cho Pháo Binh bắn đầu đạn Nổ Cao (quen gọi xin cái Nôm) ,
khi ve chó tấn công biển người


Dang Nguyen Các anh NQ đang hành quân tuần tiểu .


Dang Nguyen Quý chị chẳng chịu thua ..Nữ NQ quận Bến Cát tuần tra

Lễ Kỷ Niệm 10 năm Ngày VN Chia Đôi Đất Nước

$
0
0
Lễ Kỷ Niệm 10 năm Ngày VN Chia Đôi Đất Nước tại Saigon 19-7-1964 ( clip xưa )

---Trước 1975, tại miền Nam ngày ký Hiệp định Genève chia đôi đất nước 20/7/1954 được gọi là "Ngày Quốc hận", tên này có khi cũng được dịch qua tiếng Anh là Day of National Grief - source: fold3.com (Theo lời chú thích của anh Mạnh Hải )


"Ngày Quốc hận"






































Viewing all 121 articles
Browse latest View live