December 4, 2017, 3:44 am
NgocTho Ly Đầu chợ Thái Bình chổ bùng binh rạp Khải Hoàn.Nguyen Van Duoc
Đường Phạm Ngũ Lão (sát bên chợ Thái Bình) có rạp Victorama (Panorama) .
Detu Tuquang
Rạp hát Quốc Tế thời 72 tới giải phóng,hết biết!
NgocTho Ly
nó là rạp Thái Bình, sau rạp Kim Châu có mây chiếu 35 ly Panorama (lúc đó quảng cáo là màn ảnh đại vĩ tuyến) , thì rạp này trang bị máy chiếu Tod-Ao 70 ly lần đầu tiên tại VN và phim này là Tora Tora (Hổ Hổ, mật lệnh tấn công Trân châu Cảng của máy bay Nhật).
NgocTho Ly : Tui thấy tên đường là Đồng Khánh,còn tên kia không thấy, tui nhớ trên đường Đồng Khánh chỉ có tại ngã ba này là chợ Phù Đổng Thiên Vương ,hình như đường này cũng tên PĐTV (giờ tên gì không biết)Thuần Nguyễn Sau năm 1975 , cậu em được cấp cho một ngôi nhà ngay trên đường PĐTV .Dường như nằm trên khúc trong hình .Em nhơ nó đối diện với chợ .Đường này ngày nay vẫn là Phù Đổng Thiên VươngLam Q Khai
Theo tui nhớ, hình như cái cột đèn nầy, không phải dẫn dây điện, mà là cột dây thép
Dang Nguyen Bà phía trái ..phải bán bánh tráng nướng ? đầu gióng sau như có lon giugoz và nồi đường non để kéo lên bánh trángTuyết Lê Dì bán bánh tráng kẹo và dì bán xôi người Bắc nên để cả cái chõ xôi vô gánh đi bán , người Nam thì dở xôi ra thau , có tấm mê đậy trên , tấm đan tròn bằng cọng bàng gọi là tấm mê .
Dang Nguyen Ông ngồi xe Honda 67 hỏng phải VN ?Lan Phuong Hà Dạ đúng gồi ổng họ hàng ví ông Hynos
Cuc-Hoa Le Nhớ mấy chùm nho treo ngày xưa, mỗi lần đi ngang nhìn muốn rớt con mắt.Tuyết Lê Chị có một stt viết về nhỏ bạn học lớp nhứt má nó bán trái cây chợ Saigon , ngày nào nó cũng mang theo chục trái nho Mỹ ngồi kế bên chị ăn , thèm rỏ dãi vì chưa biết trái nho ăn ra sao , có lần dụ nó bán lại 1$ 1 trái , nó ăn hoài ngán nên bán liền , nhờ vậy mới biết ăn nho Mỹ từ lúc đó đó CHL 😀Cuc-Hoa Le Tuyết Lê Kỷ niệm dễ thương quá hén chị. Nhà em thì chỉ tới Tết mới được ăn nho. Ba năm nào cũng mua một chùm nho đỏ để chưng trên dĩa trái cây. Ta nói nó hấp dẫn, nổi bật lên giữa mấy em cầu dừa đủ xoài.Dang Nguyen Mỹ cố vấn ,lâu lâu đem Nho Táo cho dân muốn lấy bao nhiêu tùy ,còn lính thì chở nguyên thùng chưa khui ,nên anh em có ăn .
Dang Nguyen Nam Ròm ghé mua dùm tui lọ Thảo Nam Sơn .Cong Viet Làm ơn mua dùm tôi lọ thuốc xức lác hiệu ông tiên ở thảo nam sơn nha hồi còn ở quân trường tôi hay bị lácLam Q Khai
Vừa xức lác, vừa nhảy vừa la, vừa thổi ...phù phù !
NgocTho Ly Tiệm này chỉ bán đồ hảng làm ra với gụ thuốc "Thảo Nam Sơn" ,còn muốn mua thuốc lác thì đi thẳng lên qua khỏi tiệm vàng Nguyễn thế Năng và Hằng Nga thì là nhà thuốc Bắc "Kim Huê" mới có bán, còn 42, nhứt dạ lục...dí dâm dương hoắc thì nói nhỏ với "phỏ-ky" , hong thôi thì chỉ nghe " hà,cái lày..hỏng piếc ..a.."
*****
↧
January 6, 2018, 11:25 am
Thương xá Tax được khởi công xây dựng Thật Sự từ năm nào ? vào năm 1880 theo Wiki , những bài viết tài liệu theo tiếng Việt từ bao lâu nay thấy được qua mạng Gugồ khi tìm tài liệu bài viết Hay Là được khởi công xây dựng vào năm 1924 theo tài liệu của Pháp mà FB J. ThanhHa Nguyễn Võ tìm thấy được .....mời xem để biết .******************************
4.1.2018 J. ThanhHa Nguyễn Võ
Tóm tắt sơ lược theo dòng thời gian:
-từ năm 1860 tới năm 1887 đại lộ Charner là một con kinh/kênh (canal)-từ năm 1887 trở đi, con kinh được cho lấp lại do người Pháp có ý định muốn phát triển Sài Gòn, thủ đô của nam phần (Cochinchine)-1918 : Liên đoàn thương mại Đông Dương và Châu Phi được thành lập.-Annales coloniales 17.6.1921: cho biết Liên đoàn đã mua miếng đất ở Saigon hồi năm ngoái và có ý định sẽ mở một trung tâm thương mại lớn cở như cái ở Hà nội mà họ đã sở hưũ.-Annales coloniales 11.7.1922: cho biết có ý định hợp tác với :* la société des nouvelles galeries,*la société des magasins modernes.*la société coloniale des grands magasins.
- Tờ nhật trình L'Echo Annamite số 143, ra ngày 25 tháng 11 năm 1924 có đăng bản tin thương xá sẽ được khánh thành ngày mai có nghĩa là 26.11.1924.-Annales coloniales 12.6.1925 : cho biết đã cho khánh thành một cách thành công trung tâm thương mại ở Saigon vào cuối tháng 11 năm ngoái, sau hai năm rưỡi tiến hành xây cất.Người đọc biết thêm rằng, trong năm 1924 họ dự trù sẽ kiếm được 30 tới 40 triêụ cho 34 chi nhánh. Kết quả họ kiếm được 104 triêụ!! Trung tâm ở Saigon chỉ trong năm đầu tiên đã có đủ lời để tự trang trãi chi phí!- Tại sao có thông tin 1880? thông tin này từ đâu ra?*vn express ngày 28.2.2017trích : "Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Đức Hiệp trong cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người đưa ra một giả thiết khác về thời điểm xuất hiện thương xá Tax.Theo nhiều tư liệu tiếng Pháp tìm được ở Thư viện Quốc gia Pháp cho biết tòa nhà (GMC) chỉ có từ năm 1924 và thời điểm khánh thành là ngày 26/11/1924. Ông Tim Doling, nhà nghiên cứu về lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn cho biết, thông tin sai lầm này là do công ty Société Coloniale des Grands Magasins sở hữu GMC không biết rõ quá khứ và không giữ các hồ sơ của mình đã đưa ra thông tin sai là tòa nhà thương xá GMC, ở số 135 Boulevard Charner, đã có từ năm 1880." hết trích .
*Nếu từ 1860 - 1887 là một canal (con kinh) thì.lấy đâu ra 1880 xây GMC (thương xá Tax) ? Em sẽ kiếm thêm thông tin về bảng đồ quy hoạch SaiGon vào khoảng thời gian đó (1860-1887) Theo em nghỉ, có thể tại vì đền Ấn độ Chetty (cũng là chổ đổi tiền) có mặt từ năm 1880, và người Ấn cũng là một trong những người đài thọ phần lớn kinh phí phát triển SG những năm đó.--------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thương xá Tax đã có từ năm nào?Qua Google, thông tin mà em đọc được từ một trang web tây là vào ngày 26 tháng 11 năm 1924.
Nhưng cũng từ Google, một số trang web từ Việt Nam lại cho ra thông tin là thương xá đã có từ năm 1880. (wikipédia chẳng hạn)Cũng vì thắc mắc về cái năm xây thương xá TAX là 1880 cho nên em đã đi kiếm thông tin. Em đi kiếm một hồi thì thấy những cái hình này, có thể tạm gọi là bằng chứng. Nhưng em vẫn thấy không đủ nên đã kiếm thêm tin tức về hãng GMC, em nghỉ đâu đó sẽ có vì là hãng lớn hồi xưa, thế nào cũng để lại dấu vết.Thương xá Tax, nguyên thủy có tên là Les Grands Magasins de Charner (GMC) nằm ở địa chỉ 135 Boulevard de Charner.
Theo những gì em đọc được thì từ năm 1860 tới năm 1887 Boulevard Charner, đại lộ Charner là một con kinh/ kênh (canal).
từ năm 1887 trở đi, con kinh được cho lấp lại do người Pháp có ý định muốn phát triển Sài Gòn, thủ đô của nam phần (Cochinchine)
Trong hình ghi là, tu bổ đại lộ Charner, một bước tiến của thế kỷ 20 (XXe siècle)
*theo cuốn Saigon năm xưa của Vương Hồng Sển, trang 91, thì " trước tòa Đô Chánh hiện nay thì thuở ấy có con kinh nhỏ, trên có xây một cái cống, gọi cống " Cầu Dầu vì cả xóm chuyên môn bán dầu phọng để ăn và để thắp đèn. Con kinh này, tây đến thì lấp đi, thay vào con đường Charner cũ, hồi đó cũng gọi là "Đường Kinh Lấp "
trong hình con kinh/kênh đã được lấp laị, nhưng vẫn còn để lại một khúc kinh/kênh ( chổ cầu thang đi xuống)
Đaị lộ Charner, nhìn thẳng là toà Đô Chánh (Hôtel de Ville)
Tuy có hình, nhưng trên hình không có ghi ngày tháng, vậy làm sao biết là thương xá Tax (GMC cũ) được xây từ năm nào? Và ai làm ??Có một trang web có tên là- Les Entreprises coloniales- trong đó họ sưu tầm lại hết những tin tức của các hãng xưởng được thành lập dưới thời pháp thuộc bao gồm lịch sử thành lập, tên tuổi những người đứng đầu, các cổ đông, lý do sập tiệm và nếu đã đổi tên thì là tên gì vv.
-1918 công ty nghiên cưú và thương mại Maroc được sát nhập vào liên đoàn thương mại Đông Dương và trở thành Liên đoàn thương mại Đông Dương và Phi Châu (LUCIA). Chính Liên đoàn này đã mua đất và cho xây cất thương xá Tax, lúc đó có tên là GMC.Les grands magasins de Charner.
Liên đoàn cho biết đã mua miếng đất ở Saigon năm ngoái (có nghĩa là 1920). Và họ muốn xây một cái thương xá lớn như cái của họ đã có ở Hà nội
Dự tính của liên đoàn thương mại Đông Dương và Châu Phi là liên kết với các công ty khác như công ty SFNGR -Société des Nouvelles Galeries, công ty Magmod Société des Magasins modernes, và công ty Société coloniale des Grands Magasins. (tạm dịch công ty các cửa hàng bách hoá thuộc địa) . Công ty sau cùng này là một công ty lớn với tiền vốn sẵn có là 12 triệu .Liên đoàn cho biết, đã đưa 3.569.033 fr.góp vào, cùng với những toà nhà chung cư cuả liên đoàn, đất đai mà liên đoàn sở hưũ cùng với dụng cụ thiết bị, và tiền vốn của thương xá ở Hà nội.
Liên đoàn cho biết đã cho khánh thành một cách thành công trung tâm thương mại ở Saigon vào cuối tháng 11 năm ngoái, sau hai năm rưỡi tiến hành xây cất.Người đọc biết thêm rằng, trong năm 1924 họ dự trù sẽ kiếm được 30 tới 40 triêụ cho 34 chi nhánh. Kết quả họ kiếm được 104 triêụ!! Thương xá GMC, Saigon chỉ trong năm đầu tiên đã có đủ lời để tự trang trãi chi phí!Tờ nhật trình L'Echo Annamite số 143, ra ngày 25 tháng 11 năm 1924 có đăng bản tin thương xá sẽ khánh thành ngày mai có nghĩa là ngày 26.11.1924
Một vài thông tin bên lề
ETHNIQUE.COLONIES.COCHINCHINE.TYPES DE CHETTYS.BANQUIERS INDIENS.INDIAN BANKERS.- mấy người Ấn chuyên môn cho vay nè.....
cuốn hướng dẩn du lịch ( guide) Saigon này được phát hành năm 1906 với giá bán là 20 cent thời đó.
Cuốn guide có 23 tờ, bán 0.20 cents, ông kéo xe è lưng è cổ ra kéo, một giờ có 0.25 cents trong tiếng đầu, cộng thêm 0.10 cent đề pa!!, vé xe tramway chạy bằng hơi nước Saigon- Chợ lớn vé HẠNG NHẤT chỉ có 0.10 cent , đọc mà nổi quạu! Họ nói dân Ấn độ đa phần CÓ HỌC THỨC , ĐÁNG TIN CẬY HƠN DÂN VIỆT (plus instruits, plus sûrs que les Annamites en général ) !!! Họ cũng nói là đa phần dân Ấn độ làm việc trong những ngành được tin tưởng như thương mại, hành chánh cảnh sát vv...!!!
Xe pousse-pousse là xe kéo chứ hong phải xe xích lô nha !!!================================================
sources/nguồn tham khảo:écrits:http://saigon-vietnam.fr/saigon_fr5.phphttp://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm-LUCIA http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/LUCIA.pdfphotos:http://www.historicvietnam.com/graham-greenes-saigon-revisited/nguồn lấy từ BNF, thư viện quốc gia pháp:-Echo Annamite . http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k7554142x/f1.image.r=%22Inauguration%20des%20Grands%20Magasins%20Charner%22.langFR-guide Saigon 1906http://gallica.bnf.fr/.../bpt6k57906393/f4.image.r=charner
******************
Chân thành cám ơn anh Danh Nguyễn, sp Dang Nguyen, anh Pham Khanh Vien, anh thỏ NgocTho_Ly
4.1.2018 J. ThanhHa Nguyễn Võ
******************
Nguồn FB : https://www.facebook.com/notes/j-thanhha-
↧
↧
January 13, 2018, 9:57 am
Gom về vài hình xưa về cây cầu của Huế 1968 , hể nhìn thấy là nhận biết ra được Tết Mậu Thân 1968 .
↧
January 27, 2018, 8:42 am
"Để trả lời một câu hỏi?"Có lần mình đã gặp một anh người Bắc , nói năng nho nhả cũng thuộc dạng trí thức, anh đã hỏi mình một câu như vầy:“Em người miền nam sống ở Saigon từ nhỏ , anh hỏi thật em trả lời đúng sự thật với suy nghĩ của người Saigon nhé. Tại sao cũng là người Bắc, nhưng Bắc 54 di cư vô miền Nam , tới giải phóng là 21 năm. Anh vô miền nam năm 75 đến giờ là 42 năm gấp đôi dân 54.Thế nhưng tại sao người SàiGòn. Lại coi Bắc 54 là một phần của họ gặp nhau tay bắt mặt mừng như ruột thịt, anh để ý riêng bản thân anh thôi nha. Có thân lắm có vui lắm dân SàiGòn vẫn luôn mang một khoảng cách khi tiếp xúc với anh, nếu họ biết anh đến với Sài Gòn năm 75”.Trời một câu hỏi khó cho thí sinh à nha.Em trả lời thật anh đừng giận em nói. Tách riêng 2 phần chính trị và văn hoá nghệ thuật ra đi ha.Phần chính trị, thật ra khi giải phóng vô em mới có gần 15 tuổi thôi về quan điểm thắng, thua em chưa đủ trình độ nhận xét.Nhưng nếu nói về cuộc sống của thời trước, và thời sau 75 khác nhau nhiều lắm sướng khổ rỏ rệt. Má em chỉ là công chức nhỏ của tổng nha kiều lộ, bây giờ mấy anh gọi là cầu đường đó, nhưng hồi nhỏ em rất sướng đi học toàn trường dòng, em không biết ngoài Bắc, anh có không chứ thời đó mà học nội trú là mắc lắm đó, nhà em không giàu, cậu đi lính ngụy, dì và ông ngoại đều dân Kiều lộ, nhưng sống rất thanh thản, mặc dầu lúc đó chiến tranh tràn lan, khắp nơi.Thời đó người Bắc di cư vô Nam, thường sống từng vùng do chánh phủ chỉ định, rồi từ từ lan ra, người miền Nam học được người Hà Nội nhiều điều: Cần kiệm, lễ giáo, nếp sống thanh lịch quý phái và tri thức.Người miền Bắc vô Nam học được của người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung: Sự giản dị, chân thật, tốt bụng, phóng khoáng. Không câu nệ bắt bẻ, hay khó khăn.Và cả hai miền học được của miền Trung cái chịu thương chịu khó. Cái đùm bọc tình đồng hương.Cả ba miền hoà nhập với nhau, ảnh hưởng nhau lúc nào không hay… Hồi đó em đi học gặp mấy đứa bạn Bắc Kỳ rốn vẫn hay chọc tụi nó là bắc kỳ con bỏ vô lớn kêu chít chít mà tụi nó cũng không giận, chọc lại em mày nam kỳ ga guộng bắt con cá gô bỏ dô gổ kêu gột gột, rồi lại khoác tay nhau chơi bình thường, trẻ con thì như vậy người lớn gặp nhau ba miền chung bàn nhậu là dô đi anh hai mình, là tay bắt mặt mừng. Em nói dài dòng để cho anh hiểu rõ hơn vì sao Bắc 54 trở thành người miền Nam.Chưa kể đến cái tình nha anh. Tình đồng đội khi chiến đấu chung. Ngoài anh chắc gọi đồng chí, trong đây em nói quen tiếng dân Sai gòn xưa, lúc chiến tranh mà đi lính thì cũng phải đi chung cả ba miền gặp nhau giữa lúc thập tử nhất sinh thân nhau là chuyện bình thường, đó là lính, còn người dân giữa cái tang tác đau thương chạy loạn lạc chết chóc hầu như từ mũi Cà Mau đến sông Bến Hải nơi nào không có. Từ đó người ta thương yêu nhau và không ai nghĩ miền nào là miền nào. Người ta gọi đó là tình đồng bào, tình quân dân cá nước nói theo kiểu miền Nam của em.Đó là nói hơi thiên về chính chị chính em đó nha.Bây giờ bàn hơi sâu văn hoá nghệ thuật thời đó nha.Em nói với anh ngay từ đầu rồi nhé. Lúc đó em chỉ mới 15 tuổi làm sau đủ tư cách phê bình văn học. Em chỉ kể cho anh nghe theo cái hiểu biết nhỏ bé của em thôi.Người miền Bắc 54 vô miền Nam đem theo được gì nhỉ? Người thì chắc cũng không có của cải gì nhiều rồi, đi giống như đi vượt biên mà có gì ! Sao anh cười ? Em nói thiệt mà, nhưng có một di sản khổng lồ. Mà người miền Bắc 54 đã đem cho miền Nam, đó là văn hoá, nghệ thuật. Nếu xét kỷ nhà văn thời đó của người Nam bộ vẫn ít hơn người Trung và Bắc.Những tác phẩm giá trị, từ dịch thuật đến thơ văn hầu như tác giả người Hà Nội, người Huế, Đà Nẵng, Saigon, v...v… toàn những tác phẩm để đời...Em xin lỗi giải phóng 42 năm rồi, nhưng nếu ai có hỏi em đã đọc được cuốn sách nào để lại ấn tượng trong em chưa.... Xin chào thua giận em, em chịu, vì có đọc đâu mà nhớ. Chả có gì cho em ấn tượng, chắc một phần do em dốt anh ạ nên không hiểu nổi văn học thời này thôi.Nói đến nghệ thuật. Cái này thì em thích ca thích hát nên hơi rành một chút. Chắc anh không ít thì nhiều cũng phải có nghe Khánh Ly, hay Sĩ Phú, Duy Trác, Tuấn Ngọc… những người con Hà Nội, hát trước 75. Nói về văn học có thể anh không biết chứ hát hò anh phải biết sơ thôi.Vâng Hà Nội 36 phố phường để lại cho người miền Nam nhiều ca khúc để đời của Phạm Duy, chắc anh không biết bài Việt Nam, Việt Nam, bài Tình ca, Con đường cái quan của bác ấy ? Em nói nhiều về Pham Duy vì đúng là dân Hà Nội 45 đó anh.Oh, anh biết nhiều về Phạm Duy, như vậy chắc anh cũng biết rõ những nghệ sĩ nổi tiếng trước 75, đến bây giờ vẫn ăn khách, những người ca sĩ mà anh biết không, cái thời ngăn sông cấm chợ, muốn được nghe phải thức canh đài BBC hay đài Voa vừa nghe vừa khóc vì quá xúc động. Đó là lý do tại sao ca sĩ Hải ngoại khi về nước người ta đi đón rân trời, một cái vé có khi nữa tháng lương người ta vẫn cắn răng để nghe cho bằng được thần tượng của mình hát.Đó là ca sĩ Hà Nội còn trong Nam hay ngoài Huế cũng rất nhiều ca sĩ nổi tiếng kiểu Chế Linh, Nhật Trường, Duy Khánh v..v..Em xin lỗi anh nhé. Có thể ca sĩ ngày xưa người ta hát không cần phải là học trường lớp thanh nhạc như cái cô Thanh Lam gì ngoài Bắc của anh bây giờ đâu, nhưng vẫn đi vào lòng người nghe mãi không quên, còn cô ấy học cao quá diva đi viếc gì đó, nói thiệt anh đừng cười em lạc hậu với thời cuộc quá anh ạ. Nhờ cái chuyện cổ chửi ca sĩ miền nam thất học dư luận ồn ào quá em mới để ý chứ thiệt tình bình thường em mà biết cô này…. em chết liền đó anh, chưa từng nghe giọng hát này bao giờ.Thì đó nhờ những tác phẩm giá trị của văn học nghệ thuật, những nhạc sĩ, ca sĩ, kịch sĩ đều có sự đóng góp của Huế, Saigon, Hà Nội … đã đưa ba miền Nam Trung Bắc, gần nhau hơn hoà quyện lại với nhau thành một.Cám ơn anh chịu khó nghe em phân tích một cách dài dòng xoay quanh câu hỏi của anh. Vì đây là lần đầu tiên em được nghe một câu hỏi rất thật của một người Bắc vào trong Nam .... năm 1975.Thế cho nên em cũng trả lời rất thật lý do vì sao Bắc 54 lại là dân miền Nam dầu chỉ mới sống với nhau có 21 năm.Và dân Bắc 75 dầu sống trong Nam đến 42 năm vẫn mãi mãi là.... người Bắc chứ không thể nào là người Hà Nội của dân miền Nam xưa…Với một ít kiến thức nhỏ nhoi, một ít kinh nghiệm sống từng trải qua những thăng trầm của đất nước. Em xin các cô bác, anh chị đã, đang và sắp đọc những giòng tự sự này một lời xin lỗi nếu như em có viết sai một ít chi tiết nào đó các bậc cao nhân, tiền bối làm ơn bỏ qua cho kẻ hậu bối này.Câu trả lời mơ hồ của em chắc chưa đủ sức thuyết phục cho anh bạn miền Bắc của chúng ta hiểu rõ hơn, nhưng sức người có hạn, em nói với tầm hiểu biết của em hạn hẹp bao nhiêu đấy thôi.Xin chỉ giáo thêm ạ.VÔ DANH (nguồn FB Dương Bá Đương :https://www.facebook.com/ )và https://www.facebook.com/notes/Nam Ròm
↧
January 27, 2018, 8:59 am
Người Yêu “Trâu Điên”(Tác giả NgocAnh Truong )
Cư xá đêm mưa , ngày, tháng, năm 197…Anh Trâu Điên yêu dấuKhi viết năm chữ nầy, trái tim em đập những nhịp bất thường, ngón tay cầm viết cũng run rẫy.Nhà trên rất yên lặng, chỉ còn mình em ngồi đây. Bàn học với một ngọn đèn neon tỏa màu xanh dịu dàng. Trước mặt em là tấm hình đen trắng nằm trên mặt giấy trắng tinh của cuốn nhựt ký nhỏ, in rõ từng đường nét một người lính đứng oai dũng. Chiếc nón sắt bao lưới ngụy trang gắn đầy lá cây, bộ đồ lính rằn ri mang nét hoa rừng. Treo lủng lẳng trên dây lưng trái lựu đạn, ba lô đeo vai rất lớn nhìn thấy được dù hình chụp từ phía trước, một tay cầm cây súng dài, tay áo sắn lên rất cao, để lộ cánh tay to, gân guốc rắn rỏi, đôi giày sauts cao ống mà em nhớ rất rõ hôm ba chụp tấm hình nầy dính đầy bụi đất màu nâu đỏ, chứng tỏ những Trâu Điên mới từ vùng cao rừng núi về thành phố .Anh Trâu Điên biết mà, tấm hình nầy chính tay ba em đã chụp cho anh, rửa ra giấy Kodak từ phòng tối chỗ làm của ba, phòng Giảo nghiệm Tổng Nha Cảnh Sát Quốc gia, vào năm Mậu thân khói lửa đen ngút làm ãm đạm cả bầu trời Saigon.Em nhớ rất rõ buổi sáng sớm đó, đất trời còn u u một ngày đầu năm Mậu thân , những ngày còn Tết , nhưng không khí nhuốm mùi chiến tranh , một cái Tết hãi hùng của dân thủ đô Saigon vốn an lành. Gia đình em đã chạy tản cư qua nhà bà ý Út gần chợ Bến Thành mấy hôm trước đó, vừa mới trở về Phú Lâm.Em nhớ , khi đoàn lính bước những bước chân mạnh dạn trên con đường ngang qua trước cửa nhà em, giấc sáng sớm trong khu cư xá Phú Lâm A thì cả nhà em đều đã thức. Ba mở cửa, thấy đòan lính đi ngang, vội trở vô nhà, sửa sọan cái máy ảnh rồi trở ra, chạy theo đoàn quân đang tiến bước, với đầy đủ vủ khí như một chuẩn bị đánh nhau. Em sợ sệt, đứng trong nhà nhìn hé qua cửa sổ thấy Ba đi theo và chụp hình . Ngày hôm sau thì ba mang hình về nhà , trãi từng tấm hình đã chụp lên bàn ăn. Em đứng kế bên ba ngó theo.Tự nhiên Ba cầm một tấm hình nhỏ, ngắm nghía, rồi đưa cho em , nói:-“Hình nầy đẹp quá, muốn giữ hông con"” .Em cầm lên, nhìn thấy …anh .Tấm hình ba khen đẹp quá, em đã ép trong cuốn nhựt ký nhỏ, dấu kín, giữ cho riêng em mà thôi. Những ngày sau đó, đoàn quân lá rừng còn đóng quân trong cư xá, hể rảnh rỗi giây phút nào, là anh tới nhà em, ngồi nói chuyện với Ba. Một già, một trẻ, coi tương đắc lắm. Sau đó, em nghe Ba nói với Má:- “Đó là Tiểu đoàn 2 , Thủy Quân Lục Chiến , Trâu Điên, đánh giặc giỏi lắm đó mình”.Hai chữ “Trâu Điên” nghe rất lạ. Cho nên lần nào anh tới nhà, em cũng chú ý nhìn huy hiệu trên tay áo , ngực áo trận của anh , để thấy hình Trâu điên đó.Anh không biết em đâu, là vì lúc đó em còn nhỏ lắm, chỉ là một cô gáiù rất nhỏ, luôn thắt hai bính tóc thả phía trước, đang học trường Gia Long năm đệ lục. Những lần anh tới thăm ba, em luôn thập thò bên trong, nhìn anh, người lính trong tấm hình ba đã cho em.Rồi một ngày, Ba nói với Má:- “ Trâu Điên đi rồi , chắc yên rồi đó mình”.Lúc đó là tháng hai, sau Tết ta có mấy ngày thôi.Cư xá tự nhiên thấy buồn bã, lạnh tanh và thiếu vắng. Không biết những Trâu điên đã đi đâu". Những ngày Tết trôi qua, trong lo sợ khi những tin tức xấu đưa lại từ những cuộc tấn công Huế, Nha Trang , rồi Saigon . Tin tức rất xấu cho biết nhiều người đã bị chôn sống, bị bắt đi mất tích ở Huế, ngay tại thủ đô, không khí Tết đã mất dạng. Trường Gia Long chưa mở cửa lại cả tháng tiếp theo sau Tết, nên em vẫn còn ở nhà suốt thời gian những cuộc tấn công của cộâng sản vô thành phố đã bị dẹp tan nhưng để lại nhiều đổ nát và khăn tang.Sau ngày “biết Trâu Điên”, em thường đọc báo của ba, để tìm Trâu Điên ở đâu trên bước chinh chiến" . Trước đó em có bao giờ để ý tới tin chiến sự.Em thường lấy hình anh ra coi sau mỗi lần đọc báo đó, lòng luôn nhớ anh.Anh Trâu Điên.Tháng năm năm Mậu thân nầy, việt cộng lại tấn công thủ đô lần thứ hai.Lần nầy, chúng đã đặt bộ chỉ huy ngay tại cư xá Phú Lâm A trong một căn biệt thự chúng đã chiếm đóng. Vài ngày trước đó hỗn loạn lắm. Mấy chị em leo lên gát , trèo lên nóc nhà ngồi để nhìn thấy khói lửa bốc lên đâu miệt Chợ Lớn. Ba lấy máy ảnh, chụp hình khói lửa, và hình mấy chị em đang ngồi trên nóc nhà , ba chỉ tay nói máy bay trực thăng đang bắn rockets .Buổi sáng hôm đó, sớm lắm, đã nghe tiếng hỗn loạn kinh hoàng , việt cộng trong xóm nhà lá bắn đùng đùng nhiều tiếng súng nổ, người chạy, lửa cháy. Ba chỉ kịp chụp cái máy quay phim, máy chụp hình đeo lên cổ, kêu má thu dọn chút đồ, đưa tụi em ra trú đở ở nhà Thờ Cha Hoàng, rồi ba hối hả chạy vô xóm trong để chụp hình. Máy phóng thanh đâu đó không biết đang kêu gọi dân tản cư . Trực thăng bay quần quần trên bầu trời cư xá nhiều lắm.Anh Trâu Điên, lúc đó anh đang ở đâu"Tụi em chạy qua Nhà Thờ cùng với rất đông dân chạy giặc cả cư xá lẫn xóm nhà lá phía trong. Giữa những tiếng rêu réo nhau rất kinh hoãng của cả dân cư xá tản cư , thì Ba em lại lo mặc cái áo giáp, chuẩn bị máy chụp hình, mang theo cả máy quay phim, chạy ngược hướng, đi vô chỗ việt cộng đang đặt bộ chỉ huy. Ngồi trước sân nhà Thờ , hai chị em run rẫy lo sợ cho ba.Anh Trâu Điên ơi.Buổi sáng hãi hùng đó, em chưa kịp nhìn rõ mặt Ba. Em phải ngừng viết, vì nước mắt em đã tuôn tràn không thở được.Buổi sáng hãi hùng đó không có đoàn quân Trâu Điên, Ba em đã đi luôn.Không, Ba có trở về nhà anh Trâu Điên ơi, bằng thể xác còn nóng hổi, máu còn chảy tràn ra linh láng, thấm ướt hết áo quần em. Hai chị em yếu đuối đã vác xác Ba về.Ba chết vì hai viên đạn bắn xuyên người, hai cánh tay bị trói ngoặc ra sau. Máy chụp hình máy quay phim đều mất theo với mạng sống của Ba em.Sau những ngày đó, gia đình đã chôn cất ba , mấy bác trên Tổng Nha CSQG đã giúp đở lo liệu rất nhiều.Em luôn nghĩ tới anh trong lo sợ sau cái chết của Ba.Có khi em oán trách, sao Trâu Điên không tới cứu dân lành như Trâu Điên đã tới lúc chúng nó tấn công Saigon lần thứ nhứt """ Em tức tối . Ba em hiền quá, tại sao chúng giết Ba" Ba chụp hình, chỉ để cho con cháu biết thãm họa chiến tranh.Trong ngày ba em bị thảm sát, đoàn lính Biệt Động Quân tới chiến đấu anh dũng và giữ an dân trong thành phố. Nhưng Ba em thì đã chết!Chúng bắt và giết Ba vì cho rằng ba là phóng viên chiến trường. Những tên việt cộng bận quân phục chính qui Bắc Việt màu vàng, mặt mày non nớt đó hầu hết đều đã chết ở mặt trận Chợ Lớn.Em nghĩ, Ba em sẽ tha thứ cho họ.Anh Trâu Điên .Anh đã trở lại cư xá Phú Lâm thăm Ba vào mấy tháng sau, gần cuối năm Thân, trong một kỳ Tiểu đoàn 2 về hậu cứ dưỡng quân. Hôm đó, em có mặt ở nhà. Anh bước vô nhà em, tươi cười như một người thân trong gia đình.Má em khóc, chỉ hình Ba trên bàn thờ.Em nhớ, mắt anh tối sầm, sững sờ.Anh đốt nén nhang cắm lên bàn thờ ba em, vái thật lâu như thì thầm với Ba. Anh đã ngồi lại, nói chuyện với má rất lâu, rất nhiều. Đứa cháu nhỏ của em bò trên sàn nhà chơi, thỉnh thỏang ngước khuôn mặt bầu bỉnh thiên thần nhìn người lớn. Anh nhìn theo thằng nhỏ, nói:-“Con nít sướng quá, đôi mắt nó trong veo chưa thấy gì hết “ !Má em hỏi :-“Chừng nào cháu lấy vợ "“Nghe anh nói:-“ Cháu đi lính mới biết mạng sống người lính như chỉ mành trong lửa đạn, cháu đâu dám lấy vợ, khổ cho người ta” .Má hỏi thăm và nghe anh nói hai trận Mậu Thân tiểu đoàn Trâu Điên hy sinh nhiều, dù sau đó đã nhận được Bảo Quốc Huân Chương.Em vẫn lấp ló bên trong, không dám ra chào, mặc dù em nhìn thấy anh hằng ngày trên tấm hình Ba đã cho em. Em chưa một lần nói chuyện với anh, nhưng quen thuộc lắm anh Trâu Điên. Nhìn anh, em lại nhớ Ba em.Anh Trâu Điên ơi,Anh không hề biết có một cô gái nhỏ đã mang hình ảnh của anh hiên ngang trong tâm tưỡng, đã theo dõi anh, từng bước quân hành trên báo chí . Tim em thót đau mỗi khi biết được Trâu Điên đang chiến đấu trên trận địa nào, chiến công hào hùng bao nhiêu, mất mát bao nhiêu. Em đã chảy nước mắt , thầm cầu mong cho anh không biết sống chết ra sao" Cầu anh linh Ba theo phù hộ các anh TQLC Trâu Điên .Mỗi lần đọc tin chiến sự, em thấy mình già thêm biết bao nhiêu. Những lần đó, em đều lấy tấm hình anh ra nhìn, nhìn mãi, theo em cả trong giấc ngủ hình ảnh anh Trâu Điên với lá rừng trên nón sắt.Lá thư nầy em đã viết mà không bao giờ gởi, vì em đâu biết anh Trâu Điên đang ở nơi nào, trên mảnh đất chiến tranh đầy thống khổ của dân tộc Việt Nam mình.Em viết lá thư nầy, như một nhu cầu yêu thương dành cho anh Trâu Điên, người bạn trẻ của Ba, Hình ảnh Ba và anh Trâu Điên luôn gắn liền nhau, trong lòng em. Em giữ lá thư không gởi trong cuốn nhựt ký nầy.Cầu chúc cho anh mọi sự bình anGhi chú của người viếtTấm hình Trâu Điên yêu dấu đã theo cô gái suốt bảy năm dài.Như một định mệnh rất tàn khốc, tấm hình anh Trâu Điên đã ở lại VN vào một ngày cuối tháng tư, năm 75 khi cô gái chạy trốn khỏi nước cùng má và các em. Lá thư nầy ép trong cuốn nhựt ký đã mất cùng với tấm hình trên đường lưu lạc. Nay viết lại trong chập chùng luyến nhớ và gởi tới KBC Hải Ngoại trong thời gian kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH tháng sáu, và ngày TQLC Cọp Biển, Cọp Rừng họp mặt nhau tháng bảy, với lòng mong mõi người anh Trâu Điên nay vẫn còn sống sót đâu đó sau cơn hồng thủy tơi bời, biết rằng trên mặt đất nầy, vẫn còn có một người luôn nhớ tới anh Trâu Điên ngày xưa.Cô gái Phú Lâm A Chợ Lớn Saigon Mậu Thân 1968.Bài này của chị NgọcAnh Trương , rinh về từ https://vietbao.com/a102235/nguoi-yeu-trau-dien cùng với một vài hình ảnh của chị Tím (FB NgocAnh Truong ) gởi cho Ròm .
****
Bài này Ròm post bên FB Nam Ròm .
https://www.facebook.com/notes/ Nam Ròm
↧
↧
January 27, 2018, 9:10 am
Clip xưa này Ròm chôm của tụi Youtube việt cộng ( "VTV go" gì đó ) đoạn đầu nói tiếng Anh không hiểu nhưng đại khái biết chuyện gì xảy ra , đoạn sau tụi việt cộng thé thé nói nghe không lọt lổ tai hehehe
Ròm nhớ hồi nhỏ trước 75 ở Vũng Tàu có đốt pháo vào những ngày Tết .Nhưng theo mạng Net và lời kể thì sau khi việt cộng lợi dụng tiếng pháo để tấn công tàn sát dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968 thì miền Nam không được đốt pháo giao thừa nửa . Nếu đúng như vậy thì Vũng Tàu quê của Ròm hồi xưa hổng giử đúng luật cấm đốt pháo và hình như gđ Ròm cũng đâu có bị cảnh sát phạt hay nhắc nhở về luật cấm này .." ...Pháo bị cấm ở Miền Nam kể từ sau Tết Mậu Thân 1968, khi Cộng sản lợi dụng người dân vui xuân để tổng tấn công Miền Nam, dùng tiếng súng át đi tiếng pháo vui. Sau năm 1975, dân Việt Nam được đốt pháo trở lại cho đến năm 1994 thì lại bị cấm ... " ( trích đoạn từ bài đăng của SBTN ) *****Theo như vậy thì hồi trước 75 có luật Cấm Đốt Pháo ,nhưng vẩn có Đốt Pháo vào ngày Tết .***FB Dang Nguyen : ...... . Tiếng Pháo miền Nam ngày xưa trước 1968 thường là VUI MỪNG như Đón Xuân(Tết Nguyên Đán) Rước Dâu ,Cúng Đình rước Sắc Thần.,Khánh thành ,.Khai Trương v..v hầu như thiếu Pháo trong ngày trọng đại là mất Vui . Lợi dụng tiếng Pháo đã xãy ra Tết Mậu Thân như các Bạn biết ,Sau những năm kế tiếp 1969=Kỷ Dậu ,70=Canh Tuất...đến 1975 đều Cấm Đốt Pháo ba ngày TẾT .Trong Quân Đội Cấm dùng súng thay tiếng Pháo đón Giao Thừa ,Mừng Xuân .Tình trạng THIẾT QUÂN LUẬT (Martial Law) được ban lệnh khi cần thiết vì tình hình AN NINH QUỐC GIA . Thật ra ..chúng tôi là Quân Nhân phân biệt dể dàng Tiếng Pháo và Tiếng Súng .Thậm chí tiếng nổ của từng loại súng để nhận định của ta hay địch .
.
FB Chien Ngoc Phung : Từ 1964 cấm đốt pháo vào dịp Tết đến năm 1968 cho đốt pháo vì năm này cả hai bên đồng ý hưu chiến 3 ngày con trước đó chỉ có VNCH đơn phương hưu chiến. và các đơn vị QĐ được xả trại trong các cơ quan quân đội và cảnh sát chỉ còn những người trực. Chính vì thế năm 1968 lượng pháo đốt rất nhiều nên khi tụi súc vật đã tính toán trước sự lơi lỏng của miền Nam nên lúc tấn công tiếng súng nổ bà con cứ tưởng tiếng pháo. Từ đó về sau không còn từ Hưu Chiến nữa.
↧
January 27, 2018, 9:47 am
Khởi đầu gom chôm hình xưa SAIGON trước Tết Mậu Thân 1968 với hình này .SAIGON trước Tết Mậu Thân 1968 - Rạp Nguyễn Văn Hảo đường Trần Hưng Đạo - Photo by Ed Sizer The Nguyen Van Hao movie theater on Tran Hung Dao street just before Tet Offensive 1968
68thahc.com/Photos_Old_04/Sit_001.jpg****Nguồn hình mà Ròm chôm về phần nhiều là của anh Mạnh Hải , còn lại là của Gugồ , thấy gì lấy nấy không dò nguồn .
↧
January 28, 2018, 12:51 am
Hình ảnh Báo Chí Xưa đăng tin về Tết Mậu Thân 1968 .****Lục tìm xem coi trên báo xưa đã viết hay đăng tin về Tết Mậu Thân 1968 như thế nào .Hình ảnh báo chí xưa của Ta của việt cộng cũng như Tây Âu Mỹ ....báo gì cũng được ,miển sao có là được rồi hehehe ***FB J. ThanhHa Nguyễn Võ : báo Thụy sĩ (Neuchâtel 1.2.1968) có đăng vụ đánh bom tòa đại sứ Mỹ ở Saigon, phủ tổng thống và phi trường TSN cộng với một số trụ sở hành chánh khác..Báo Bắc cộng đăng : Mỹ và Tay Sai trắng trợn phá hoại ngày tết của nhân dân ta ..Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ..... .Khai quật các hầm chôn tập thể ở Huế .Tất cả đều bị đập bể đầu bằng cán cuốc rồi lấp vội dưới đất
+++++
↧
January 28, 2018, 1:10 am
Mậu Thân 1968 ,Trẻ Con Sài Gòn đã như thế nào khi việt cộng tràn vào , mời các anh chị xem để nhớ và các bạn trẻ của Ròm xem để biết .***Những hình ảnh này tính ra cho tới năm nay Mậu Tuất 2018 thì cũng đã đúng nửa thế kỷ . Các anh chị nhóc nhỏ trong hình nay đã trên 50 tuổi , có thể đã là ông ngoại bà nội hết rồi . Nếu nhìn thấy những hình ảnh này ,họ sẽ thấy mình ở trong đó và nhớ lại hồi đó đã như thế nào . Nếu họ kể cho con cháu của họ nghe những gì họ đã mắt thấy tai nghe cùng với những hình ảnh xưa thì may ra con cháu của họ , thế hệ sau của họ tuy đang sống dưới chế độ cộng sản ....biết được sự thật bộ mặt của việt cộng đối với dân miền Nam VNCH nói chung dân Sài Gòn nói riêng đã như thế nào .***FB Thuần Nguyễn : Saigon Têt Mậu Thân 30-1-1968 .Buổi sáng , mấy chị em nhà chị đi du Xuân còn rất vui vẻ , bình an . Đêm mồng 1, nghe tiếng đì đùng cứ ngỡ là tiếng pháo . Thời gian này , nhà chị ở Gò Vấp , nằm ngay trục đường đi qua Xóm Thơm , đi vào cửa ngõ Bộ TTM, đi qua thành lính ngã ba Cây Thị , ngã năm Bình Hòa . Ký ức của một đứa trẻ tiểu học đậm nỗi kinh hoàng , khi ba thông báo : VC tấn công .Có thể chị trạc tuổi của bé gái cõng em , và cũng có thể lớn hơn .Nhưng để nhớ về những ngày Tết đẫm máu và nước mắt, thì có lẽ trẻ con sẽ ...già hơn tuổi của chúng .Chị vẫn nhớ nhà ba má trở thành nơi tạm cư cho ít nhất 6 gia đình từ thành Cổ Loa kéo xuống , họ ngang qua nhà, thấy có lính đóng , biết an toàn nên xin tá túc .6 gia đình và rất nhiều tốp lính thuộc các binh chủng khác nhau : Địa phương quân, nghĩa quân , Delta Trâu điên TQLC ...Buổi tối , nền nhạc Exodus thê thiết bên cạnh phóng sự truyền hình .Đêm về phập phồng khi nghe tiếng đạn ình ình bên tai . Hỏa châu sáng rực và đạn từ trực thăng lia xuống tạo thành những vệt đỏ vắt ngang nền trời đen như mực . Chị nhớ như vậy , và nhớ nhất là những anh lính Trâu Điên khi rời nhà chị để tăng cường cho đơn vị khác , đã mãi mãi ra đi , không bao giờ còn quay trở lại .......Còn nhiều câu chuyện mà các anh chị friend của Ròm còn nhớ được về Tết Mậu Thân 68 , viết trong còm kể chuyện xưa . Mời các bạn đọc còm nghe kể chuyện về Sự Thật hồi đó như thế nào để biết thêm .( Theo nguồn FB Nam Ròm : https://www.facebook.com/namrom64/posts/792526884274650.Hình ảnh thấy được trên mạng Net về " Trẻ Con Sài Gòn vào năm 1968 " , từ những ngày tết cho tới tháng 6 - 1968 thì nhiều lắm , nhưng Ròm chỉ post đại khái một mớ hình tượng trưng để xem mà thôi .Hình ảnh chôm về từ trang của anh Mạnh Hải : Thời gian của hình là từ đầu năm tết cho tới khảng tháng 6 -1968 http://www.flickriver.com/photos/tetoffensive/
↧
↧
January 28, 2018, 1:27 am
Mậu Thân 1968 , đồng bào Đô Thành Sài Gòn đã tạm Tản Cư , Di Tản về những khu vực nào để tránh sự tàn sát của việt cộng khi tràn vào Thủ Đô của Việt Nam Cộng Hòa ? Vài hình ảnh về Tản Cư hồi 1968 ****FB Van Nguyen : Tôi nhớ ngày đó , đồng bào chạy giặc trú tạm trong trường Bà Triểu , Hùng Vương ,Hồng Bàng gần nhà thương Chợ Rẩy - khu vực đó trên nóc nhà dân + BV đều vẽ chữ Thập trên nóc ,đó là khu cấm thả bom , rất an toàn , người dân nơi đó không phải di tản .Nhớ đâu nói đó - Tết Mậu Thân 1968 , dọc theo đường Trần Hoàng Quân mổi cây dầu có 1 tên việt cộng (vc) đứng , cầm súng đeo băng đỏ trên cánh tay , lúc đó không ai được ra đường .Sau vài ngày , xác vc nằm la liệt ngoài đường .Xe cứu thương chạy 24/24 mổi xe chở thương binh + xác chết (1 xe chia làm 2 từng ,cho 4 người )...thật là khủng khiếp - Vài ngày sau , tối đến , vc ra đường chặt cây dầu chận ngang đường xe chạy , sáng binh sĩ VNCH ra dọn dẹp .Những hình ảnh tang thương làm ám ảnh tôi suốt đời ...FB NgocAnh Truong : Ở Phú Lâm A có ngôi nhà thờ lớn, lúc đó máy bay trực thăng bay quần quần trên trời máy phóng thanh phát xuống kêu gọi dân chúng tản cư vào nhà thờ trú ẩn. Trong nhà thờ đông nghẹt người dân lương cũng như giáo. Mình không nhớ người trong nhà thờ có vẻ chữ thập màu đỏ trên nóc hay không nhưng rất tin tưởng trú trong nhà thờ thì sẽ không bị dội bôm hay rocket...FB Lan Nguyen : Năm Mậu Thân nhà mình 3 đợt đi lánh nạn . Lúc đó nhà ở khu Trường đua Phú Thọ là nơi cửa ngõ vào Thành phố Saigon do cs phần đông là dân Củ Chi Bà Quẹo nó vào bằng lối Phú Thọ Hòa rất nhanh nên nhà phải tản cư hết cả khu đó.Lần1 chạy vào nhà thương Chợ Rẫy, lần 2 chạy tới chùa Bà ở Nguyễn Trãi và lần cuối cùng chạy vào chung cư Phú Thọ kế Viện Bài Lao vì Mẹ tôi và đa số mọi người đều nghĩ là nhà thương và chùa chiền thì bọn họ sẽ tha cho .
↧
January 28, 2018, 7:53 am
Mậu Thân 1968 , Quân Lực VNCH bảo vệ đồng bào đô thành Sài Gòn như thế nào xem hình xưa để nhớ và để biết .****Ròm chọn ra được 6 chục hình màu bên trang của anh Mạnh Hải cho tiểu đề "Quân lực VNCH bảo vệ Sài Gòn Mậu Thân 68"
Theo nguồn album bên FB của Nam Ròm :
https://www.facebook.com/namrom64/
↧
January 28, 2018, 8:14 am
Mậu Thân 1968 , Sài Gòn bị việt cộng tàn phá như thế nào , xem để thấy để biết việt cộng pháo kích vào đâu ,để tàn phá hủy hoại những gì của đồng bào Đô Thành Sài Gòn .
Thử nghĩ , nếu đồng bào thủ đô Sài Gòn không kịp tản cư lánh nạn tạm tránh việt cộng và được Quân Lực VNCH bảo vệ thì dưới những đống gạch nhà cửa bị việt cộng pháo kích vô tàn phá sẽ đã có bao nhiêu xác của đồng bào Sài Gòn xưa .+++++Hình xưa trọn ra từ trang của anh Mạnh Hải , tổng cộng khoảng 6 mươi hình xưa .
Nguồn album từ FB của Nam Ròm :
https://www.facebook.com/namrom64/
↧
January 28, 2018, 8:23 am
Mậu Thân 1968 , việt cộng đã xử dụng những loại vũ khí nào để hủy hoại và tàn sát đồng bào đô thành Sài Gòn xem hình xưa để nhớ và để biết .Vài hình ảnh xưa về vủ khí của việt cộng xử dụng hồi 1968 bị Quân Lực VNCH tịch thâu .Theo hình xưa thấy được 3 nguồn vũ khí giết hại đồng bào miền Nam VNCH là của Trung Cộng , Đông Đức và Liên Xô . Ròm không biết còn những quốc gia khối cộng sản nào khác cung cấp vũ khí cho bắc cộng nửa hay không .***Hình chọn rồi rinh về từ trang của anh Mạnh Hải và post trên FB của Nam Ròm :
https://www.facebook.com/namrom64/posts/796678083859530
↧
↧
January 28, 2018, 8:40 am
Mậu Thân 1968 , những tên việt cộng khủng bố tàn sát đồng bào Sài Gòn đã bị bắt như thế nào xem hình xưa để nhớ và để biết .Ròm chỉ rinh về vài hình xưa về những tên khủng bố bị bắt mà thôi .tuy rằng có nhiều hình ảnh chết chóc ,những hình ảnh đồng bào Sài Gòn bị tàn sát giết chết như thế nào . cũng như của tụi khủng bố nhưng Ròm không muốn post lên vì thấy quá nặng nề .**** Vài hình chọn ra từ bên trang của anh Mạnh Hải đem về post lên FB của Nam Ròm :https://www.facebook.com/namrom64/posts/797063653820973
++++++++++++++++++++++++
Qua một loạt bài post hình xưa về Mậu Thân 68 xem để thấy và để biết , thì thử hỏi thằng việt cộng khủng bố tàn sát đồng bào vô tội luôn cả trẻ thơ cũng không chừa như thằng này , khi bị bắt thì có đáng để tướng Loan xử tử tại chổ hay không ?FB Tuyết Lê : Tên này đã giết hết cả gia đình một vị SQ gồm 7 người : cha mẹ vợ chồng và 3 đứa con còn nhỏ , khi sự căm hận lên tới đỉnh điểm thì không một ai có thể dằn lòng khi đứng trước tên sát nhân khát máu với cây súng trên tay . Và Tướng Loan đã làm như thế !
↧
January 28, 2018, 8:50 am
Sau Mậu Thân 1968 , Tái Thiết và Xây Dựng cho đồng bào thủ đô Sài Gòn , sau sự tàn phá của việt cộng xem hình xưa để nhớ và để biết .Hình ảnh xưa về xây dựng những chung cư tại thủ đô Sài Gòn sau Mậu Thân 68 .Tiểu đề Cuối Cùng cho chủ đề về Mậu Thân 68 .****Hình xưa chọn ra từ trang của anh Mạnh hải rinh về post trên FB của Nam Ròm :https://www.facebook.com/namrom64/posts/797492390444766
↧
January 28, 2018, 10:58 am
Nhìn hình ảnh xưa để nhớ lại miền Nam VN CH
Những hình ảnh Ròm đã chôm được trên mạng ,đem về đây để làm tài liệu ,tư liệu và chia sẽ cho các bạn .
Cái mục lục này Ròm đề ba tạo ra vào ngày 2 tháng 9, 2012,rồi theo thời gian thêm vào những gì Ròm tìm được gom về
(Click vô đề tài để xem Entry hình ) Hình ảnh mới tìm được gom về ở trên hết với màu khác bài post cũ cuối.===> (Thay đổi và thêm vào mục lục mới vào ngày 28-01-2018)
-
- Sau Mậu Thân 1968 , Tái Thiết và Xây Dựng cho đồng...
- Mậu Thân 1968 , tù binh việt cộng khủng bố tàn sát...
- Mậu Thân 1968 , việt cộng đã xử dụng những loại vũ...
- Mậu Thân 1968 , Đô Thành Sài Gòn bị việt cộng tàn ...
- Mậu Thân 1968 , Quân Lực VNCH bảo vệ đồng bào đô t...
- Mậu Thân 68 . Đồng bào Đô Thành Sài Gòn Tản Cư trá...
- Mậu Thân 1968 ,Trẻ Con Sài Gòn đã như thế nào khi ...
- Mậu Thân 1968 .Hình ảnh Báo Chí Xưa đăng tin
- Trước Tết Mậu Thân vài tuần - SAIGON Jan 1968
- Cấm Đốt Pháo sau Tết Mậu Thân 1968 .
- Mậu Thân 68 có Người Yêu “Trâu Điên”
- Tại sao người SàiGòn lại coi Bắc 54 là một phần củ...
- Tại sao cứ hể tới mùa Tết Ta là lại nhớ Huế , Mậu ...
- Thương xá Tax đã có từ năm nào? (hình ảnh tài liệu...
- Hình xưa chụp gần , nhìn thấy sống động
- Lễ Kỷ Niệm 10 năm Ngày VN Chia Đôi Đất Nước
- NGHĨA QUÂN , những chiến binh âm thầm giữ vững hậu...
- Sài-gòn xưa một góc đường .
- DZÓN có nghĩa là gì trông câu "bắc kỳ dzón"
- Những hình ảnh bình dân của Sài gòn hồi xưa trươc ...
- Phim xưa Một thoáng Sài-Gòn hồi 1963 .
- Sài-gòn 1963 một đoạn clip "câm" hồi xưa
- Phim xưa Vĩnh Long trước 1975.... nhớ thời Tiểu Họ...
- Hình xưa Gia Tài Của Mẹ và Tài Sản Của Cha không t...
- Hình xưa Tượng Đài Cảnh Sát Quốc Gia VNCH - Ngã 6...
- Hình xưa Tượng Ngàn Năm Thao Diễn Nghỉ.
- Trở về Lăng Ông hồi xưa 1955 xem tóc ba chỏm
- Hình xưa minh họa cho Việc đặt tên đường phố Sàigò...
- Phim Xưa : Phạm Duy 1966 hát nhạc Phản Chiến
- Dạo phố Đô Thành Sài Gòn với hình xưa trước 75
- Bản đồ xưa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biển Nam...
- Clip xưa chợ Trương Minh Giảng .Sài Gòn 1971
- Bộ sưu tập hình ảnh về VN "In Memories of Pre-1975...
- Hình xưa Tân Sơn Nhứt Phi Cảng của Đô Thành Sài Gò...
- Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết...
- Vũng Tàu xưa ,Chùa Tịnh Độ khóm Xóm Mới và những t...
- Thư viết tay của "cựu" Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu...
- Mũi Cà Mau còn đó , Ải Nam Quan đâu rồi ,Tìm hoài ...
- Tượng Đài tại Sài Gòn Xưa hồi trước 75
- Nhóc tì xưa vào một thời trước 75
- Nụ cười xưa , những nụ cười vào một thời trước 75
- Hình xưa Sinh Viên Y Khoa VNCH và lời thề Hippocra...
- Xe kéo thời Pháp tới xe Lam thời Cộng Hòa
- Trẻ em bụi đời trước 75 nói Tiếng Bồi
- Hồi Ức Một Đời Người - Mục lục bài viết của a...
- Hình xưa Công Viên Đống Đa trước tòa Đô Chánh của ...
- Sài gòn bình yên , Thôn quê loạn lạc ....cắp sách ...
- Diễn văn của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào nă...
- Hiìh xưa Cầu và Chợ Thị Nghè , Sài Gòn trước 75 .
- Phim xưa Sài Gòn tháng 10 -1957
- Phụ nữ miền Nam hồi xưa 1957 đã từng tham gia đua ...
- Cuộc đua xe "Scooter"đầu tiên của miền Nam VNCH 1...
- Hàng rong xưa vài món ăn chơi trước 75
- Nữ Quân Nhân VNCH hiện nay ra sao ?
- Rạp Văn Cầm (đường Võ Di Nguy, khu Phú Nhuận ) Sài...
- Vũ trường Maxim's vào một thời của Sài Gòn Xưa trư...
- Bánh mỳ pa tê Hương Lan trước cổng Bưu Điện Sài Gò...
- Nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur) Sài Gòn ...
- Xe hơi thời cổ trên đường phố Sài Gòn Xưa trước 75...
- Tân Định Sài Gòn Xưa , Nữ Sinh trường tư thục Huỳn...
- Hình xưa Đà Lạt , Phong cảnh thiên nhiên trước 75...
- Hình xưa Đà Lạt trải nhựa đường trước 75 .
- Hình xưa Vũng Tàu trước 75 , cùng một góc độ khác ...
- Hình xưa Xe VESPA của một thời trước 75
- Hình xưa Phú Yên trước 75 và và Trận Vũng Rô ... x...
- Ống Loa là ống gì ....xem để biết hehehe
- Trước 75 , miền Nam VN có bắn pháo hoa hay không ?...
- Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồ...
- Hình xưa Sài Gòn Đông Dương thời Pháp .
- Hình xưa : Sài Gòn có bến Chương Dương, Có Dinh Độ...
- Tại sao phụ nữ miền Nam xưa thường ngồi xe một bên...
- Hình xưa Tuần Báo Thằng Bờm 1970 , Vài Mẩu Thêu E...
- Hình xưa Trẻ Con Hàng Xóm vào một thời trước 75
- Hình xưa Bản Đồ Đô Thành Sài Gòn trước 75
- Tên đường Sài Gòn xưa
- Hình xưa "Nạn Kẹt Xe hơi " tại Sài Gòn trước 75
- Hình xưa Rạch Giá của một thời trước 75 vài hình x...
- Miền quê trong miền Nam hồi xưa trước 75 .
- Hình xưa trong Chợ Vũng Tàu trước 75
- Tìm lại khu Chợ Vũng Tàu Xưa qua hình ảnh trước 75...
- Dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam (...
- Tại sao dân miền Nam kêu Bệnh Viện là Nhà Thương ?...
- 3 rạp chiếu bóng của Vũng Tàu Xưa trước 75 .
- Hình xưa Áo Bà Ba của một thời trước 75 (Bến Tre v...
- Hình xưa Khách Sạn Ca Ra Ven (Caravelle Hotel) Sài...
- Mưa ngập Sài Gòn trước 75 , vài hình xưa ...
- Hình xưa Đồng Hồ Sở Thú Sài Gòn trước 75
- Hình và clip xưa Ngã Sáu Phù Đổng , Sài Gòn trước ...
- Hình xưa ...Cháo Đậu Đen của một thời trước 75
- Hình xưa Mỹ Tho trước 75 (phần cuối )
- Hình xưa Mỹ Tho trước 75 (phần 1 ...còn tiếp)
- Hình xưa Chợ Mỹ Tho trước 75
- Xem để biết Người Cày Có Ruộng , Cải cách điền địa...
- Hình xưa ngả tư Nguyễn Huệ / Lê Lợi , cái Bồn Kèn ...
- Liên Đoàn Trưởng Thiếu Sinh Quân của ngày 30-4-197...
- Hình xưa đường Công Lý ,Sài Gòn trước 75 .
- Đường Tự Do , từ Nhà Thờ Đức Bà tới Bến Bạch Đằng ...
- Hình xưa đường Tự Do ,Công Viên Chi Lăng Sài Gòn t...
- 40 năm nhìn lại Di Tản và Vượt Biên
- Hình Xưa Đường Hai Bà Trưng , Sài Gòn trước 75
- Phim xưa : Miền Nam VN cuối thập niên 60
- "Con dấu Bụi Trúc" của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm...
- Những ngày này vào 40 năm trước , còn nhớ được gì ...
- Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng
- Nhà Thương "Điên" Biên Hòa vài hình xưa
- Hình xưa minh họa cho bài " Chào Em, Sàigòn 40 " c...
- Hình xưa , Phố của Thủ Đô miền Nam VNCH ( bài viết...
- Cà phê Sài Gòn xưa
- Hình xưa những chiếc Xích Lô Đạp của một thời ...
- Hình xưa những gánh hàng rong bên lề đường Sài Gòn...
- Phim xưa Hà Nội trước 54
- Phim xưa Tổng Y Viện Cộng Hòa trước 75
- Hình xưa Siêu Thị Nguyễn Du Sài Gòn 1967
- Hình xưa Lưới Bộ Bãi Trước Vũng Tàu của một thời ....
- Phim Xưa xứ Huế , Tết Xưa thời Chiến ... trước 75
- Phim xưa :Chợ Hoa Tết , Nguyễn Huệ Sài Gòn 1955
- Phim & Hình xưa : Chợ Hoa Nguyễn Huệ 1969
- Phim xưa Nữ Cảnh Sát Công Lộ VNCH 1965
- Hình xưa đường Nguyễn Huệ ,Sài Gòn của một thời .....
- Phim xưa , miền Nam trước 75 như thế nào ...xem để...
- Hoàng Sa 74 ,có ai còn nhớ (một số bài post và hìn...
- Hình xưa Việt Nam Cộng Hòa & Mùa Noel cũ
- Hình xưa Ròm gom được trong những tháng vừa qua (...
- Mục Lục Hình Xưa với tài liệu và bài viết của FB V...
- “Thơ lính chiến miền Nam” của một thời .
- Thư Mục bài post hình xưa của FB Nam Ròm
- Một thời xích lô máy Sài Gòn
- Hình xưa : Sài Gòn 1965 , của Gary Mathews
- Hình xưa : Xích lô máy Sài Gòn trước 1975 ... nguồ...
- Dạo về phố xưa Sài Gòn của một thời .
- TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU ( tác giả Nguyễ...
- Hình xưa : Thủy Tổ Báo Chí Việt Nam .
- Hình xưa Saigon 1968 - Đổ nát & Tái thiết - Destru...
- Hình Vũng Tàu 1971 Phim Vũng Tàu 1972 (phim dài 30...
- Sài Gòn sống động qua hình xưa.
- Hình xưa các loại XE GẮN MÁY TẠI MIỀN NAM TRƯỚC 19...
- Sài Gòn Xưa Đón Tết Canh Dần, 1950
- Không ảnh Sài Gòn Xưa , 64 năm trước
- Phim xưa , Sài Gòn vui Xuân Kỷ Dậu 69
- Phim xưa Sài Gòn sống động thời 70 .
- Hình xưa Hàng Không Việt Nam thời Cộng Hòa
- Hình xưa Chiếc máy bay đầu tiên được ráp vào thời ...
- Phim xưa Bầu Cử vào thời Cộng Hòa ,xem để nhớ để b...
- Phim xưa Sài Gòn 71 vào ngày TT Nguyễn Văn Thiệu n...
- Hình xưa : Chuyện Về Bức Tượng TQLC -QLVNCH (Tô Vă...
- Hình xưa Nhóc Tì của một thời Sài Gòn trước 75
- Phim xưa Hãng May Quân Phục Cho Quân Đội VNCH
- Hình xưa : Tượng Đài Thánh Tổ Binh Chủng QLVNCH Tạ...
- Hình xưa Quốc Phục thời đệ nhất Cộng Hòa .
- Hình xưa VNCH : Mục lục mới vào ngày 03-07-2014
Hình ảnh hiếm thấy về Việt Nam năm 1932Hình xưa : Vài hình yêu quý trong QLVNCH .Những hình ảnh Sài Gòn 1920Hình ảnh tuyệt đẹp về trang phục lịch sử Việt NamHình xưa SAIGON 1965 by John A. HansenHình xưa SAIGON 1964 by IparkesẢnh hiếm về nhà máy thuốc phiện ở Sài Gòn xưa thờ...Hình ảnh xưa :Trường Quân Y QLVNCHHình ảnh xưa : Binh Chủng Không Quân VNCHHình ảnh xưa :Binh Chủng Pháo Binh VNCHHình ảnh xưa : Binh Chủng Hải Quân VNCHHình ảnh xưa : Binh Chủng Thiết Giáp VNCHHình ảnh xưa : Binh Chủng Quân Cảnh VNCHVideo và hình xưa :TT Ngô Đình Diệm & Việt Nam Một...Tứ hùng túc cầu quốc tế tưởng niệm thủ môn Phạm Vă...Hình ảnh khủng bố của bọn Việt+ & bị trừng phạt tạ...Hình xưa Saigon 1968 - Đổ nát & Tái thiết - Destru...Hình xưa Sài Gòn Thủ Dầu Một xưa
↧
January 30, 2018, 1:03 am
Nạn nhân chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968
******************
↧
↧
February 2, 2018, 2:21 am
Mục lục hình xưa từ tháng 8 /2016 cho tới tháng 1 /2018
Trích ra từ mục lục chính :
Mục lục về entry ,bài viết và hình ảnh xưa của một thời Việt Nam Cộng Hòa***************
- Sau Mậu Thân 1968 , Tái Thiết và Xây Dựng cho đồng...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/sau-mau-than-1968-tai-thiet-va-xay-dung.html
- Mậu Thân 1968 , tù binh việt cộng khủng bố tàn sát...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-1968-tu-binh-viet-cong-khung.html
- Mậu Thân 1968 , việt cộng đã xử dụng những loại vũ...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-1968-viet-cong-xu-dung-nhung.html
- Mậu Thân 1968 , Đô Thành Sài Gòn bị việt cộng tàn ...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-1968-o-thanh-sai-gon-bi-viet.html
- Mậu Thân 1968 , Quân Lực VNCH bảo vệ đồng bào đô t...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-1968-quan-luc-vnch-bao-ve-ong.html
- Mậu Thân 68 . Đồng bào Đô Thành Sài Gòn Tản Cư trá...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-68-ong-bao-o-thanh-sai-gon-tan.html - Mậu Thân 1968 ,Trẻ Con Sài Gòn đã như thế nào khi ...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-1968-tre-con-sai-gon-nhu-nao.html - Mậu Thân 1968 .Hình ảnh Báo Chí Xưa đăng tin
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-1968-hinh-anh-bao-chi-xua-ang.html - Trước Tết Mậu Thân vài tuần - SAIGON Jan 1968
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/truoc-tet-mau-than-vai-tuan-saigon-jan.html - Cấm Đốt Pháo sau Tết Mậu Thân 1968 .
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/cam-ot-phao-sau-tet-mau-than-1968.html - Mậu Thân 68 có Người Yêu “Trâu Điên”
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/mau-than-68-co-nguoi-yeu-trau-ien.html - Tại sao người SàiGòn lại coi Bắc 54 là một phần củ...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/tai-sao-nguoi-saigon-lai-coi-bac-54-la.html - Tại sao cứ hể tới mùa Tết Ta là lại nhớ Huế , Mậu ...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/tai-sao-cu-he-toi-mua-tet-ta-la-lai-nho.html - Thương xá Tax đã có từ năm nào? (hình ảnh tài liệu...
http://namrom64.blogspot.de/2018/01/thuong-xa-tax-co-tu-nam-nao-hinh-anh.html - Hình xưa chụp gần , nhìn thấy sống động
http://namrom64.blogspot.de/2017/12/hinh-xua-chup-gan-nhin-thay-song-ong.html - Lễ Kỷ Niệm 10 năm Ngày VN Chia Đôi Đất Nước
http://namrom64.blogspot.de/2017/12/le-ky-niem-10-nam-ngay-vn-chia-oi-at.html - NGHĨA QUÂN , những chiến binh âm thầm giữ vững hậu...
http://namrom64.blogspot.de/2017/11/nghia-quan-nhung-chien-binh-am-tham-giu.html - Sài-gòn xưa một góc đường .
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/sai-gon-xua-mot-goc-uong.html - DZÓN có nghĩa là gì trông câu "bắc kỳ dzón"
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/dzon-co-nghia-la-gi-trong-cau-bac-ky.html - Những hình ảnh bình dân của Sài gòn hồi xưa trươc ...
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/nhung-hinh-anh-binh-dan-cua-sai-gon-hoi.html - Phim xưa Một thoáng Sài-Gòn hồi 1963 .
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/phim-xua-mot-thoang-sai-gon-hoi-1963.html - Sài-gòn 1963 một đoạn clip "câm" hồi xưa
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/sai-gon-1963-mot-oan-clip-cam-hoi-xua.html - Phim xưa Vĩnh Long trước 1975.... nhớ thời Tiểu Họ...
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/phim-xua-vinh-long-truoc-1975-nho-thoi.html - Hình xưa Gia Tài Của Mẹ và Tài Sản Của Cha không t...
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/hinh-xua-gia-tai-cua-me-va-tai-san-cua.html - Hình xưa Tượng Đài Cảnh Sát Quốc Gia VNCH - Ngã 6...
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/hinh-xua-tuong-ai-canh-sat-quoc-gia.html - Hình xưa Tượng Ngàn Năm Thao Diễn Nghỉ.
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/hinh-xua-tuong-ngan-nam-thao-dien-nghi.html - Trở về Lăng Ông hồi xưa 1955 xem tóc ba chỏm
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/tro-ve-lang-ong-hoi-xua-1955-xem-toc-ba.html - Hình xưa minh họa cho Việc đặt tên đường phố Sàigò...
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/hinh-xua-minh-hoa-cho-viec-at-ten-uong.html - Phim Xưa : Phạm Duy 1966 hát nhạc Phản Chiến
http://namrom64.blogspot.de/2017/09/phim-xua-pham-duy-1966-hat-nhac-phan.html - Dạo phố Đô Thành Sài Gòn với hình xưa trước 75
http://namrom64.blogspot.de/2017/06/dao-pho-o-thanh-sai-gon-voi-hinh-xua.html - Bản đồ xưa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biển Nam...
http://namrom64.blogspot.de/2017/06/ban-o-xua-quan-ao-hoang-sa-va-truong-sa.html - Clip xưa chợ Trương Minh Giảng .Sài Gòn 1971
http://namrom64.blogspot.de/2017/06/clip-xua-cho-truong-minh-giang-sai-gon.html - Bộ sưu tập hình ảnh về VN "In Memories of Pre-1975...
http://namrom64.blogspot.de/2017/06/bo-suu-tap-hinh-anh-ve-vn-in-memories.html - Hình xưa Tân Sơn Nhứt Phi Cảng của Đô Thành Sài Gò...
http://namrom64.blogspot.de/2017/06/hinh-xua-tan-son-nhut-phi-cang-cua-o.html - Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết...
http://namrom64.blogspot.de/2017/06/hinh-xua-hoa-xa-viet-nam-cong-hoa-va_17.html - Vũng Tàu xưa ,Chùa Tịnh Độ khóm Xóm Mới và những t...
http://namrom64.blogspot.de/2017/05/vung-tau-xua-chua-tinh-o-khom-xom-moi.html - Thư viết tay của "cựu" Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu...
http://namrom64.blogspot.de/2017/04/thu-viet-tay-cua-cuu-tong-thong-nguyen.html - Mũi Cà Mau còn đó , Ải Nam Quan đâu rồi ,Tìm hoài ...
http://namrom64.blogspot.de/2017/04/mui-ca-mau-con-o-ai-nam-quan-au-roi-tim.html - Tượng Đài tại Sài Gòn Xưa hồi trước 75
http://namrom64.blogspot.de/2017/04/tuong-ai-tai-sai-gon-xua-hoi-truoc-75.html - Nhóc tì xưa vào một thời trước 75
http://namrom64.blogspot.de/2017/04/nhoc-ti-xua-vao-mot-thoi-truoc-75.html
- Nụ cười xưa , những nụ cười vào một thời trước 75
http://namrom64.blogspot.de/2017/04/nu-cuoi-xua-nhung-nu-cuoi-vao-mot-thoi.html - Hình xưa Sinh Viên Y Khoa VNCH và lời thề Hippocra...
http://namrom64.blogspot.de/2016/08/hinh-xua-sinh-vien-y-khoa-vnch-va-loi.html - Xe kéo thời Pháp tới xe Lam thời Cộng Hòa
http://namrom64.blogspot.de/2016/08/xe-keo-thoi-phap-toi-xe-lam-thoi-cong.html - Trẻ em bụi đời trước 75 nói Tiếng Bồi
http://namrom64.blogspot.de/2016/08/tre-em-bui-oi-truoc-75-noi-tieng-boi.html
↧
February 3, 2018, 9:21 am
Hồi Ức Một Đời Người(tháng 8/2016 tới 2/2018) -
Trích ra từ Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính
↧
February 24, 2018, 12:39 am
1968 - hình ảnh sinh viên Đại Học Huế thương tiếc tiễn đưa cố giáo sư người Đức bị việt cộng tàn sát .****"Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị..." Trích “Cái chết của Bác Sĩ Krainick” của Elje Vannema.
Gia đình của các Bác Sĩ đã hy vọng tới giây phút cuối .Dr. Discher chỉ muốn một lần ghé nhanh tới với sinh viên Huế .....Theo tin tức của Stuttgarter ngày 4 tháng 4 -1968 .
Tình cờ đọc được bài Đi nhận xác Thầy - Tác giả: BS. Tôn Thất Sang do anh Loc Pham post . Ròm tìm thêm được vài hình xưa từ trang web của Y Khoa Huế Hải Ngoại đem về đây cho các bạn cùng xem để biết .*****THÀNH KÍNH GHI ƠN----Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại luôn nghiêng mình THÀNH KÍNH GHI ƠN các GS, BS người Đức:Giáo sư Horst-Guenter Krainick và phu nhân, bà Elizabetha Krainick- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg 1951- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế...Giáo sư Raymund Disher- Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế- Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa HuếBác sĩ Alois Altekoester- Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương- Bác Sĩ thường trú khu Truyền NhiểmLà những vị đã đóng góp công lao và tâm trí rất nhiều vào việc khai sáng Đại Học Y Khoa Huế.Là những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi.Và cũng chính là những vị đã bỏ mình nơi quê người (bị thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân 1968) vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại. Nguồn : http://www.ykhoahuehaingoai.com/m_trian_quaco.html ..************************Đi nhận xác Thầy - Tác giả: BS. Tôn Thất Sang theo nguồn FB Loc Pham https://www.facebook.com/tu.thang.3/posts/1582889278469851
Lễ cầu nguyện trong một nhà thờ nhỏ, nằm trong bệnh viện Grall, Sài Gòn.
GS Bùi Duy Tâm và GS Phùng Hữu Chí hướng dẫn sinh viên Y Khoa Huế trong buổi lễ tiễn đưa linh cửu qúy Thầy GS, BS người Đức về nước. Hình chụp ở Sài Gòn hôm 13 tháng 4 năm 1968, bên cạnh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn..
Bốn quan tài chờ lên phi cơ: "Trên cánh chim người quy cố hương."
Lễ chuyển quan tài các cố GS, BS người Đức vào Sài Gòn. Hình chụp ở Viện Đại Học Huế, tháng 4 năm 1968.
Gíá phải trả cho lòng bác ái, nhân đạo để phục vụ, và dạy dỗ, đào tạo những người thầy thuốc cho một đất nước Việt Nam còn nghèo nàn, chiến tranh là bốn quan tài như thế này sao?
Sinh viên Y Khoa Huế chung sức đưa quan tài qúy thầy - các cố GS, BS người Đức - lên xe về phi trường Phú Bài.
*************************
Đi nhận xác Thầy - Tác giả: BS. Tôn Thất Sang ----1. Giáo Sư Günther Krainick và Phu Nhân:-Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943-Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg 1951-Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954-Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế…2. Giáo Sư Raymund Discher:-Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế-Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế3. Bác Sĩ Alterkoster:-Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương-Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiểm…Là những vị đã đóng góp công lao và tâm trí rất nhiều vào việc khai sáng Đại Học Y Khoa Huế…Những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi.Những vị đã bỏ mình nơi quê người vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại (Tết Mậu Thân 1968).***Giáo Sư – BS. Günther Krainick và Phu NhânLần giở những trang trân trọng đầu tiên của cuốn luận án Y Khoa; nhìn tên, tước vị của các Giáo Sư người Đức, bỗng nhiên tôi thấy lòng bồi hồi dâng lên niềm đau xót vô vàn với những tiếc nuối khôn nguôi. Những thương yêu, kính mến, với biết bao kỷ niệm và lòng tri ân với các vị; đã vì thiện tâm, chấp nhận hy sinh, xa gia đình, xa bạn bè, xa tổ quốc thân yêu, để đem sở học và nguyện ước của mình, đi truyền rao để khai hóa tận một xứ sở kém mở mang, xa xôi hẻo lánh, đầy dẫy hiểm nguy, ở tận bên kia bờ Đại Dương. Ước nguyện của quí vị thật dễ thương và hiền hòa là làm sao tạo dựng những bác sĩ Y Khoa tài năng, để đem sở học phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, phục vụ Y đạo ở ngay xứ sở họ.Thế nhưng, những hy sinh cao quí, từ những con người nhân ái đó, đã bị trả một giá quá đắt – bằng chính mạng sống của họ – bởi một chính quyền gọi là phát xuất từ nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân “chính quyền Cộng Sản”; đã lạnh lùng ra lệnh thủ tiêu họ, không chút tiếc thương, trong biến động do chúng gây ra, cái gọi là “Mặt trận Toàn dân nổi dậy tổng công kích”vào cố đô Huế; trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân!?Hạ tuần tháng 4, năm 1968.Khoảng gần hai tháng, sau Tết Mậu Thân, cố đô Huế đã được quân lực VNCH tái chiếm (25 tháng 2 – 1968 dựng lại cờ tại kỳ đài chính của cố đô Huế; VC khai hỏa trong đêm Giao Thừa 29-1-68)Huế, sau những ngày bị bọn quỉ đỏ tràn ngập, đã nhuộm máu đào và nước mắt!Không có phường nào, xã nào, không có xóm nào, không có gia đình nào, là không có người thân ngã gục, cha xa con, vợ mất chồng hoặc bằng viên đạn, hoặc bằng con dao, hoặc bằng cán cuốc…Có hàng loạt ngưòi bị chôn sống, sau khi bị cột thành từng “xâu người”, nối kết lại bằng dây dừa, dây điện thoại…-Nào Phú Thứ oán khí ngất trời, với tiếng khóc và màu tang phủ trắng cánh đồng!-Nào chùa Áo Vàng (Tăng Quang Tự), nào lăng Tự Đức.-Nào Trung Học Gia Hội, với hầm chôn tập thể, nơi mà trường học biến thành lò sát sinh, nơi mà bọn “phản sư diệt tổ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân…và Lê Văn Hảo (Chủ Tịch Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình tại Huế), đã triệt để vâng lời bác Hồ dạy: “Trăm năm trồng người” để chôn sống hàng loạt con người bằng xương bằng thịt với nỗi đau kinh khiếp, rợn người mà oán khí chất ngất của họ chắc sẽ đời đời theo níu chân bác và gia đình mà đòi nợ xương máu!..-Nào Khe Đá Mài, Bãi Dâu, Tây Lộc…, mà mỗi địa danh là một âm vang của loài quỉ đỏ!!Trong cái cảnh hỗn mang ấy, tôi đi giữa kinh thành Huế tang thương, đổ vỡ, lạc lõng, bơ vơ, không định hướng như bị mộng du. Tôi đi mà lòng ngậm ngùi thương tiếc như lạc mất người yêu xưa! Tôi đi, nhìn, nghe, phân vân, bồng bềnh như trong cơn ác mộng!Bỗng tôi hoảng hồn vì tiếng Vespa rít lên bên cạnh, đồng thời với cái vỗ vai làm tôi giật bắn người:-Đã biết tin gì chưa?Tôi định thần nhìn lại, thì ra Đặng Ngọc Hồ, tôi hỏi.-Tin gì mà có vẻ gấp rút thế?-Tìm thấy xác của các thầy Krainick, Discher, Alterkoster và cả xác bà Krainick nữa!-Trời ơi, có chắc không, ở đâu?-Nghe đâu gần chuà Tường Vân, phía trên giốc Nam Giao. Rồi Hồ nói luôn:-Ban đầu dân họ tưởng Mỹ, họ báo với tiểu khu. Tiểu khu liên lạc với Lãnh sự Mỹ, thì biết Mỹ tuy có thiệt hại khá nhiều, nhưng không có mất tích. Sau liên lạc với viện Đại Học mình và với Lãnh Sự Quán Tây Đức thì biết Đức bị mất tích 4 công dân: 3 nam và 1 nữ. Bây giờ thì trùng khớp.Tôi chưa kịp đình thần, thì trong tiếng còi inh ỏi, đã trông thấy Bùi Hữu Út xuất hiện như một cơn lốc trên chiếc xe gắn máy, lạng và thắng nhanh như chớp! Tôi và Hồ vừa vội vàng nhảy tránh cú lạng vừa nói cho Út biết…Đằng xa lại thấy Lê Đình Thiềng, chở Nguyễn Quang trờ tới…Bọn tôi, vội vàng làm cuộc họp “bỏ túi” trên lề đường Trần Hưng Đạo, gần chi Thông Tin ở chân múi cầu Trường Tiền, bay giờ đã gãy một nhịp – vết ô nhục do đoàn cán binh Bắc Việt để lại, khắc một vết nhơ sâu đậm trong lòng người dân xứ Huế.Khi đó vào khoảng mười giờ sáng, cái lạnh của những ngày đầu Xuân len lén như dao cắt vào da thịt, lại thêm cái nắng quái của ngày Xuân, sao hôm nay lại khác thường, nó nhợt nhạt, vàng vàng, tai tái như da của một xác chết. Nó như bàn bạc mùi tử khí của một thành phố đang ung mủ, đã có lắm người chết oan khiên uất hận; chúng tôi chợt nghĩ đến các thầy và thương quá là thương.Tôi đề nghị anh Hồ qua tiểu khu hỏi lại tình hình an ninh vùng đó đã ổn chưa; Còn chúng tôi, lên xe, chở nhau, nhắm vùng Nam Giao trực chỉ.Một hồi sau, Tiểu Khu cho một tiểu đội, trên chiếc xe Dodge, với vũ khí đầy đủ đi mở đường, nhắm hướng vùng chùa Tường Vân. Anh Thiếu úy bảo bọn tôi ngồi chờ ở ngã ba đường Nam Giao, ngả rẽ vào chùa Tường Vân để chờ họ báo tin. Khoảng nửa giờ sau, viên sĩ quan trở lại bảo tình hình an ninh an toàn, ụ không có mìn bẫy và hiện tiểu đội ông vẫn bám sát địa hình.Đột nhiên ông buồn bã, ngậm ngùi nói:-Quân tôi, cùng một số dân trong xóm, đang đào đất, thấy nhô lên bốn đầu tóc, trong đó có một đầu tóc màu bạch kim, thật tội nghiệp quá!Bọn tôi nhìn nhau thở dài:-Chắc là thầy Discher rồi!Mái tóc màu bạch kim, hơi dợn sóng của người thầy tài ba thường mến học trò, xem học trò như con, không ngừng ám ảnh tâm hồn chúng tôi đến xót xa.Bọn tôi cám ơn viên Sĩ Quan và tất cả lên xe, nhắm hướng chùa Tường Vân trực chỉ.Chùa Tường Vân nằm về hướng tây nam núi Ngự Bình (hướng Nam Giao, từ phố đi lên), đi quá chùa Sư Nữ một quảng xa thì rẽ phải, con đường mòn đất đỏ, thoai thoải dốc với nhiều ổ gà và nhiều bụi rậm.Ngôi chùa với mái rêu phong, cổ kính, chung quanh sân rộng là những ngọn trúc la đà. Ở giữa là nọn giả sơn Ngư Tiều Canh Độc. Xa xa, về phía dưới ruộng là hàng tre bao phủ, xanh ngắt một màu, xen kẽ mấy cây lồ ô, thân vàng có sọc xanh, dịu dàng lay động trước gió. Cảnh chùa tuy đẹp, nhưng bọn tôi không còn lòng dạ nào thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ! Vừa xuống xe tại sân chùa, đã nghe tiếng cuốc xẻng và thấy vài người dân địa phưong tụm năm túm ba, cùng một vài anh em quân nhân đang xúm xít đào bới tận bờ hào tre, cách sân chùa khoảng 200 mét. Bọn tôi vội vàng chạy lại:-Tội quá các anh ôi, 3 ông, 1 bà. Tất cả đều bị bắn giống nhau. Tụi VC thật quá dã man, côn đồ! tiếng một quân nhân phát biểu.Tôi vội vàng nhìn theo tay anh chỉ, thấy ba quân nhân đang cùng một vài người dân, tay cuốc, tay xẻng, nhẹ nhàng xúc đất và cát lên từ một chiếc hầm đào vội; bề dài khoảng 3.0m, bề ngang khoảng 1.0m và bề cao khoảng 1.0m, vừa đủ cho thế quì thẳng đứng của một người ngoại quốc! Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 người ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng dây điện thoại truyền tin. Nhìn mặt họ đều bị biến đổi. Thái dương trái là lỗ đạn vào, thái dương phải là lỗ đạn ra, nên bị phá ra toang hoác; mắt lồi hẳn ra ngoài! Đường đi ngọt xớt của viên đạn do chính kẻ luôn luôn rêu rao lấy lượng khoan hồng và nhân đạo làm nền tảng để xử thế, đã làm méo mó, biến dạng những khuôn mặt hiền hoà của các vị thầy chúng ta.Các Thầy đã “được giải phóng” bởi cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Bắc Bộ Phủ!! Chúng đã đang tâm đi “giải phóng” những con người chỉ biết đem tình thương và lòng nhân ái ra cứu chữa cho mọi người bệnh tật, nghèo đói..Sau đó, chúng tôi cùng nhau, người một tay phụ giúp anh em chuyển xác quí thầy lên xe của tiểu khu và đưa vào nhà xác của Bệnh Viện Trung Ương Huế.Cả thành phố Huế xôn xao, cả bệnh viện xôn xao! Nhiều ngưòi đã khóc nức nở. Có nhiều tiếng khóc thầm lặng ở khu nội thương, phòng cấp cứu, khu truyền nhiễm, khu nhi đồng…..– Ôi, còn đâu nữa vị Bác Sĩ trưởng đoàn, luống tuổi, hồn nhiên, thương yêu sinh viên, đã luôn luôn tận tụy trong bài giảng, trong lâm sàng, suốt đêm ngày khám bệnh ở khu Nhi Đồng. Thân mật với sinh viên, vui đùa, xem như con; chúng tôi thường gọi ông là Bon Papa.Có lần, trong khi chuông reo, chờ giáo sư đổi giờ vào giảng, chúng tôi thường nghịch ngợm “câu giờ”; mặc dầu chuông reo, nhưng chưa chịu vào lớp. Tôi cùng Lê văn Mộ, Trần Xuân Thắng, Hoàng Thế Định…đứng cheo leo trên mép thành cửa sổ lầu hai, nói chuyện phiếm. Ông đi lại nhắc nhở:– C’est l’heure! (Tới giờ rồi đó!)Chúng tôi giả bộ không nghe, ông vội trờ tới, nheo mắt, lo lắng mỉm cười nói:– N’avez vous pas peur de tomber du ciel? (Các em (con) không sợ té à ?)Tôi làm bộ sắp rơi từ cửa sổ đáp:– Si, mais je veux voler dans le ciel plein de beaux nuages, mon bon papa. (Có chứ, nhưng em (con) muốn bay cao trong bầu trời với những đám mây xanh, thưa ba.)Ông vội vàng chạy lại, hai tay nhẹ nhàng nhấc bổng tôi lên, đặt xuống sàn nhà, hào hển nói:– Oh, Il faut faire attention, mon pauvre enfant! (Thế à, hãy cẩn thận nhé, tội nghiệp con tôi !)Bọn chúng tôi cười sảng khoái vì câu được giờ, ù chạy vào phòng học. Bon Papa mệt nhọc theo sau!Còn đâu những kỷ niệm êm đềm bên người Thầy yêu quí, ngưới đã đem hết cuộc đời tận tuỵ để phụng sự khoa học. Lẽ ra Thầy phải về nước dưỡng bệnh một thời gian, sau khi bị cơn bệnh “Japanese Encephalitis” vật vã một thời, tưởng như gần “đi đứt”. Tuy nhien ông đã ở lại vào dịp Tết Mậu Thân nghiệt ngã và bọn quỉ đỏ đã bắt Thầy cùng vị phu nhân can đảm, yêu thương chồng, xin được đi theo để chăm sóc chồng cho đến ngày cuối cuộc đời thì Bà cũng bị xử bắn luôn!Xin vĩnh biệt thầy cùng phu nhân.Nguyện cầu Thầy cùng phu nhân thanh bình trong cõi vĩnh hằng, ở nơi không còn hận thù, ở nơi mà bọn quỉ đỏ phải lánh xa.***-Ôi, còn đâu nữa, Bác Sĩ Raymund Discher – người BS trẻ tuổi, điềm đạm và trầm tĩnh, vui tính và nhân hậu nhưng nghiêm khắc, ngày đêm ở khu truyền nhiễm, với tương lai đang rực sáng. Nhớ lại những “Family Party” thầy và cô thỉnh thoảng mở ra, mời sinh viên một vài lớp đến dự trong căn apartment nhỏ ấm cúng, bên bờ sông Bến Ngự. Thầy và cô hạnh phúc bên nhau như đôi vợ chồng mới cưới, thức ăn nhẹ, rượu chát đỏ, vừa chuyện trò với đám sinh viên và nghe những tấu khúc bất hủ của Mozart trong không gian của buổi chiều đang tắt nắng, chỉ còn lại ánh đèn vàng của gian phòng ấm cúng.. Hạnh phúc của thầy cô bình yên và miên viễn đến chừng nào.Tuy nhiên định mệnh năm Mậu Thân đã khắc nghiệt cướp đi mạng sống của người chồng tài hoa. Thầy vừa mới đưa vợ về nước, và đáng lẽ thầy còn được nghỉ, mọi người đều khuyên nên ở lại, nói tình hình ngoài Huế không an ninh, nhưng thầy lại tìm đủ mọi cách ra Huế để giảng dạy sinh viên cho kịp thời khoá biểu riêng mà thầy đã lập sẵn!Bọn quỉ đỏ đã nhẫn tâm hành quyết thầy bằng viên đạn xuyên thái dương đầy thù hận!Nguyện cầu linh hồn Bác Sĩ Raymund Discher sẽ mãi mãi bình yên ở chốn vĩnh hằng.***– Ôi, còn đâu nữa Bác Sĩ Alterkoster, ngưòi Bác Sỉ trẻ tuổi, đẹp trai, tận tâm ở khu truyền nhiễm. Alterkoster với bộ râu quai nón đầy vẻ giang hồ của một tay hải tặc khí phách “Le Viking”, đôi mắt xanh biếc ánh lên nét thông minh và nhân từ; nhìn chung rất lôi cuốn và nhất định phải là một “good guy”. Alterkoster rất thân mật và hoà đồng với sinh viên, ông thường rủ sinh viên lên Kim Long, Thiên Mụ ăn chè, ăn bánh bèo ..Tướng ông rất tốt, xem qua không thể chết yểu được, ngờ đâu lại bại dưới tay “sát thủ” của đảng và bác!Nguyện cầu BS. Alterkoster sẽ mãi mãi ở nơi chốn Thiên Đàng.Tối hôm đó, chúng tôi, hầu như tất cả các sinh viên Y khoa còn tại Huế, đều tề tựu đến bệnh viện trung ương. Từ Đại Học Xá Nam Giao, trung tâm Xavier, trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Cán Sự Y Tế… các bạn ở mọi nơi trong thành phố, lần lượt biết tin, tập trung tại phòng trực bệnh viện để phân chia công việc và trực xác quí thầy, đang tạm quàn tại nhà xác bệnh viện.Mờ sáng hôm sau, quan tài quí thầy được đưa lên quàn tại Toà Viện Trưởng Viện Đại Học Huế.Sinh viên Y khoa chúng tôi, quần sẫm, áo chemise trắng dài tay, cravate đen; nghiêm trang vòng tay đứng thành hai hàng, trực bên quan tài quí thầy. Những tràng hoa phúng điếu rải rác của các Toà Lãnh Sự, các Trường, các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các Phân Khoa bạn…Không khí lắng đọng, cảm xúc và trang nghiêm. Mắt mọi ngưòi đều rưng rưng, tiếng máy quay phim đều đều, âm thanh trầm buồn như lời nguyện cầu. Đột nhiên, có tiếng thổn thức ở phía cửa chính, mọi ngưòi xôn xao nhìn ra; nhiều ống kính hướng theo, ánh sáng máy ảnh lập loè: Một thiếu nữ, trong bộ đồ đen tuyền, khăn tang trắng bịt ngang đầu, nức nở lảo đảo tiến vào; hai tay ôm chặt vòng hoa tím – Couronne Mortuaire – kết cườm đen có đính dải băng màu tím với giòng chữ trắng “To You With All My Sacred And Humble Love” Đức Tổng Giám Mục lặng lẽ nhìn, nét mặt ngài dịu đi. Mọi người xúc động bàng hoàng cùng với nhiều tiếng nức nở. Ai đây? Ngưòi thiếu nữ nhẹ đặt vòng hoa trước linh cữu của BS. Alterkoster rồi phủ phục xuống, ôm quan tài khóc nức nở!Mắt tôi mờ đi, cảm xúc đến lặng người; nhìn người thiếu nữ, không còn trẻ lắm, với nét thùy mị, đoan trang và kín đáo, kín đáo như trong tình yêu thiêng liêng của chị, thắm thiết và buồn như màu tím của vành Couronne mortuaire. Những giọt nước mắt xót thương chị đang gởi cho người mình yêu vừa ngã gục trên mảnh đất của quê hương này. Máu đào của anh, vô tình đã tô thắm lên quê hương Việt Nam mến yêu của chị!Tình yêu của hai người kín đáo và thầm lặng như giòng sông xứ Huế, rất ít người được biết.Ở đây, tôi xin phép chị Thảo – vâng, người ấy chính là chị – cho tôi viết ra điều; phải chăng đó là những kỷ niệm cao quí nhất và thiêng liêng nhất của cả cuộc đời chị; mà tôi tin rằng, nếu mọi người biết đến, cũng sẽ làm tâm hồn họ thăng hoa, bâng khuâng và xúc động, như khi họ khám phá ra một khu vườn hoa đầy hương sắc, kỳ bí, mong manh, dễ vỡ. Họ sẽ ngạc nhiên thích thú và trân trọng giữ gìn…(Chị là chuyên viên phòng thí nghiệm trường Y, nhưng chị thường lên thư viện để tìm sách đọc nghiên cứu, và trò chuyện cùng chị Hương nên nhiều người cứ tưởng chị là quản thủ thư viện – là chị Hường).Sáng hôm sau, hai chiếc máy bay màu trắng bạc “Air America” đưa bốn quan tài vào phi trường Tân Sơn Nhất. Ở đó, ngoài phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, còn có phái đoàn của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án bọn quỉ đỏ đã ra tay thảm sát những người làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học, phụng sự nhân loại.Bia tưởng niệm các GS, BS Krainick, Raymund Disher và ALois Altekoester như trong hình đã bị đập và vất xuống hồ rau muống nằm giữa trường Y Khoa Huế và trường Cán sự Điều dưỡng sau ngày đất nước thống nhất. “Qúy Thầy đã bị chôn hai lần (1968 và 1975), nhưng mãi mãi tập thể Y Khoa Huế không bao giờ quên ơn của qúy Thầy đã góp công xây dựng trường, đào tạo những Bác Sĩ tài năng và đã hy sinh đời mình cho lý tưởng phụng sự Y đạo ngay trên quê hương chúng tôi.”(**) Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị…Một biểu ngữ ghi “Đại Học Huế không quên các giáo sư người Đức”. Trước khi linh cữu được đưa lên máy bay, nghi lễ tiễn biệt diễn ra thật cảm động. Ông Trân, thứ trưởng bộ giáo dục và kỹ thuật phát biểu: “Bao nhiêu năm, tôi đã từng tham dự nhiều buổi lễ ghi nhớ các anh hùng hy sinh cho tổ quốc, nhưng chưa bao giờ cảm động như hôm nay, khi tiễn biệt những người Bác Sĩ dân sự này đã chết cho lý tưởng cao cả vì tha nhân và nhân loại. “(**) Trích “Cái chết của Bác Sĩ Krainick” của Elje Vannema, trang 98 – 99 (Cuốn Thảm sát Mậu Thân ở Huế)Máy bay rời phi đạo, cất cánh lên cao dần và mất hút, mọi người vẫy tay tiễn biệt lần cuối, ánh mắt đỏ hoe, mờ lệ…Vĩnh biệt từ nay bóng dáng thầyTình sư nghĩa phụ sáng trời mâyThương người viễn xứ thân tan nátLưu lại danh thơm với tháng ngày!
Tôn Thất SangCali, ngày 22 tháng 3 năm 1991
↧